Tìm hiểu du học Canada ở Toronto: Thư viện nhất định phải ghé đến thăm một lần | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Tìm hiểu du học Canada ở Toronto: Thư viện nhất định phải ghé đến thăm một lần

      Tìm hiểu du học Canada ở Toronto: Thư viện nhất định phải ghé đến thăm một lần

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Du học sinh khi tìm hiểu du học Canada ở Toronto có thể vô tình bỏ qua điểm này: Hệ thống thư viện cộng đồng nổi bật Toronto Reference Library. Vì sao bạn nên ghé đến đây dù chỉ một lần?

      Toronto Reference Library là một trong 3 thư viện lớn nhất tại Toronto bên cạnh Robarts Library của Đại học Toronto và Scott Library ở Đại học York. Tại đây, bạn được cung cấp quyền truy cập vào hệ thống thông tin vô cùng đa dạng cũng như được trải nghiệm rất nhiều chức năng khác của thư viện hoàn toàn miễn phí.

      Thời gian làm việc

      Từ thứ Hai đến thứ Sáu: 9 giờ sáng đến 8 giờ 30 tối.

      Thứ Bảy: 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.

      Chủ nhật: 1 giờ 30 chiều đến 5 giờ chiều.

      tim-hieu-du-hoc-canadaCần lưu ý thời gian khi đến thư viện (Nguồn: lewistownlibrary)

      Lịch sử và khuôn viên

      Toronto Reference Library tọa lạc ở số 789, đường Yonge, nằm gần ga tàu điện ngầm Bloor. Đây là nơi có bộ sưu tập tài liệu tham khảo lớn nhất ở đất nước lá Phong. Thư viện này trước đây có tên là Metropolitan Reference Library, cho đến năm 1977 thì được đổi tên thành Toronto Reference Library và chính thức được khai trương.

      Toronto Reference Library không chỉ khiến cho mọi người ấn tượng về số lượng sách đa dạng mà còn nhờ vào không gian rộng lớn với 5 tầng lầu được xây dựng trên diện tích 38.000 m2. Thư viện được thiết kế bởi kiến trúc sư Raymond Moriyama. Ông đã lên ý tưởng thiết kế dựa trên vườn treo Babylon hay còn gọi là "thiên đường xanh giữa không trung".

      Theo đó, cây xanh được đặt dọc theo lan can của mỗi tầng. Các hành lang có thiết kế xoắn ốc rất đặc biệt với mục đích tận dụng ánh sáng và không khí tự nhiên từ những giếng trời. Tuy nhiên, do chính sách kinh tế nên một số cây xanh đã bị tháo bỏ.

      Hình ảnh Toronto Reference Library khi còn cây xanh đặt xung quanh rìa hành lang (Nguồn: torontopubliclibrary.typepad)

      Toronto Reference Library là một địa danh rất đáng tham quan khi có cơ hội đến Toronto. Thư viện này là một trong những tòa nhà lâu đời và hấp dẫn nhất còn đang tồn tại cho đến ngày nay. Đừng bỏ qua Toronto Reference Library khi tìm hiểu du học Canada, dẫu cho sách không phải là sở thích của bạn đi chăng nữa.

      Cách tạo thẻ thư viện

      Để có thể tạo thẻ thư viện, hãy đến bất cứ chi nhánh thư viện nào của hệ thống Toronto Public Library (Thư viện công cộng ở Toronto). Bạn cần cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ thường trú tại Toronto, giấy tờ tùy thân, hình ảnh của mình để đăng ký tạo thẻ thư viện.

      Thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo tại website của Toronto Public Library. Điều kiện để được phát hành thẻ là bạn phải hiện đang sinh sống hoặc sở hữu bất động sản tại Toronto.

      Nếu không đủ điều kiện nhận thẻ thư viện miễn phí, bạn vẫn có thể nhận thẻ dạng không cư trú có giá trị trong 3 tháng hoặc 12 tháng. Thẻ này sẽ cho phép bạn truy cập tài nguyên thư viện và mượn tài liệu, với một số ngoại lệ bao gồm wifi và quyền truy cập trang web cung cấp các khóa học kỹ năng Lynda.

      tim-hieu-du-hoc-canadaThẻ thư viện thuộc hệ thống Toronto Public Library (Nguồn: teleread)

      Bạn có thể đăng ký trực tiếp tại bất kỳ chi nhánh nào với giấy tờ tùy thân. Lệ phí cho người không cư trú là 30 CAD/3 tháng hoặc 120 CAD/12 tháng. Khi thẻ hết hạn, bạn có thể gia hạn bằng cách đến bất kỳ chi nhánh thư viện nào trong hệ thống Toronto Public Library để gửi yêu cầu.

      Các loại thẻ thư viện:

      • Thẻ dành cho người lớn: Từ 25 tuổi hoặc lớn hơn
      • Thẻ dành cho người lớn dưới 25 tuổi: Từ 18 đến 24 tuổi
      • Thẻ dành cho thanh thiếu niên: Từ 13 đến 17 tuổi
      • Thẻ dành cho trẻ em: Từ 1 đến 12 tuổi

      Đối với du khách: Nếu như đang ở Toronto chỉ trong một khoảng thời gian nhất định thì thư viện sẽ cung cấp thẻ cho phép du khách truy cập các dịch vụ tại đây, bao gồm: máy vi tính, dịch vụ in ấn và dùng tài nguyên trực tuyến. Hãy tìm hiểu du học Canada thật kỹ để không bỏ qua cơ hội tạo thẻ thư viện và khám phá bạn nhé!

      Dạo một vòng quanh Toronto Public Library (Nguồn: YouTube – Toronto Public Library)

      Bạn có thể làm gì với thẻ thư viện miễn phí?

      • Mượn tài liệu, âm nhạc và hơn thế nữa.
      • Tải eBook, tạp chí điện tử, phim ảnh và âm nhạc (DC, Marvel...).
      • Truy cập tài nguyên eLearning và trợ giúp bài tập về nhà trực tuyến.
      • Sử dụng cơ sở dữ liệu của thư viện để truy cập, nghiên cứu tạp chí, báo, thư mục kinh doanh và nhiều nội dung chuyên ngành khác (NY Times, Cosmopolitan...). Toronto Reference Library là một điểm đến vô cùng lý tưởng bởi tại đây sẽ cho phép người dùng sử dụng tính năng của thư viện để tìm kiếm hầu hết mọi thứ hoàn toàn miễn phí.
      • Sử dụng máy vi tính trong thời gian nhất định tại bất kỳ chi nhánh thư viện nào.
      • Mượn vé tham quan bảo tàng và triển lãm nghệ thuật miễn phí tại bất kỳ bảo tàng nào cũng như các điểm tham quan khác tại Toronto.
      • Tiếp cận các khóa đào tạo và công nghệ tiên tiến tại Trung tâm đổi mới kỹ thuật số.
      • Bên cạnh đó, thư viện sẽ còn làm bạn ngạc nhiên với các dịch vụ khác như: phòng âm nhạc, phòng thu âm, phòng sản xuất video, máy may và thêu và thậm chí là phòng sản xuất không gian với máy in 3D.

      tim-hieu-du-hoc-canadaPhòng trưng bày hiện vật của nhà văn Arthur Conan Doyle (tác giả tập truyện trinh thám nổi tiếng Sherlock Holmes) được đặt tại Toronto Reference Library (Nguồn: 4.bp.blogspot)

      Toronto Reference Library đã vượt khỏi giới hạn của một thư viện nhàm chán như trong suy nghĩ của nhiều người. Đến với Toronto Reference Library, bạn không chỉ đơn giản là được đọc sách mà còn có cơ hội trải nghiệm rất nhiều tính năng khác của thư viện như phòng thiết kế kỹ thuật số, máy in 3D... Nếu như bạn không muốn lỡ mất một trải nghiệm vô cùng hay ho và thú vị thì đừng bỏ qua Toronto Reference Library trong quá trình tìm hiểu du học Canada nhé!

      * Giá trị chuyển đổi (ngày 28/8/2019): 1 CAD = 17.807,43 VNĐ.

      Hồng Ánh (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Du học Canada

      Cuộc sống ở Canada: Độc đáo địa danh có một không hai Thư viện và Nhà hát kịch Haskell

      06/02/2020

      Thư viện và Nhà hát kịch Haskell – một tòa nhà nhưng có 2 địa chỉ khác nhau nằm trên hai quốc gia ...

      Du học Canada

      Gọi tên những điểm đến hấp dẫn khi du học Canada Toronto (Phần 1)

      06/02/2020

      Trong quá trình du học Canada Toronto, bạn không nên bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo ...

      Du học Canada

      Vì sao Rex Edu giúp bạn du học THPT tại Canada dễ dàng

      09/09/2021

      Với sự đồng hành của Rex Edu, giấc mơ du học THPT tại một trường nổi tiếng ở Canada của bạn sẽ ...

      Du học Canada

      10 thành phố đáng sống nhất New Brunswick khi tìm hiểu về du học Canada

      06/02/2020

      Khi tìm hiểu về du học Canada, liệu bạn đã biết đến top 10 thành phố tuyệt vời nhất tỉnh bang New ...