Nga không chỉ được biết đến như một cường quốc mà còn là điểm đến độc đáo hội tụ những tinh hoa văn hóa châu Âu trên lãnh thổ đất nước rộng lớn nhất trên thế giới mà còn rất nhiều những điều thú vị liên quan đến những lĩnh vực khác nhau.
1. Bảo tàng Hermitage
Hermitage, một trong những bảo tàng lớn và lâu đời nhất của Nga tọa lạc ở trung tâm St. Peterburg được thành lập năm 1764 và chính thức mở cửa cho công chúng vào trải nghiệm vào năm 1852. Bảo tàng chứa đựng và phản ảnh những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của hầu hết các nơi trên thế giới, thu hút đông đảo lượng khách đến tham quan hằng năm, cũng như giành được nhiều ví trí cao trong những xếp hạng du lịch nhờ vào những tác phẩm mang giá trị tinh thần quý giá.
Bên trong bảo tàng Hermitage
Thú vị hơn, ở đây như nơi trú ngụ của gia đình mèo với “dân số” những chú mèo lên đến 70 con. Chúng được nuôi nhằm phục vụ mục đích thu hút sự chú ý, làm tăng những ấn tượng trong trải nghiệm khi đặt chân đến bảo tàng này với những chú mèo làm nhiệm vụ bảo vệ đồ vật khỏi loài chuột phá phách.
Hermitage nhìn từ bên ngoài
2. Ngày lao động tình nguyện
Subbotnik và Voskrenik là những ngày lao động tình nguyện, làm việc không lương vào cuối tuần có từ sau Cách mạng tháng Mười. Những công việc này thường là quét dọn đường sá, nơi công cộng. Ban đầu, hai ngày này đúng thực là ngày tình nguyện, nhưng trên thực tế, chúng dần trở thành bắt buộc dựa trên cáo thị. Người dân vẫn thường mỉa mai rằng đó là những ngày “ tình nguyện bắt buộc” vẫn được duy trì đến ngày nay.
Người dân lao động tình nguyện
3. Laika- chú chó đầu tiên được đưa lên vũ trụ
Sau khi vệ tinh Sputnik-1 được phóng thành công vào vũ trụ, các nhà khoa học Liên xô nghiên cứu sự tương đồng giữa sức chịu đựng của các loài sinh vật sống trong không gian và lựa chọn chó- loài có sự tương đồng lớn với con người về khả năng tồn tại trong môi trường không trọng lực làm sinh vật sống được mang theo trên tàu vũ trụ Sputnik-2. Tuy nhiên, những nguyên nhân được đưa ra như thiếu Oxy, nhiệt độ tăng cao và căng thẳng dẫn đến cái chết của Laika.
Cái chết của Laika đã mở đường cho những chuyến bay của con người vào không gian
4. Siêu xa lộ
Năm 2015, Học viện Khoa học Nga trình lên tổng thống dự án xây dựng tuyến đường dài gần 20.000 km chạy từ rìa Tây nước Nga đến tận eo biển Bering. Siêu xa lộ này được dự đoán có thể biến Nga thành trung tâm cầu nối thông thương, kết nối giữa các nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ cũng như thu hút khách du lịch từ mọi miền trên thế giới.
Bản đồ bao quát siêu xa lộ được trình lên tổng thống
5. Lịch Julius
Lịch Julius có từ năm 46 TCN
Lịch Julius có hiệu lực từ năm 45 TCN, theo cách tính của loại lịch này thì mỗi năm Julius trung bình dài 365,25 ngày. Tuy nhiên, do các điểm phân và điểm chí diễn ra sớm hơn 11 phút trên năm theo lịch Julius nên cứ sau mỗi 134 năm thì sẽ có thêm 1 ngày dư ra. Đến năm 1908, tại thời điểm này, người dân nước Nga vẫn còn sử dụng lịch Julius gây nên sự hiểu nhầm đáng tiếc, đó là đội tuyển Olympic của Nga đến London trễ 12 ngày so với ngày thi đấu chính thức tại thành phố này.
* Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để đón đọc nhiều kỷ lục hấp dẫn nhất do độc giả bình chọn.
Phương Uyên tổng hợp
Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam