***Chương trình hành động "VÌ 1 TRIỆU SINH VIÊN TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review phối hợp với hơn 150 trung tâm ngoại ngữ hàng đầu Việt Nam tài trợ 1 triệu voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher tại đây***
Edu2Review là cộng đồng tin cậy cho mọi người có thể tìm kiếm, đánh giá, bình luận các đơn vị đào tạo: Trường học, trung tâm tiếng anh, trung tâm đào tạo kỹ năng mềm... Mỗi sự chia sẻ khách quan của bạn sẽ giúp hàng ngàn người khác có những lựa chọn học tập tốt hơn.
EBIV1 Trực Đêm – Không Hề Rùng Rợn
Nếu bạn có ước mơ theo đuổi ngành Y Dược, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến việc sinh viên Y Dược phải "trực đêm". Nếu là một người ngoại lai ko theo học Y Dược, khái niệm về "trực đêm” có lẽ mang những sắc thái xám xịt như mệt mỏi, ghê rợn, tốn nhiều thời gian,... Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác khi nghe những chia sẻ chân tình từ những sinh viên “chính chủ” của Y Dược.
Trực đêm là một nhiệm vụ mà bất cứ sinh viên Y Dược nào cũng phải thực hiện, không phân biệt ngành học và năm học. Một năm bạn có thể được phân đi trực tại trường trung bình 5-6 lần. Mỗi lần như thế bạn không hề lẻ loi, một lần trực sẽ có khoảng 18 bạn và được chia thành 3 nhóm. Khung giờ đầu 21h-23h các bạn có thể tổ chức trò chơi, ăn uống cùng nhau. Khi trời gần về khuya các hoạt động “ăn chơi” trong ca trực vẫn có thể tiếp tục diễn ra nhưng với âm lượng nhỏ hơn nhiều vì xung quanh trường còn có nhà của người dân.
Kiểu ngủ độc nhất vô nhị của dân Y
Ngoài ra, một bí mật dễ thương đã được bạn G.H, SV Dược năm 2, chia sẻ cho Edu2Review: “Có lần tụi mình đi trực trường, gặp thầy chủ nhiệm, thầy còn cho mấy lon bia :))). Một đêm trực trong trường giống như buổi “sleep over” vậy, sau này ra trường chắc chắn mình sẽ không quên những kỉ niệm vừa đau khổ vừa vui vẻ này."
EBIV2 Cơ Hội Rộng Mở Dù Bảng Điểm…Tè Le
Lịch học ở đây phải nói là vô cùng dày đặc. Cuối tuần thường là ngày thi nên sinh viên Y Dược cũng không có nhiều thời gian đi chơi. Mùa hè của sinh viên Y Dược trung bình chỉ có 3 tuần, nhiều nhất cũng chỉ kéo dài đến 1 tháng rưỡi. Mặc dù không phải học hè, nhưng YDS có phân bổ lịch trực trường cho các bạn sinh viên. Phong cách học tại Y Dược cũng giúp sinh viên phần nào giảm tải số lượng công việc phải làm, bên cạnh lượng kiến thức khủng. Các bạn sẽ học theo slides bài giảng của thầy cô mà không cần chép bài.
Mỗi mùa thi tới và thi là lúc để lại cảm xúc cho sinh viên Y Dược nhiều nhất
Học hành căng thẳng là thế nên không tránh khỏi những lần bị điểm kém, hay thậm chí, thi lại là một điều hết sức bình thường đối với sinh viên Y Dược. Một ét-vê cho biết: “điểm thầy cô cũng cho rất khắt khe (trừ 1 vài môn thầy cô khó khi dạy nhưng kiểm tra và thi thì dễ chịu), vậy nên Y Dược điểm la liệt trung bình, rớt lên rớt xuống tuy vậy nhưng sinh viên Y Dược ra thì hầu như tìm được việc làm còn trường khác dù bằng có đỏ, điểm có cao nhưng cũng thua 1 đứa bằng trung bình của Y Dược (ý kiến cá nhân và cũng có thầy cô nói như vậy) đó là bởi chất lượng dạy, đội ngũ giảng viên lâu năm, cứng tay nghề”. Nếu học ngành Y, các bạn sẽ được ưu tiên đi thực tập, nội trú ở những bệnh viện lớn trong thành phố. Còn đối với các bạn học ngành Dược, trình dược viên là một nhánh giúp các bạn rất dễ kiếm việc làm.
Một điểm cộng nữa với những bạn ấp ủ ước mơ đi du học, các học bổng về ngành Y Dược, đa phần là từ các trường đại học danh tiếng ở Nhật Bản và ưu tiên dành cho các bạn Y Dược.
>>Giải đáp nhanh thông tin hướng nghiệp 2020 tại đây<<
EBIV3 Cơ Sở Vật Chất - Điểm Được, Điểm Mất
Trường Đại học Y Dược Tp.HCM có khá nhiều cơ sở riêng biệt (khoảng 5 địa điểm). Trong đó 2 cơ sở được nhiều người biết tới nhất: ; một cơ sở dùng để đào tạo ngành Y, tọa lạc trên đường Hồng Bàng, quận 5. Cơ sở thứ hai dành riêng cho việc dạy và học Dược, nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1.
Tại hai cơ sở đều có trang bị thang máy. Khoa Y có 5 thang máy, nhưng vì số lượng sinh viên đông nên lúc nào cũng phải xếp hàng chờ khá lâu. Khoa Dược khiêm tốn hơn với 1 thang máy, “nhỏ xíu, lâu lâu kẹt”.
Một trong những hỗ trợ thiết thực cho sinh viên đại học chính là mạng wifi tại trường. Khoa Y có hẳn wifi chung dành cho sinh viên, trong khi đó, khoa Dược có wifi dành riêng cho từng bộ môn, nếu biết password thì kết nối vô cùng mạnh; còn wifi dành cho sinh viên Dược thì khó đăng nhập vào.
Đôi khi wifi quá yếu nên phải an ủi bằng cách này thôi
Vấn đề khá được nhiều bạn học sinh quan tâm đó là chất lượng khu phòng học tại Y Dược. Cả hai cơ sở trên đều có trang bị máy chiếu trong các phòng học, có đại giảng đường với sức chứa khoảng 400 bạn và những giảng đường với sức chứa 150 bạn. Khoa Y có khu phòng học mới và khu phòng học cũ. Khoa Dược trông cũ kỹ hơn. Các phòng thí nghiệm mới nhiều hơn cũ, chỉ có một số phòng trang bị máy lạnh, còn lại vẫn sử dụng quạt nên nhiều lúc còn ngột ngạt. Một điểm trừ cho các phòng thí nghiệm của Y Dược là thường hay bị quá tải, sinh viên đôi lúc không đủ chỗ đứng.
Đối với sinh viên, nhất là sinh viên Y Dược, thư viện là vô cùng cần thiết, là nơi cung cấp cho các bạn kho tàng kiến thức hay, chuyên sâu hơn những gì được thầy cô truyền đạt trên giảng đường. Thư viện tại khoa Y có rất nhiều tài liệu, rộng rãi, thoáng mát và yên tĩnh, nhưng không được hiện đại. Thư viện khoa Dược có diện tích nhỏ hơn, ít sách hơn; nhưng có điểm cộng về trang bị máy lạnh và phòng máy với khoảng 30 cái.
EBIV4 Giáo Trình và Cách Dạy Học Cần Được Cải Cách
Là trường đứng đầu toàn miền Nam về việc dạy và học ngành y tế; với 39 bộ môn liên quan đến ngành Y, và 14 bộ môn liên quan đến Dược, nên Y Dược Tp.HCM quy tụ rất nhiều giảng viên giỏi, có trình độ cao; nhiều tiến sĩ, thạc sĩ. Nhưng không phải giảng viên giỏi nào cũng có cách truyền đạt kiến thức tốt.
Một số giảng viên vẫn còn duy trì cách dạy thụ động, nhàm chán, “hầu hết chỉ ngồi chờ sinh viên có ý kiến rồi mới dạy, thiếu tâm lý, kỹ năng dạy hầu hết không hay”. Mặc dù, chất lượng giảng viên chưa thật sự đồng đều ở cách giảng dạy, YDS vẫn là một môi trường cực kì tốt cho bạn phát triển và hoàn thiện con đường tri thức, nơi bạn được cọ xát và tiếp xúc với những người tài giỏi.
Câu nói hài hước của ét-vê Y Dược
Ở Y Dược, lý thuyết luôn được song hành cùng thực hành. Các bạn sinh viên ngành Y luôn có nhiều cơ hội thực tập trong phòng thí nghiệm lẫn các bệnh viện trong thành phố. Còn đối với các sinh viên Dược, chỉ có năm cuối cùng là các bạn được đi thực tế ngoài trường. Các lý thuyết có tính ứng dụng vào đời sống khá cao “Ví dụ, học ký sinh trùng thì sẽ biết cách ăn uống để phòng tránh các con giun sán ký sinh vì Việt Nam là nước bị bệnh về giun sán nhiều với lại khi bị bệnh thì uống thuốc gì, rồi học dược liệu thì nhìn cây này cây kia sẽ biết nó chữa bệnh gì.” Ngoài ra hàng năm trường còn chào đón một lượng lớn sinh viên các trường khác tới học tập và tham quan N.T.P
Edu2Review Team