Khoa học máy tính và Kỹ thuật phần mềm là hai trong số 5 ngành nghề chính được đào tạo tại khoa Công nghệ thông tin của các trường đại học, cao đẳng. Những thông tin về chương trình học và cơ hội nghề nghiệp của hai ngành trên sẽ được tổng hợp trong bài viết sau. Từ đó, bạn sẽ biết nên học ngành gì trong Công nghệ thông tin.
* Bạn muốn học ngành Khoa học – Kỹ thuật phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường đại học đào tạo ngành Khoa học – Kỹ thuật tốt nhất Việt Nam!
Khoa học máy tính có gì khác so với Kỹ thuật phần mềm?
Mặc dù cùng chung một đối tượng nghiên cứu là máy tính, nhưng hai ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật phần mềm vẫn có nhiều điểm khác biệt. Mỗi ngành tập trung vào một khía cạnh cụ thể.
-
Khoa học máy tính (Computer Science)
Đối với ngành Khoa học máy tính, chương trình giảng dạy bao gồm kiến thức về cách sử dụng thuật toán, phần mềm, hệ thống quản lý và tập lệnh từ quan điểm lý thuyết và toán học. Các sinh viên theo chuyên ngành Khoa học máy tính sẽ được tiếp cận ngôn ngữ lập trình, cách thiết kế, phát triển phần mềm… Ngoài ra, những kiến thức về Khoa học máy tính cũng được trang bị như một nền tảng để sinh viên có thể theo học các ngành khác trong Công nghệ thông tin.
Những kỹ sư trong ngành sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu về cách máy tính hoạt động bằng toán học và thuật toán. Từ đó, họ có thể tạo ra các chương trình hay hệ điều hành để giao nhiệm vụ cho máy thực hiện.
Những bạn có niềm đam mê với toán hoặc quan tâm đến trí tuệ nhân tạo, học máy (machine learning), an ninh mạng, nhận dạng... nên thử sức mình ở lĩnh vực Khoa học máy tính này.
Khoa học máy tính là một ngành thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh
-
Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering)
Khác với ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm (hay còn gọi là Công nghệ phần mềm ), chuyên đào tạo về quy trình phát triển phần mềm, bao gồm quản lý dự án, bảo trì và kiểm tra chất lượng, tổ chức cơ sở dữ liệu...
Những sản phẩm mà một kỹ sư của ngành có thể tạo ra là các ứng dụng hay chương trình giúp đơn giản hóa công việc thường ngày như Google map, Evernote... hoặc giải trí như Soundcloud, YouTube.... Một trong số đó có Microsoft Excel, Word, Chrome, Adobe Photoshop, Illustrator, Lightroom… hoặc thậm chí là Facebook, Instagram…
Nếu bạn thực sự quan tâm đến cách thực hành và muốn học chuyên sâu hơn về phần mềm thì đây sẽ là một ngành lý tưởng.
Bạn có muốn tạo ra những ứng dụng thú vị?
Cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên trong tương lai
Tùy theo đặc thù của từng ngành nghề mà sinh viên sau khi ra trường sẽ có những cơ hội phát triển khác nhau.
Vì kiến thức chuyên ngành thiên nhiều về nghiên cứu và học thuật nên sinh viên thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính thích hợp làm những công việc như:
- Chuyên viên lập dự án và lên kế hoạch phát triển chính sách ứng dụng tin học
- Chuyên viên phân tích các đề án công nghệ thông tin đáp ứng những ứng dụng khác nhau trong doanh nghiệp, trường học, cơ quan…
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ thông tin ở các viện hoặc trung tâm nghiên cứu của nhà nước
- Giảng viên một số bộ môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học hay cao đẳng.
Một số trường đào tạo Khoa học máy tính mà bạn có thể chọn lựa: Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Mở TP.HCM…
Những phần mềm hữu ích mà bạn thường dùng chính là sản phẩm của ngành Kỹ thuật phần mềm.
Đối với ngành Kỹ thuật phần mềm, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như:
- Chuyên viên phân tích, bảo trì, thiết kế, quản trị các phần mềm tại những công ty, cơ quan, trường học… có hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Nhân viên tại các bộ phận công nghệ thông tin của những đơn vị có nhu cầu như ngân hàng, viễn thông, hàng không, truyền hình…
- Nhân viên tại các công ty tư vấn giải pháp, bảo trì hệ thống công nghệ thông tin
- Tự phát hành các ứng dụng trên máy tính hoặc thiết bị di động.
Hiện nay có một số trường đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm đảm bảo về chất lượng giảng dạy mà bạn nên tham khảo như Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Văn Lang…
Bạn cũng có thể trở thành một freelancer lập trình sau khi tốt nghiệp.
Công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề có triển vọng trên thế giới và Việt Nam không nằm ngoài phạm vi đó. Để có thể trở thành người đón đầu công nghệ, góp phần xây dựng đất nước, các bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chuyên ngành và niềm đam mê học hỏi. Edu2Review mong với những thông tin trên, bạn có thể biết được nên học ngành nào trong Công nghệ thông tin để theo đuổi.
Minh Nguyệt (Tổng hợp)
Nguồn: Pexels