Những kỹ năng dạy học ba mẹ nên áp dụng với con tại nhà | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Những kỹ năng dạy học ba mẹ nên áp dụng với con tại nhà

      Những kỹ năng dạy học ba mẹ nên áp dụng với con tại nhà

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Bé cần học ở trường lẫn tại nhà. Để bé có thể học tại nhà hiệu quả, ba mẹ cần áp dụng những kỹ năng dạy học cần thiết và trong khả năng của mình.

      Có nhiều kỹ năng dạy học mà ba mẹ có thể áp dụng cho trẻ tại nhà, mô phỏng theo cách trẻ thường được học trên lớp nhằm tạo sự nề nếp, hiệu quả. Cùng Edu2Review khám phá 8 bí quyết giúp ba mẹ có cách dạy con học tập tại nhà đạt hiệu quả cao.

      Gọi tên trẻ

      Không phải ngẫu nhiên mà các giáo viên thưởng sử dụng sổ điểm để gọi tên các bé. Gọi tên học sinh là một cách để thu hút sự tập trung của bé. Khi ở nhà, bạn cũng có thể áp dụng kỹ năng dạy học này. Thường xuyên gọi tên trẻ để lôi kéo sự chú ý và tăng cường khả năng đáp ứng của trẻ khi ba mẹ gọi. Với những ba mẹ có con bị tự kỷ thì đây cũng là một cách để bé sớm nhận thức về bản thân. Bạn có thể gọi tên trẻ trong các hoạt động thường ngày, trong các trò chơi, khi nhờ bé giúp việc.

      Tập ngồi yên

      Tập ngồi giúp trẻ tập trung chú ý để hoàn thành bài tập. Các phụ huynh cần loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng và mất tập trung như: tiếng ồn từ tivi, chuông điện thoại, tiếng nói chuyện, các đồ cần được sắp xếp gọn gàng và tránh xa tầm với của trẻ. Khi trẻ ngồi yên tại vị trí và không có điều gì làm xao lãng thì mới có thể bắt đầu việc học, đây là một kỹ năng dạy học mà ba mẹ nên áp dụng khi bé mới bắt đầu làm quen với môi trường học tập chính quy.

      Bé cần có không gian học tập yên tĩnh

      Bé cần có không gian học tập yên tĩnh (Nguồn: oxfordlearning)

      Sắp xếp thời gian biểu hợp lý và cố định cho bé

      Bạn hãy kiếm một cuốn lịch lớn, có nhiều khoảng trống để bé có thể ghi lại mọi việc cần làm trong ngày. Chẳng hạn, có thể tách lịch các tháng 9, 10, 11, 12 và dán chúng theo chiều từ trái sang phải trên một bức tường, lưu ý là vị trí phải ngang tầm mắt của bé.

      Hãy hướng dẫn bé sử dụng một bút màu để đánh dấu ngày thi hay những sự kiện sắp đến… Điều này cũng giống như một công cụ nhắc nhở để bé nhớ những sự kiện cần nhớ và không rối tung lên mỗi khi đến thời điểm quan trọng. Đây cũng là cách để bé rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch.

      Luôn có thời gian tự học

      Nhiều cha mẹ thường nói rằng bé không chủ động học tập và phụ huynh phải kèm cặp rất nhiều. Nguyên nhân là cha mẹ chưa rèn cho bé kỹ năng tự học từ nhỏ. Trước tiên, phụ huynh nên tập cho trẻ có thói quen đọc sách để luyện tập khả năng tập trung. Hãy để bé tự đọc hoặc đọc cho bé khi bé chưa biết chữ. Ba mẹ cần để bé có một không gian riêng để tập trung đọc sách. Sau đó hãy thử hỏi bé một số nội dung được đề cập trong sách để kiểm tra khả năng đọc hiểu.

      Rèn luyện kỹ năng tự học cho bé thông qua việc tạo thói quen đọc sách

      Rèn luyện kỹ năng tự học cho bé thông qua việc tạo thói quen đọc sách (Nguồn: northernvirginiamag)

      Khi bé đã biết viết, phụ huynh có thể khuyến khích trẻ ghi chú những thông tin quan trọng khi trẻ đọc sách, bạn cũng có thể hướng dẫn trẻ biết cách đọc lướt nội dung, tóm tắt câu chuyện tùy vào mức độ nhận thức của trẻ.

      Hỗ trợ nhưng không làm hộ

      Đây là một kỹ năng dạy học mà các phụ huynh nhất định phải nhớ. Nhiều ba mẹ lo sợ bé không làm kịp bài tập sẽ bị giáo viên khiển trách nên thường có thói quen “mớm” đáp án. Đây là một trong những lý do mà bé không thể phát triển tư duy suy luận.

      Bạn nên để bé ý thức được hậu quả của hành động của mình, khi bé bị nhắc nhở trước tập thể thì bản thân bé sẽ thấy xấu hổ và có động lực cố gắng hoàn thiện bài tập. Ba mẹ chỉ nên kiểm tra kết quả bài tập sau khi bé đã hoàn thành. Hãy kết hợp kỹ năng quan sát để phát hiện khi nào bé cần sự giúp đỡ và đưa ra gợi ý phù hợp.

      Động viên bé kịp thời

      Bé cần được ba mẹ khuyến khích khi có ý thức học tập tốt hoặc đạt được thành tích cao. Đây sẽ là động lực để bé cố gắng hơn. Đồng thời, bé cũng cần biết sự không hài lòng của ba mẹ khi bản thân xao nhãng học hành. Nếu phê bình con, bạn cần đính kèm theo “bằng chứng” và không nên nói quá thẳng thắn. Chẳng hạn, thay vì quát: “Con viết xấu thế”, bạn có thể nói: “Cô giáo sẽ không hiểu gì nếu con viết thế này đâu” và hãy chỉ cho bé thấy điểm mà bé viết quá tệ và hướng dẫn bé viết tốt hơn.

      Hãy động viên bé đúng lúc bằng lời nói hay phần quà nhỏ

      Hãy động viên bé đúng lúc bằng lời nói hay phần quà nhỏ (Nguồn: couponrani)

      Liên lạc với thầy cô

      Ở trường học, các giáo viên thường trao đổi với phụ huynh qua sổ liên lạc, họp phụ huynh hoặc gặp mặt trực tiếp. Điều này sẽ đảm bảo được sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giúp bé học tập hiệu quả. Đây cũng là một kỹ năng dạy học mà bạn có thể áp dụng khi dạy bé tại nhà.

      Đừng ngần ngại liên lạc với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn quan trọng (tiếng Việt, Toán học, ngoại ngữ) để biết chuyện gì đang diễn ra ở lớp, ở trường. Bạn có thể nghe giáo viên nhận xét về những ưu – nhược điểm trong năng lực của bé, nhờ họ hướng dẫn thêm một số kỹ năng dạy học phù hợp. Với những kiến thức sư phạm được đào tạo bài bản thì lời khuyên của giáo viên sẽ là gợi ý tốt cho phụ huynh.

      Hãy trao đổi những thắc mắc và lo lắng của bạn càng sớm càng tốt, đừng chần chừ bởi việc để bé học sai phương pháp có thể khiến bé hình thành thói quen xấu, khó sửa chữa.

      Nói chuyên với giáo viên để tích lũy kỹ năng dạy học cho bé

      Nói chuyên với giáo viên là cách giúp ba mẹ tích lũy kỹ năng dạy học cho bé (Nguồn: Pinterest)

      Làm gương cho con

      Dù ở lứa tuổi nào ba mẹ vẫn có tác động lớn đến trẻ, do đó, muốn bé học tốt thì bạn cần phải biết làm gương. Một kỹ năng dạy học quan trọng mà ba mẹ cần ghi nhớ là duy trì thói quen học tập thường xuyên. Khi bé thấy bạn không ngừng học tập và luôn quan tâm tới việc học tập của chúng thì trẻ cũng sẽ biết coi trọng việc học tập của mình. Khi thấy bạn tôn trọng và biết ơn thầy cô của trẻ, chúng cũng sẽ có hành động tương tự và nỗ lực hết mình.

      Mỗi trẻ đều là một cá thể độc lập với cách tiếp thu kiến thức hoàn toàn khác nhau, vì thế phương pháp dạy học cho bé của mỗi gia đình cũng sẽ khác nhau. Bạn không nên đánh đồng và so sánh trẻ, điều này sẽ chỉ khiến trẻ tự ti hơn mà không có tác dụng tích cực nào. Rất có thể trẻ sẽ ghen tị và có những hành động xấu với bạn mà phụ huynh không nghĩ tới.

      Trên cả việc học, bé cần được phát triển toàn diện và khỏe mạnh, do đó kỹ năng dạy học cuối cùng mà Edu2Review muốn gửi gắm đến ba mẹ là nghỉ ngơi hợp lý. Bạn hãy dành thời gian để hướng dẫn thêm cho trẻ về các kỹ năng mềm, giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Top các kỹ năng cho trẻ mầm non giúp bé tự lập, phát triển

      06/02/2020

      Bên cạnh tập trung bồi dưỡng kiến thức, trẻ em hiện nay còn cần trang bị thêm các kỹ năng quan ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà phụ huynh cần biết

      06/02/2020

      Để bé khôn lớn và trưởng thành một cách thông minh và nhanh nhẹn, bạn đừng nên bỏ qua các nhóm kỹ ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...