Hầu như mọi thứ hiện nay đều được điều khiển, kiểm soát bằng phần mềm: từ văn phòng đến khu vực công cộng, từ máy lạnh trong nhà, máy giặt, TV, máy nghe nhạc đến xe cộ... Nhu cầu phần mềm rất lớn và đa dạng. Việc làm và mức lương trong ngành này cực kỳ hấp dẫn.
Kỹ thuật phần mềm là ngành gì?
Ngành KTPM cung cấp các kiến thức chuyên sâu giúp phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm một cách có hệ thống, có kỷ luật. Mục tiêu hướng đến sinh viên ra trường có thể làm hòa nhập nhanh chóng với môi trường phát triển phần mềm chuyên nghiệp tại các công ty, tập đoàn phát triển phần mềm.
Cử nhân Kỹ thuật Phần mềm là người thiết kế, viết, thử nghiệm, biến đổi và tập hợp các ứng dụng phần mềm trên nền tảng hệ thống CNTT. Họ vừa tập trung vào mảng kỹ thuật, quy trình phát triển phần mềm, vừa chú trọng các hoạt động quản lý dự án, quản trị rủi ro, đảm bảo chất lượng, phát triển các công cụ hỗ trợ sản xuất phần mềm... để đáp ứng đòi hỏi nghề nghiệp hay nhu cầu kinh tế của khách hàng, trong thời gian, ngân sách và nguồn tài nguyên định sẵn.
Kỹ thuật hỗ trợ phần mềm
Nguồn: MSmobile
Yêu cầu cần có của ngành
Ngành kỹ thuật phần mềm là một ngành đòi hỏi ở con người có trí tuệ tốt, kiên trì trong suy nghĩ và thích khám phá. Một số yêu cầu tiêu biểu cần có nếu muốn trở thành một kỹ sư kỹ thuật phần mềm:
- Thông minh, tư duy logic tốt
- Khả năng phân tích, suy luận, xâu chuỗi các sự kiện
- Khả năng sáng tạo và tìm ra các giả thuyết mới
- Yêu thích và có khả năng làm việc lâu với máy tính
- Yêu thích khoa học, thích các trò chơi trí tuệ
- Học tốt môn toán, đặc biệt môn đại số
Cơ hội nghề nghiệp với sinh viên Kỹ thuật phần mềm
Đối với những sinh viên vừa tốt nghiệp ngành kỹ thuật phần mềm họ có thể trở thành những kỹ sư chuyên về các mãn sau:
- Lập trình phát triển ứng dụng
- Kỹ sư hệ thống phần mềm
- Kỹ sư kiểm thử phần mềm
- Kỹ sư chất lượng phần mềm
- Kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm
- Quản lý dự án phần mềm và CNTT
- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
- Chuyên viên phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
- Chuyên viên phân tích, thiết kế dữ liệu
- Quản trị các hệ cơ sở dữ liệu
Các loại doanh nghiệp và tổ chức mà họ có thể tham gia:
- Các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước
- Các công ty tư vấn giải pháp, xây dựng và bảo trì hệ thống phần mềm
- Các bộ phận ứng dụng phần mềm của các đơn vị: hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng,…
Danh sách các trường đào tạo
Ngành Kỹ thuật phần mềm có khá nhiều trường ĐH/CĐ trên cả nước đào tạo, Edu2Review sẽ giới thiệu bạn một số trường tiêu biểu, nhưng bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều trường khác nhau tại Việt Nam.
Đại học Hoa Sen: 15 điểm
Đại học Công nghệ Thông tin - ĐHQG TP HCM: 24 điểm
Đại học Hàng Hải Việt Nam: 17,75 điểm
Đại học Công nghiệp Hà Nội: 20,9 điểm
Đại học FPT: 15 điểm
Bạn muốn học nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Đọc đánh giá trên Edu2Review mỗi ngày để tìm nơi học tốt nhất.
Mỹ Nhàn tổng hợp
Edu2Review Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam