Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ ở các nước có gì đặc biệt? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ ở các nước có gì đặc biệt?

      Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ ở các nước có gì đặc biệt?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ là nền tảng để xây dựng nên nhân cách của bé. Mỗi quốc gia sẽ có những phương pháp khác nhau, rất đáng để phụ huynh tham khảo.

      Carl Jung - nhà Tâm thần học người Thụy Sỹ đã từng nói "Không thể trồng cây ở nơi ít ánh sáng, cũng như không thể nuôi dạy trẻ với ít nhiệt tình". Đặc biệt, ở giai đoạn đầu đời, trẻ cần được uốn nắn đúng cách. Các ông bố bà mẹ vì thế phải dành nhiều thời gian, công sức để dạy dỗ con cái, nhất là trong 6 năm đầu đời. Việc áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, đủ khả năng đương đầu với khó khăn sau này.

      Các ông bố bà mẹ tại những quốc gia khác nhau có cách nuôi dạy con thế nào? Mời phụ huynh cùng đi tìm lời giải đáp cũng như học hỏi những điều hay trong giáo dục trẻ nhỏ của từng nước.

      Mỹ: Tự lập là yếu tố được ưu tiên hàng đầu

      Mỹ là một quốc gia xem trọng quyền con người và tự do cá nhân. Mỗi đứa trẻ từ khi mới 1,5 tuổi đã được dạy về các kỹ năng tự phục vụ cơ bản như buộc dây giày, cài cúc áo, rửa mặt, đánh răng… Tất nhiên, phụ huynh sẽ áp dụng cách dạy phù hợp để trẻ có thể học được nhanh nhất. Ví dụ, để trẻ buộc dây giày dễ dàng, cha mẹ sẽ đưa cho bé những đôi giày có cỡ to hơn so với chân của con.

      Lễ phép là điều mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải học. Các bé phải vâng lời của giáo viên, đồng thời tham gia hoạt động cùng bạn bè trong lớp. Cảm ơn khi nhận được một món đồ hay tỏ ra vui vẻ khi khách đến nhà chỉ là hai trong rất nhiều điều cơ bản trẻ phải học.

      Đặc biệt, thay vì sử dụng đòn roi để dạy dỗ khi trẻ phạm sai lầm, người lớn sẽ nghiêm khắc yêu cầu bé sửa chữa. Cha mẹ Mỹ cũng thường hay đánh vào sở thích của bé để dẫn dụ con hợp tác một cách tự nhiên. Một hình phạt được rất nhiều phụ huynh Mỹ dùng là nấu những món bé thích ăn nhất nhưng không cho phép con ăn để bé tự suy nghĩ về hành động chê hay cố tình hất đổ thức ăn.

      phuong-phap-giao-duc-som-cho-trePhóng khoáng nhưng vẫn có những quy tắc riêng là cách dạy con của người Mỹ (Nguồn: visaeb5usa)

      Mặc dù đến tuổi trưởng thành, trẻ có thể dọn ra ngoài sống hoặc tự do làm những điều mình thích nhưng khi còn bé, phụ huynh Mỹ luôn cố gắng dành nhiều thời gian bên con. Thông thường, các ông bố bà mẹ sẽ cùng con đọc sách 20 phút mỗi tối trước khi đi ngủ. Họ cũng thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe bằng cách đôi khi phải quỳ xuống để nghe trẻ nói nhằm giúp trẻ cảm thấy “bình đẳng”.

      Nhật Bản: Đề cao tinh thần tập thể

      Vốn là một dân tộc có tính kỷ luật cao nên trẻ em Nhật cũng được dạy dỗ đức tính tốt đẹp này từ khi còn bé. Trẻ em khi được đưa tới trường đều sẽ tự mang cặp sách của mình mà không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào. Khi chơi xong, trẻ phải tự giác cất đồ chơi cho gọn gàng. Bé cũng được học cách thay quần áo để có thể tự làm thật nhanh ở trường.

      Điểm đặc biệt ở phương pháp giáo dục sớm cho trẻ của người Nhật đó là không ép trẻ phải ăn uống thật nhiều mà sẽ chú trọng đến sự phát triển toàn diện của con. Thay vì ép con ăn thật no thì các ông bố bà mẹ Nhật hài lòng với việc chúng ăn đủ khẩu phần. Ngoài ra, trẻ em được khuyến khích tham gia nhiều hoạt động ngoài trời để trở nên dạn dĩ và khỏe mạnh. Các trò chơi tập thể thường được ưu tiên để nâng cao tinh thần làm việc nhóm và tính hòa nhập cho trẻ.

      phuong-phap-giao-duc-som-cho-treTự mang cặp sách là điều cơ bản mà mỗi đứa trẻ Nhật Bản phải làm được (Nguồn: mysterious-times)

      Dù cách giáo dục của người Nhật đôi khi bị đánh giá là khá nghiêm khắc, tuy nhiên, trẻ nhờ đó mà sẽ phát triển tốt nhất, không bị cám dỗ bởi những thú vui không cần thiết. Cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm cách giáo dục của Shichida, giúp cân bằng giữa não trái và não phải đang rất thịnh hành tại quốc gia này.

      Anh: Thoải mái nhưng không nuông chiều trẻ

      Nếu cha mẹ Nhật thường không cho trẻ xem tivi vì sợ ảnh hưởng đến mắt và não thì người Anh lại không như vậy. Người Anh cho rằng kể cả chương trình giải trí dành cho trẻ em cũng có thể cung cấp những kiến thức đời sống, tự nhiên xã hội. Trong trường hợp bé muốn xem tivi, cha mẹ có thể mở kênh Discovery như một cách để trẻ tìm hiểu về thiên nhiên. Kể cả khi bé muốn chơi ipad thì phụ huynh cũng chỉ hạn chế chứ không cấm đoán vì đó cũng là cách giúp bé làm quen với thế giới công nghệ.

      Người mẹ Anh không thích la mắng con mình, đặc biệt là ở những nơi công cộng. Một cái ôm sau khi đã giải thích cặn kẽ cho con hiểu là giải pháp hiệu quả hơn rất nhiều. Người Anh cũng cố gắng rèn luyện tính tự lập cho con kể cả trong lúc chơi. Nếu bé dậy trước phụ huynh vào buổi sáng thì vẫn không sao cả, trẻ có thể tự tìm đồ chơi và chơi một mình. Cha mẹ tin rằng không nên quá bảo bọc con mà nên cho bé thời gian để tự mình khám phá.

      phuong-phap-giao-duc-som-cho-treCho con tự mày mò, khám phá để trưởng thành là phương pháp giáo dục trẻ từ sớm của người Anh (Nguồn: dailymail.co)

      Pháp: Dạy con theo kiểu thanh lịch, không tốn nhiều công sức

      Người Pháp vốn nổi tiếng với hình ảnh lịch thiệp, sang trọng và kể cả các bà mẹ có con nhỏ cũng không xuất hiện với vẻ ngoài lôi thôi. Điều này là do cách dạy con để trẻ tự mình phát triển của các bà mẹ Pháp. Họ quan niệm rằng cha mẹ không có nghĩa vụ phải thường xuyên phục vụ con cái. Thay vì luôn giúp đỡ con thì phụ huynh Pháp muốn trẻ sẽ tự đứng trên đôi chân của mình và họ chỉ ở phía sau khích lệ.

      Ngay từ khi còn bé, các bà mẹ đã cho trẻ nằm riêng và rất ít khi ẵm bồng. Khi trẻ khóc trong đêm, họ sẽ đợi một lúc xem có cần dỗ hay không, lâu dần trẻ sẽ hình thành thói quen tự nín. Nếu con gặp ác mộng, họ chỉ đơn giản giải thích rằng đó là việc ai cũng sẽ gặp, thậm chí còn có nhiều điều kinh khủng hơn. Kết quả là trẻ em Pháp rất dễ chấp nhận và thích nghi khi những điều tồi tệ xảy đến với mình.

      Không như những quốc gia khác, phụ huynh ở nước này ít khen ngợi con. Kể cả khi trẻ học nói thì cha mẹ cũng chỉ khen ngợi nếu trẻ nói hay. Nghe thì có vẻ cứng nhắc nhưng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ này là cách người lớn rèn cho con cái sự khiêm tốn và luôn biết nỗ lực trong cuộc sống.

      phuong-phap-giao-duc-som-cho-treCha mẹ Pháp có cách dạy con tương đối nghiêm khắc (Nguồn: dreamtimes)

      Người Do Thái: Cách dạy con mà ai cũng nên học hỏi

      Được mệnh danh là dân tộc thông minh nhất thế giới, chủ nhân của 30% giải Nobel dù dân số chỉ có 13 triệu người nên cách dạy con của phụ huynh Do Thái cũng rất khoa học. Họ mong muốn tình yêu của mình sẽ thấm sâu và nuôi dưỡng những đứa trẻ bản lĩnh, dũng cảm và mạnh mẽ trong cuộc sống.

      Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ của người Do Thái tập trung vào việc dạy con tự làm việc nhà từ khi còn bé. Các bé phải học cách tự xúc cơm ăn hoặc lau dọn giúp cha mẹ. Cha mẹ sẽ hoàn toàn tin tưởng và để các em tự làm những việc đơn giản, phù hợp với độ tuổi. Kể cả trong những gia đình giàu có thì trẻ vẫn phải giúp bố mẹ vì quan điểm của người Do Thái là không nuông chiều con.

      Ngoài ra, phụ huynh cũng rất chú trọng đến việc dạy con quản lý chi tiêu. Từ 3 tuổi, trẻ phải học cách phân biệt và biết giá trị tiền. Lên 4 tuổi, con có thể mua sắm những thứ đơn giản và 5 tuổi là khi bé biết tiền kiếm được nhờ lao động nên phải chi tiêu tiết kiệm. Rất nhiều bé sẽ có tài khoản riêng khi 10 tuổi. Việc đất nước này có nhiều tỷ phú được xem là hệ quả tất yếu của phương pháp giáo dục trẻ từ sớm.

      Tìm hiểu cách người Do Thái dạy dỗ nên những đứa trẻ thiên tài (Nguồn: YouTube – DARK FIVE)

      Nền văn hóa khác nhau sẽ dẫn đến quan điểm, cách nhìn khác nhau, song dù là ở đâu thì cha mẹ vẫn luôn mong con cái có thể lớn lên khỏe mạnh và vui vẻ. Không phải bất cứ phương pháp giáo dục trẻ từ sớm nào cũng có thể áp dụng ở Việt Nam, tuy nhiên, phụ huynh có thể tham khảo, chọn lọc những tiêu chí phù hợp nhất. Tình yêu thương dành cho con cùng cách dạy dỗ hợp lý của cha mẹ sẽ là những nhân tố giúp quá trình giáo dục trẻ thành công.

      Khả Vy (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Đánh giá các trường Quốc Tế

      Giá học phí trường mầm non quốc tế: Tại ISHCMC, chất lượng có đi cùng chi phí?

      06/02/2020

      Hiện nay, ISHCMC hay trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong những trường thu ...

      Đánh giá các trường Quốc Tế

      Tìm hiểu phương pháp giáo dục Reggio Emilia trước khi chọn trường mầm non quốc tế cho bé

      06/02/2020

      Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia được áp dụng tại khá nhiều trường mầm non quốc tế, tuy ...

      Đánh giá các trường Quốc Tế

      Trường Mầm non Song ngữ Đa trí thông minh TOMATO: Cho con hành trình phát triển toàn diện

      26/04/2023

      Trường Mầm non Song ngữ Đa trí thông minh TOMATO - nơi mang đến cho trẻ hành trình phát triển ...

      Đánh giá các trường Quốc Tế

      Trường Mầm non Đa trí thông minh TOMATO: Nơi đánh thức ngôn ngữ - cảm xúc của trẻ

      12/05/2022

      Trường Mầm non Đa trí thông minh TOMATO - nơi ba mẹ yên tâm khi con được là chính mình, được tự ...