Đề Toán THPT quốc gia, thật sự có khó hay không? (Nguồn: thanhnien)
Trong cuộc họp báo kỳ thi THPT quốc gia 2018 diễn ra vào chiều ngày 27/06, ông Sái Công Hồng – đại diện Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đã trực tiếp trả lời chất vấn và giải thích lý do mà đề thi năm nay có độ khó cao, khiến nhiều thí sinh phải “than trời”.
Song, theo phân tích đề thi THPT quốc gia 2018 của TS. Lê Thống Nhất, những nguyên nhân được đưa ra là chưa thỏa đáng, và có vẻ Bộ GD&ĐT đang làm khó thí sinh!
Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
Tăng độ khó không có nghĩa là phân hóa thí sinh tốt
TS. Lê Thống Nhất là nguyên giảng viên Khối chuyên Toán Trường Đại học Vinh, đã từng lãnh đạo tổ chức nhiều cuộc thi như Dự án ViOlympic (Giải Sao Khuê 2009, Giải Quốc gia về CNTT và Truyền thông 2009), cố vấn chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”...
Nhắc đến đề thi Toán THPT quốc gia 2018, thầy chỉ có thể nói rằng: đề năm nay quá khó, mà những phát biểu từ đại diện Bộ GD&ĐT vẫn chưa thể giải thích thỏa đáng được. Việc thêm nội dung kiến thức lớp 11 vào hay cấu trúc 60% cơ bản, 40% nâng cao không phải là những yếu tố ảnh hưởng đến đến độ khó / dễ của của đề thi.
Xem thêm đánh giá của thầy Lê Anh Tuấn về đề Toán 2018 (Nguồn: YouTube)
Thực tế, tăng cường phân hóa thì cần tăng độ khó, nhưng tăng độ khó không đúng mức thì lại phản tác dụng, cũng không phân hóa được. Nói một cách dễ hiểu, Bộ GD&ĐT cho rằng nấu một món theo công thức từ sách dạy nấu ăn thì món đó hiển nhiên là ngon. Nên nhớ rằng tay nghề của đầu bếp mới là yếu tố quan trọng, thực hành sai mà lý thuyết đúng cũng không làm nên món ăn ngon.
Đừng “trắc nghiệm hóa” tự luận!
Thực tế, theo TS. Lê Thống Nhất, nguyên nhân chính làm độ khó của đề thi Toán tăng đột biến là số câu tự luận “khoác áo” trắc nghiệm quá nhiều. Bộ GD&ĐT đã công bố đáp số đúng, chứ chưa đưa ra bài giải cụ thể, chỉ rõ cách làm như thế nào để ra được đáp số đó.
“Trắc nghiệm hóa” tự luận, đề Toán làm khó thí sinh (Nguồn: hocvientaichinh)
Thời gian làm bài gói gọn trong 90 phút, rất khó để các thí sinh chọn được câu trả lời đúng cho nhiều câu hỏi hướng tự luận như vậy. Đề thi không phù hợp thời gian làm bài mới chính là cái “làm khổ” thí sinh.
Từ đó, TS. Lê Thống Nhất đã đưa ra lời khuyên là Hội đồng ra đề kỳ thi THPT quốc gia cần thay đổi tư duy “trắc nghiệm hóa” tự luận này. Khi xây dựng đề xong, nên bố trí các cán bộ chuyên môn giải đề, đo xem cần bao lâu để hoàn thành bài thi, rồi xem xét lại như vậy đã phù hợp với thời gian làm bài của thí sinh hay chưa.
Yến Nhi tổng hợp
Nguồn: TS. Lê Thống Nhất