Phương pháp STEAM có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Phương pháp STEAM có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?

      Phương pháp STEAM có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Phương pháp STEAM được nhiều trường quảng cáo rầm rộ nhưng liệu phụ huynh đã hiểu rõ về phương pháp này chưa? Mời phụ huynh cùng tìm hiểu phương pháp STEAM là gì trong bài viết dưới đây.

      Những năm gần đây, phương pháp giáo dục sớm STEAM được nhắc đến khá nhiều. STEAM được xem như cách tiếp cận mới, giúp đào tạo trẻ thành những công dân có thể đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế. Bên cạnh Glenn Doman, Montessori hay Reggio Emilia thì đây là phương pháp giáo dục được khá nhiều ông bố bà mẹ quan tâm. Trước khi quyết định cho bé theo học phương pháp này, phụ huynh cần tìm hiểu rõ về bản chất, từ đó đánh giá được ưu điểm của STEAM.

      Phương pháp STEAM là gì?

      STEAM là viết tắt của 5 từ Science, Technology, Engineering, Art, Math, tức Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học. Đây là phương pháp giáo dục cung cấp cho học sinh kiến thức toàn diện về 5 lĩnh vực nói trên và lồng ghép nhiều kỹ năng thực tế cho trẻ.

      STEAM có thể được xem là phiên bản toàn diện hơn của phương pháp STEM (Science, Technology, Engineering, Math). STEM giúp người học tích lũy kiến thức, đồng thời rèn luyện các kỹ năng như tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian… Tuy nhiên, nền kinh tế hiện nay không chỉ đòi hỏi hiểu biết về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học mà còn yêu cầu sự sáng tạo. Do đó, yếu tố Nghệ thuật (Art) đã được đưa vào và hình thành nên phương pháp giáo dục sớm STEAM.

      Những hoạt động thú vị mà trẻ sẽ được tiếp cận khi học theo phương pháp này (Nguồn: YouTube – Fun2Discover STEAM)

      Những ưu điểm và khuyết điểm của STEAM

      Ưu điểm

      Chương trình giáo dục thông thường ít có sự kết nối giữa các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Điều này tạo ra khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, ứng dụng thực tế. Với mô hình tích hợp, STEAM giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức. Một khi kiến thức được tích hợp, liên kết với nhau, học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra những sản phẩm cho cuộc sống hằng ngày.

      Người học sẽ được làm thí nghiệm, tham gia các hoạt động thực tiễn để rút ra kết luận, kinh nghiệm cho môn học, đồng thời có thể ghi nhớ lâu hơn. Ví dụ, khi học về lý do nước suối lại trong, các em có thể thử tự tay lọc nước bằng những vật liệu tự nhiên như sỏi, đá, cát. Thông qua thí nghiệm này, trẻ sẽ rút ra kết luận về vai trò, tính chất của mỗi thành phần trong nước.

      phuong-phap-steamSTEAM có ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiếp thu của học sinh (Nguồn: theharrispoll)

      Ở độ tuổi mầm non, phương pháp STEAM lại càng phát huy được tính hiệu quả. Trẻ mầm non không học qua lý thuyết khô khan mà cần được tiếp thu bằng trải nghiệm trực quan. Cách học này sẽ kích thích sự tò mò, hứng thú khám phá nơi trẻ, ngoài ra còn có thể khơi gợi trí tưởng tượng của con. Các giáo viên không chỉ đơn thuần là người giảng dạy, mà còn là người hỗ trợ học sinh về học tập.

      Một ưu điểm nữa của phương pháp giáo dục sớm STEAM là việc quan tâm đến yếu tố nghệ thuật với sự phát triển của trẻ. Nhiều người vẫn hay nghĩ rằng nghệ thuật không thật sự quan trọng và cần thiết, song yếu tố này lại giúp trẻ, đặc biệt là trẻ tiểu học tư duy sáng tạo, tìm ra cách giải quyết vấn đề sao cho thật khéo léo. Nghệ thuật trong phương pháp STEAM không chỉ đơn thuần là vẽ, múa, hát… mà còn là việc trình bày thông tin, diễn đạt mạch lạc, khám phá tường tận vấn đề.

      phuong-phap-steamYếu tố nghệ thuật kích thích sự sáng tạo và tư duy logic của trẻ (Nguồn: blog.opogo)

      Khuyết điểm

      Một trong những vấn đề lớn nhất khi áp dụng STEAM trong giảng dạy đó chính là chi phí đầu tư cho giáo cụ rất cao. Để đạt được mục tiêu giáo dục, phương pháp này đòi hỏi những học cụ mới nhất, công nghệ hiện đại nhất và đội ngũ giảng viên có kiến thức về cách sử dụng những công nghệ đó. Đây là lý do mà học phí tại nhiều trường dạy học theo phương pháp STEAM cũng khá cao.

      Ngoài ra, cách dạy tích hợp, khuyến khích tư duy phát triển của học sinh vẫn còn khá mới mẻ với nhiều giáo viên. Đa số họ đã quen với hệ thống đánh giá kết quả qua điểm số. Do vậy, giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi tư duy, suy nghĩ của mình khi dạy học theo phương pháp STEAM.

      phuong-phap-steamHọc cụ hiện đại đòi hỏi các trường áp dụng STEAM phải đầu tư chi phí cao (Nguồn: baomoi)

      Vai trò quan trọng của STEAM trong thế kỷ 21

      2 yếu tố cốt lõi của STEAM là sự kết hợp và tính thực tế. Thay vì chỉ học thông qua những giáo trình khô khan và chủ yếu là học thuộc lòng thì trẻ được tiếp xúc với các vấn đề thực tế, đồng thời tự tìm ra hướng giải quyết. Những kiến thức mà học sinh tiếp thu cũng rất sát với thực tế và hoàn toàn có thể áp dụng trong cuộc sống.

      Hầu như rất ít công việc nào chỉ yêu cầu sự hiểu biết trong một lĩnh vực toán học hoặc vật lý. Đa số các công việc đều cần kết hợp kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau. Các kiến trúc sư cần tính toán thông số kỹ thuật cho thiết kế nhưng cũng không được bỏ qua tính thẩm mỹ của tác phẩm là một ví dụ. Việc liên kết kiến thức một cách liền mạch sẽ giúp người học có sự chuẩn bị vững vàng cho nghề nghiệp trong tương lai.

      Ở một số nước phát triển như Mỹ, các công việc liên quan đến khoa học – kỹ thuật thường kiếm được gấp đôi thu nhập trung bình của những công việc khác. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra trẻ được tiếp xúc với phương pháp STEAM thường có tư duy logic và sáng tạo hơn. Tỷ lệ việc làm trong lĩnh vực dạy học theo phương pháp STEAM sẽ tăng mạnh trong các năm sắp tới theo những báo cáo gần đây.

      phuong-phap-steamSTEAM là phương pháp giáo dục sáng tạo phù hợp với thời đại mới (Nguồn: intergratedlistening)

      Hy vọng những thông tin trên đã giúp quý phụ huynh giải đáp được câu hỏi phương pháp STEAM là gì. STEAM có thể được xem là lựa chọn phù hợp trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ như hiện nay. Rất nhiều đơn vị giáo dục đang từng bước khai phá tiềm năng của phương pháp này tại Việt Nam, hứa hẹn mang đến chất lượng giảng dạy vượt trội trong tương lai.

      Khả Vy (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Đánh giá các trường Quốc Tế

      4 lưu ý quan trọng phụ huynh cần biết khi chọn trường mẫu giáo quốc tế cho con

      06/02/2020

      Trẻ em là mầm non tương lai cần được chăm sóc và nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất. Vì thế, ...

      Đánh giá các trường Quốc Tế

      Bật mí các trường mầm non quốc tế tại Hà Nội giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori

      06/02/2020

      Phương pháp giáo dục Montessori đang được áp dụng tại khá nhiều trường mầm non quốc tế. Nếu quý ...

      Đánh giá các trường Quốc Tế

      Trường Mầm non Song ngữ Đa trí thông minh TOMATO: Cho con hành trình phát triển toàn diện

      26/04/2023

      Trường Mầm non Song ngữ Đa trí thông minh TOMATO - nơi mang đến cho trẻ hành trình phát triển ...

      Đánh giá các trường Quốc Tế

      Trường Mầm non Đa trí thông minh TOMATO: Nơi đánh thức ngôn ngữ - cảm xúc của trẻ

      12/05/2022

      Trường Mầm non Đa trí thông minh TOMATO - nơi ba mẹ yên tâm khi con được là chính mình, được tự ...