Thi THPT quốc gia 2019: không thay đổi phương thức thi, hổng chỗ nào thì vá chỗ đó! | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Thi THPT quốc gia 2019: không thay đổi phương thức thi, hổng chỗ nào thì vá chỗ đó!

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức thông báo phương thức tổ chức thi như hiện nay sẽ giữ nguyên đến năm 2020. Nhưng trước mắt, kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ còn nhiều thay đổi!

      Sáng ngày 13/09 vừa qua, buổi tọa đàm trực tuyến "Đổi mới thi cử – Thực tiễn và những vấn đề đặt ra" đã diễn ra tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, do báo Đại biểu nhân dân tổ chức. Các vấn đề xoay quanh mùa tuyển sinh sắp tới đã được đưa ra để phân tích, đặc biệt là về phương thức tiến hành kỳ thi THPT quốc gia 2019 và hiến kế chống tiêu cực trong thi cử.

      Bảng xếp hạng các trường
      đại học tốt nhất Việt Nam

      Phương thức thi THPT quốc gia 2019: giữ nguyên có sửa đổi

      Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Hữu Độ cho biết Bộ đã báo cáo Chính phủ đồng ý giữ ổn định phương thức thi 2 trong 1 với sự phối hợp giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm, ít nhất là cho đến năm 2020.

      Một trong các nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho việc giữ nguyên này là Bộ đang lên kế hoạch những thay đổi chính thức về chương trình học và sách giáo khoa cho 12 năm học giáo dục cơ bản. Khi nào việc này hoàn thành thì sẽ đổi mới kỳ thi THPT quốc gia để cách giảng dạy và kiểm tra có sự thống nhất và đồng bộ với nhau.

      Vì vậy, phương thức thi THPT quốc gia 2019 dự báo không có khác biệt gì lớn so với quy chế năm 2018, nhưng sẽ có nhiều thay đổi mang tính tích cực, đặc biệt là trong công tác chấm thi. Bộ GD&ĐT đã ra quy định rằng để đảm bảo tính khách quan và công bằng, giáo viên chấm thi, giảng viên đại học địa phương sẽ không coi thi, chấm thi ở địa phương mình.

      Những điều chỉnh nào sẽ được thực hiện ở kỳ thi THPT quốc gia 2019? (Nguồn: YouTube – Kênh VTC14)

      Ngoài ra, Bộ GD&ĐT còn đưa ra nhiều định hướng điều chỉnh liên quan đến việc ra đề, khắc phục sơ hở phòng ngừa gian lận và công tác thanh tra, kiểm tra sau kỳ thi. Theo đó, ngân hàng câu hỏi sẽ tiếp tục được bổ sung phong phú và chuẩn hóa hơn, để đảm bảo kỳ thi đạt được mục tiêu sàng lọc thí sinh một cách chính xác nhất.

      Nói thêm về phương thức thi THPT quốc gia 2019, Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc (nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT) đã đề xuất ý kiến thi theo hướng “2 trong 1 buổi”, không phải chọn “2 trong 1 đề” như những năm vừa qua.

      Điều này nghĩa là chúng ta sẽ chuẩn bị 2 phần đề, 1 cho tốt nghiệp THPT (Bộ GD&ĐT chủ trì) và 1 để thi đại học (các trường đại học chủ trì). Học sinh nào chỉ muốn tốt nghiệp thì ngồi riêng, thi xong phần 1 rồi ra về, còn những học sinh thi đại học thì ngồi lại để tiếp tục làm bài.

      Gọi là kỳ thi “2 trong 1” nhưng thực tế thì 2 mục tiêu lại khá khác nhau. Thi tốt nghiệp THPT mang tính sát hạch, xem học sinh liệu đã “đạt chuẩn”, có đủ kiến thức cần để bước ra xã hội hay chưa. Còn xét tuyển đại học, cao đẳng lại là kỳ thi sàng lọc những thí sinh thật sự giỏi, để có thể tiếp tục bậc học cao hơn trong hệ thống giáo dục.

      Thi tốt nghiệp phần lớn các học sinh đều đỗ, trong khi thi đại học thì chỉ có một số ít những bạn nằm ở “top đầu” mới đủ tiêu chuẩn để tiếp tục học lên cao. Mục tiêu của 2 kỳ thi rất khác nhau, dẫn đến “2 trong 1 đề” dễ bị loạn, bằng chứng là kỳ thi THPT quốc gia của 2 năm gần đây nhất (2017 và 2018).

      Đề thi năm 2017 chưa phân hóa tốt, dẫn đến không sàng lọc được các thí sinh xuất sắc nhất vào đại học, cao đẳng. Đến năm 2018 thì xảy ra câu chuyện ngược lại, đề thi mang tính phân hóa quá cao, làm giảm đi số lượng tốt nghiệp THPT.

      Vì vậy, sáng kiến “2 trong 1 buổi” cũng là một phương án khả thi nhằm loại bỏ sự chênh lệch mục tiêu này, hướng đến một kỳ thi THPT quốc gia 2019 trọn vẹn hơn cho tất cả các thí sinh.

      Thử thách của kỳ thi THPT quốc gia là thỏa mãn được cả 2 mục tiêu đề ra (Nguồn: tinbaihay)Thử thách của kỳ thi THPT quốc gia là thỏa mãn được cả 2 mục tiêu đề ra (Nguồn: tinbaihay)

      Hiến kế chống tiêu cực trong thi cử: chấm chéo được ủng hộ hàng đầu

      Phương án tổ chức chấm chéo được nhiều lãnh đạo Sở GD&ĐT bày tỏ sự ủng hộ. Cụ thể, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho hay những năm trước đã có tiền lệ chấm chéo bài thi tự luận giữa các tỉnh thành. Nay mở rộng chấm chéo cho các bài thi trắc nghiệm thì sẽ không có nhiều khó khăn, chỉ cần tính toán khoảng cách di chuyển để hoán đổi sao cho hợp lý.

      Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long, cũng đồng tình với ý kiến này. Hoàn thiện quy trình chấm thi và bảo mật hệ thống chấm chéo giữa các tỉnh thành cho đến thời điểm phù hợp mới công bố là hai phương pháp nên được áp dụng để phòng chống tiêu cực trong thi cử, tránh sự can thiệp của người ngoài vào công tác chấm thi.

      Ngoài ra, bà Thanh còn đề xuất cắt phách cho cả bài thi trắc nghiệm lẫn tự luận, cách ly hoàn toàn ban làm phách – cán bộ tham gia chấm thi – lực lượng thanh tra, kiểm tra kể từ lúc tiếp nhận bài thi cho đến khi công bố kết quả tạm thời, sau khi nhập điểm thì có một bộ phận kiểm dò lại.

      Chấm chéo bài thi là phương án được nhiều người ủng hộ (Nguồn: baitap123)Chấm chéo bài thi là phương án được nhiều người ủng hộ (Nguồn: baitap123)

      Tuy nhiên, theo bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa, việc chấm chéo giữa các tỉnh thành thật ra là không cần thiết, vì có nhiều nơi làm rất tốt khâu chấm thi, chỉ có một vài khu vực là vẫn còn sai phạm.

      Quan điểm của bà Hằng là Bộ GD&ĐT nên tập trung vào việc giám sát quá trình thực hiện quy chế, tuân thủ các quy định trong chấm thi, thậm chí có thể lắp thêm camera giám sát để chống tiêu cực trong thi cử.

      Bên cạnh đó cũng cần sự giám sát chặt chẽ của thanh tra từ Bộ, Sở GD&ĐT và PA83. Dựa vào lực lượng công an có nghiệp vụ để phát hiện các hành vi gian đối của cán bộ chấm thi là biện pháp tập trung hơn, giảm thiểu lãng phí nguồn lực so với phương án chấm chéo.

      Nhìn chung, Bộ GD&ĐT đã thống nhất phương thức thi THPT quốc gia 2019 được giữ nguyên, nhưng hứa hẹn sẽ có một vài điểm sửa đổi cho phù hợp hơn với chương trình giảng dạy hiện tại. Công tác chống tiêu cực trong thi cử đang nhận được rất nhiều sự quan tâm và ý kiến phản hồi từ lãnh đạo Sở GD&ĐT, trong đó nổi bật là phương án chấm chéo giữa các tỉnh thành.

      Để chuẩn bị cho một kỳ vượt “vũ môn quan” thành công tốt đẹp, teen 2k1 hãy tiếp tục theo dõi các bài viết về phương án thi THPT quốc gia 2019 được Edu2Review cập nhật liên tục nhé!

      Yến Nhi tổng hợp


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Chống sửa điểm thi THPT quốc gia: quét và lưu bài ngay trong mỗi buổi!

      06/02/2020

      Vụ việc sửa điểm thi THPT quốc gia ở Hà Giang và Sơn La đang nóng hơn bao giờ hết. Liệu đề xuất ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Tiến sĩ Lê Thống Nhất phân tích đề thi THPT quốc gia 2018: vì sao nói đề Toán khó?

      06/02/2020

      Một trong những chủ đề nóng nhất xoay quanh mùa tuyển sinh của các teen 2k chính là về độ khó của ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Những điểm mới cần lưu ý trong quy chế tuyển sinh 2018

      06/02/2020

      Chỉ còn ít tháng nữa thôi là kỳ thi THPT Quốc gia 2018 sẽ chính thức diễn ra. Hãy cùng Edu2Review ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành trí tuệ nhân tạo tại Đại học FPT: Đào tạo kiến thức “thực chiến” tại doanh nghiệp

      03/08/2024

      Đại học FPT tiên phong trong đào tạo ngành Trí tuệ Nhân tạo, trang bị sinh viên kiến thức thực ...