Nâng cao kỹ năng thương lượng trong kinh doanh | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Nâng cao kỹ năng thương lượng trong kinh doanh

      Nâng cao kỹ năng thương lượng trong kinh doanh

      Cập nhật lúc 20/08/2020 10:26
      Kỹ năng thương lượng trong kinh doanh góp phần quan trọng vào sự thành công trong các giao dịch của bạn với khách hàng. Vậy làm sao để hoàn thiện kỹ năng này?

      Kỹ năng thương lượng trong kinh doanh có thể sẽ tác động tới thu nhập, các mối quan hệ thậm chí là sự thành bại của một công ty, doanh nghiệp. Mặc dù không được đào tạo một cách bài bản trên trường lớp nhưng bạn có thể trau dồi kỹ năng này trong cuộc sống, công việc.

      Bảng xếp hạng
      Trung tâm đào tạo kỹ năng phát triển bản thân

      Chuẩn bị trước mọi thứ

      Những thông tin được chuẩn bị trước khi tiến hành thương lượng sẽ quyết định đến sự thành công trong một cuộc đàm phán thương lượng. Do vậy, trước khi "ra trận", bạn hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng, tham khảo những nguồn thông tin đáng tin cậy về đối tác vì "biết người biết ta trăm trận trăm thắng”.

      Bạn có thể chú ý đến các yếu tố tố khả năng, mục đích của đối tác, ai là người sẽ trực tiếp thương lượng… Tìm hiểu khả năng của đối tác có thể là các vấn đề tài chính, trang bị cơ sở vật chất, năng lực sản xuất – kinh doanh… Khi đã hiểu rõ về đối tác, bạn có thể phân tích mục đích, lợi ích của cuộc thương lượng này đối với họ.

      Một số vấn đề cần lưu ý:

      • Mức độ am hiểu vấn đề sắp được đưa ra thương lượng như thế nào?
      • Trong cuộc thương lượng, bạn là chủ hay khách, ai là người đưa ra quyết định?
      • Đánh giá lại tiềm lực của bản thân về tài chính, mối quan hệ và so sánh với đối tác ai có ưu thế hơn?
      • Xem xét lại đội ngũ đàm phán của bên mình, họ là những ai, năng lực như thế nào?
      • Xây dựng trước kịch bản thương lượng tổng quát với những điểm quan trọng như sau:

        • Nên đưa ra câu hỏi mở đầu như thế nào?
        • Những câu hỏi đối tác có thể đặt ra và câu trả lời dự kiến
        • Bạn đã chuẩn bị đủ thông tin để trả lời chưa

      Nếu cuộc thương lượng theo nhóm, bạn nên phân chia vai trò của mỗi người như ai sẽ người dẫn dắt, ai đặt câu hỏi, kiểm tra cơ sở lập luận, trả lời câu hỏi đối tác, ai sẽ đóng vai trò giảm sự căng thẳng…

      Chuẩn bị trước là bước đệm quan trọng để cuộc thương lượng của bạn thành công (Nguồn: kyna)
      Chuẩn bị trước là bước đệm quan trọng để cuộc thương lượng của bạn thành công (Nguồn: kyna)

      Để có thể linh hoạt trong thương lượng, bạn cũng nên đề ra nhiều mục tiêu thay vì chỉ xác định một nội dung duy nhất.

      • Mục tiêu chính: Nội dung bạn thật sự hướng tới.
      • Mục tiêu tối đa: Kết quả thương lượng tốt nhất có thể đạt được.
      • Mục tiêu tối thiểu: Kết quả thấp nhất có thể chấp nhận.

      Nếu gặp khó khăn trong việc thương lượng mục tiêu tối đa thì bạn có thể chủ động chuyển sang thỏa thuận với bên kia về mục tiêu tối thiểu.

      Chuẩn bị chiến thuật thương lượng

      Theo cuốn sách Cẩm nang quản lý hiệu quả – Kỹ năng thương lượng của Tim Hindle, tác giả đã tổng hợp những ý kiến từ các chuyên gia và đút kết được một số chiến thuật thương lượng như sau:

      • Chiến thuật cứng rắn: Bạn có thể sử dụng khi có sẵn một ưu thế lớn để đạt được lợi nhuận tối đa. Nhược điểm của cách này là dễ đi đến thất bại triệt để.
      • Chiến thuật công kích: Nhà thương lượng thường dùng cách này để buộc đối tác phải nhượng bộ. Mặc dù có thể đạt được mục đích nhưng bạn thường không giữ được mối quan hệ tốt với đối tác.
      • Chiến thuật dùng số đông để thắng: Khi cuộc thương lượng có nhiều nhà thương thuyết, bạn có thể tìm cách nhận được sự trợ giúp từ số đông để đạt được thỏa thuận.
      • Chiến thuật phòng ngự: Đây là cách để bạn tránh sự tấn công của đối tác để có thể tìm ra lý lẽ và cơ hội để phản công.

      Trước mỗi cuộc thương lượng, bạn cần chuẩn bị cho mình nhiều chiến thuật mang tính linh hoạt để có thể điều chỉnh mục tiêu trong mọi tình huống.

      Vạch sẵn chiến thuật sẽ giúp ứng phó được với các tình huống bát ngờ trong khi thương lượng (Nguồn: docplayer)
      Vạch sẵn chiến thuật sẽ giúp ứng phó được với các tình huống bất ngờ trong khi thương lượng (Nguồn: docplayer)

      Kiên định và bền bỉ

      Không phải cuộc thương lượng nào cũng đi theo hướng có lợi. Vì vậy, bạn cần phải tỏ ra mạnh mẽ và kiên định trong mọi tình huống. Để giữ vững được tình thần đó, bạn có thể tham khảo những cách sau:

      • Đừng nói quá nhiều, bạn chỉ cần trình bày quan điểm của mình một cách ngắn gọn và súc tích. Càng nói ít, bạn sẽ có nhiều thời gian để lắng nghe và tìm hiểu đối tác.
      • Chỉ nhượng bộ trong trường hợp hi hữu. Nếu bạn phải nhượng bộ, hãy nhượng bộ một chút thôi và đòi hỏi đối tác thêm một điều gì đó.
      • Luôn tập trung: Chiến thắng sẽ đến với những ai “gan lì” hơn, khả năng tập trung sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội để thành công trong thương lượng.

      Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nâng cao kỹ năng thương lượng trong kinh doanh. Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin bổ ích.

      Thường Lạc (Tổng hợp)

      Nguồn ảnh cover: cafef


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Điểm danh các lớp kỹ năng đàm phán thương lượng tại Hà Nội

      10/08/2020

      Tham gia các lớp kỹ năng đàm phán thương lượng là một cách để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      3 khóa học kỹ năng đàm phán thương lượng giúp bạn sớm trở thành chuyên gia

      18/08/2020

      Đàm phán là một kỹ năng quan trọng trong kinh doanh quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...