Những lỗi đáng tiếc thường làm thí sinh “mất điểm oan” khi làm bài thi THPT quốc gia | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Những lỗi đáng tiếc thường làm thí sinh “mất điểm oan” khi làm bài thi THPT quốc gia

      Những lỗi đáng tiếc thường làm thí sinh “mất điểm oan” khi làm bài thi THPT quốc gia

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:10
      Khi làm bài thi THPT quốc gia, các thí sinh dễ mắc phải những lỗi sai “sơ đẳng” làm mất điểm rất đáng tiếc. Các sỉ tử hãy cùng xem những lỗi sau đây để có thể rút kinh nghiệm, tránh bị “mất điểm oan”.

      Đừng để mất điểm oan vì những lỗi không đáng khi làm bài thi THPT quốc gia (Nguồn: nguoilambao)

      Kỳ thi tuyển sinh 2018 đang đến gần, các sĩ tử đang “mài kinh dùi sử” ngày đêm để mong có thể mang về kết quả thật tốt. Thế nhưng, bạn hãy dành ít phút để "ngâm cứu" những sai lầm dễ bị mất điểm oan khi làm bài thi THPT quốc gia dưới đây.

      Theo Bộ GD&ĐT đã thống kê từ đợt chấm thi năm 2017, có khoảng 1% thí sinh phạm lỗi rất “sơ đẳng” trong bài dẫn tới dễ bị mất điểm hay đưa vào diện “nghi ngờ”.

      Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Một số lỗi khi làm bài trắc nghiệm

      Với những phần thi trắc nghiệm, có một số lỗi thí sinh hay mắc phải mà Hội đồng thi đã phải sửa như:

      Thứ nhất, về số báo danh (SBD). Có nhiều trường hợp thí sinh không tô số báo danh, tô nhầm dẫn đến trùng nhau hay SBD không tồn tại. Một lỗi sai phổ biến nữa là thí sinh tô không đúng quy cách dẫn đến không thể nhận biết được. Trường hợp xấu nhất đã xảy ra là một thí sinh có dự thi tô nhầm thành SBD của thí sinh vắng thi.

      Thứ hai, lỗi về mã đề thi. Một số vấn đề hay gặp phải, như: thí sinh không tô mã đề thi, tô nhầm mã đề không tồn tại, tô sai quy cách. Những trường hợp đó khiến Hội đồng chấm thi không thể nhận biết được thí sinh đã dùng mã đề nào.

      Cần lưu ý để tránh mắc lỗi không đáng trong bài thi THPT quốc gia (Nguồn: kênh 14)

      Thứ ba, về phần trả lời. Một số ô trả lời bị tô quá mờ hay bị tẩy xóa đến mức không hiểu được thí sinh chọn phương án nào. Có trường hợp thí sinh còn tô vào vùng câu hỏi không tồn tại dẫn tới mất điểm.

      Thứ tư, lỗi về phiếu trả lời câu hỏi. Khi quét bài, thường hay gặp những lỗi như để gấp phiếu trả lời, sai mặt phiếu, làm phiếu bị biến dạng.

      Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, những lỗi này sẽ dẫn đến bài thi không chấm được, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh dù rằng có những lỗi không do chính thí sinh gây ra. Phần mềm phải phát hiện tất cả các lỗi, sau đó cán bộ chấm thi phải sửa hết các lỗi để có thể chấm bài thi tự động. Kết quả sửa phải được lưu lại, cùng với biên bản sửa lỗi để báo cáo Bộ GD&ĐT.

      Bài thi tự luận được chấm như thế nào?

      Đối với chấm bài thi tự luận, theo quy định của Bộ GD&ĐT, các hội đồng thi bố trí cán bộ chấm thi sẽ chấm lần thứ nhất và lần thứ hai ở 2 phòng khác nhau.

      Bên cạnh đó, mỗi bài thi tự luận sẽ được 2 cán bộ chấm độc lập. Cán bộ chấm thi lần thứ nhất sẽ chấm điểm trên phiếu chấm cá nhân; cán bộ chấm thi lần thứ hai sẽ chấm trên bài thi và ghi điểm vào phiếu ghi điểm.

      Sau 2 vòng chấm thi đọc lập trên, 2 cán bộ phải đối chiếu điểm bài thi trên phiếu ghi điểm và phiếu chấm cá nhân. Những trường hợp được phát hiện chênh lệch từ 0,5 điểm trở lên sẽ đem ra theo dõi, xác định nguyên nhân và kết quả xử lý thống nhất của 2 cán bộ chấm thi nhằm phòng ngừa các sai sót, vi phạm Quy chế thi.

      Công tác chấm thi được Bộ GD&ĐT quy định minh bạch, rõ ràng

      (Nguồn: ketnoigiaoduc)

      Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các hội đồng thi quán triệt cán bộ chấm thi không được sửa chữa điểm trên phiếu chấm, phiếu ghi điểm và trên bài thi trong quá trình thống nhất điểm.

      Bộ GD&ĐT sẽ xử lý nghiêm đối với những bài làm vi phạm Quy chế thi hoặc cán bộ không thực hiện đúng Quy chế thi; khắc phục những biểu hiện dễ dãi, bỏ qua lỗi trong bài làm của thí sinh, dẫn đến kết quả chấm không phản ánh đúng thực chất.

      Ngoài ra, ban chấm thi còn tiến hành khớp phách ngẫu nhiên ít nhất 20% số bài thi tự luận để kiểm tra độ chính xác của việc quản lý chấm thi bằng máy tính, tránh xảy ra sai sót trong khâu hồi phách và vào điểm thi.

      Sau bài viết này, mong rằng các sĩ tử có thể rút kinh nghiệm khi làm bài thi THPT quốc gia để đạt được kết quả tốt nhất theo đúng năng lực của mình. Edu2Review chúc các thí sinh sẽ hoàn thành thật tốt trong bài thi sắp tới.

      Ngọc Thảo tổng hợp


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Danh sách các loại máy tính được mang vào phòng thi THPT Quốc gia 2018

      06/02/2020

      Mới đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) vừa ra văn bản chính thức thông báo về danh sách các loại ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Thực hư thông tin hướng ra đề sẽ còn thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018

      06/02/2020

      Trước thềm “vũ môn quan”, các sĩ tử hoang mang vì thông tin cho rằng hướng ra đề sẽ còn thay đổi ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...