Từ điển các ngành học tại Đại học Văn hóa Hà Nội (Phần 2) | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Từ điển các ngành học tại Đại học Văn hóa Hà Nội (Phần 2)

      Từ điển các ngành học tại Đại học Văn hóa Hà Nội (Phần 2)

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Dành cho các sĩ tử mong muốn đặt chân tới giảng đường Đại học Văn hóa Hà Nội mà vẫn phân vân chưa biết chọn ngành học nào, Edu2Review sẽ giúp bạn trả lời qua bài này.

      Danh sách

      Bài viết

      Văn hóa là một khái niệm khá trừu tượng, do đó các ngành học thuộc lĩnh vực này cũng khó để hình dung hơn các chuyên ngành của khối kinh tế. Việc nắm rõ nội dung đào tạo và công việc đầu ra sẽ giúp các sĩ tử dễ dàng đánh giá và lựa chọn ngành học phù hợp.

      * Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Thông tin – Thư viện

      Ngành Thông tin – Thư viện đào tạo kiến thức về hoạt động thư viện và thông tin về những vấn đề như: tổ chức xây dựng vốn tài liệu, lưu trữ và bảo quản tài liệu đến việc khai thác tài liệu, xử lý thông tin, quản trị thông tin... nhằm phục vụ cho mọi nhu cầu của người đọc.

      Nghề thông tin là nghề phát hiện, xác định nhu cầu tin của người dùng tin trong xã hội; phát hiện nguồn tin; biết cách khai thác, thu thập, tổ chức xử lý tạo dựng hệ thống các sản phẩm thông tin; tổ chức bảo mật và bảo quản thông tin.

      >> Xem thêm đánh giá của sinh viên về Đại học Văn hóa Hà Nội

      Bạn có muốn được làm việc trong không gian như này?

      Bạn có muốn được làm việc trong không gian như này? (Nguồn: thedalat)

      Quản lý thông tin

      Hiểu một cách đơn giản, đây là ngành học về con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin chính xác của các Bộ, Ngành, Tập đoàn, các website và cổng thông tin điện tử…

      Sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý thông tin Đại học Văn hóa Hà Nội, các cử nhân có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc trong doanh nghiệp như: chuyên viên phân tích hệ thống, tích hợp hệ thống; quản trị viên hệ thống thông tin; quản lý dự án...

      Bảo tàng học

      Đây có lẽ là một ngành học “hàng độc”, bạn sẽ ít khi nghe thấy tại nhiều trường đại học. Người học sẽ được trang bị kiến thức cơ bản để có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ theo thiết chế bảo tàng, di tích và tại các cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội – xã hội như các Quỹ Quốc tế về Bảo tồn, các ban Quản lý di tích, các ban Quản lý dự án trùng tu, tôn tạo, bảo tồn di tích.

      Trái với suy nghĩ của nhiều sinh viên cho rằng ngành Bảo tàng chỉ dành cho các thanh niên “lười vận động”, ưa làm chậm và thích ngồi một chỗ, ngành học này có các công việc đầu ra rất đa dạng. Bạn có thể lựa chọn làm việc trong các phòng nghiên cứu, thí nghiệm, bảo quản hiện vật, gian trưng bày trong nhà hay làm việc tại các di tích, công trường khai quật khảo cổ hoặc đi nghiên cứu, phỏng vấn những đối tượng liên quan tới công trình nghiên cứu.

      >> 10 trường đại học sinh viên học tập vất vả nhất

      Công việc trong bảo tàng không hề nhàm chán

      Công việc trong bảo tàng không hề nhàm chán (Nguồn: litcheetravel)

      Văn hóa các Dân tộc thiểu số Việt Nam (DTTSVN)

      Nếu có hứng thú với sự đa dạng văn hóa của 54 dân tộc, bạn chắc chắn không thể bỏ qua ngành Văn hóa các DTTSVN. Người học sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về nền văn hóa các dân tộc Việt Nam, phục vụ quá trình nghiên cứu, tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa liên quan tới dân tộc thiểu số.

      Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các đơn vị hoạt động xã hội như Viện Nghiên cứu, cơ quan làm công tác dân tộc ở Trung ương và địa phương (Ủy ban dân tộc, Hội đồng dân tộc, các Sở Văn hóa, Trung tâm văn hóa...). Người học còn có cơ hội làm việc tại các cơ quan an ninh văn hóa, các đơn vị quản lý hoạt động có liên quan đến dân tộc thiểu số và vùng biên giới; các tổ chức chính phủ và phi chính phủ hỗ trợ phát triển dân tộc thiểu số.

      Quản lý văn hóa

      Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa trình độ đại học trang bị kiến thức quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

      Bên cạnh những môn học “truyền thống” của chuyên ngành, Đại học Văn hóa Hà Nội đã đưa thêm bộ môn Marketing văn hóa nghệ thuật, Gây quỹ và tìm tài trợ, Quan hệ công chúng, Quản lý dự án văn hóa nghệ thuật, Các ngành Công nghiệp văn hoá, Giáo dục nghệ thuật… để giúp sinh viên có đầy đủ kĩ năng thực hiện một dự án văn hóa hay thực hiện một kế hoạch marketing cho các tổ chức văn hóa nghệ thuật.

      >> 7 ngành ra trường là có việc làm ngay

      Ngành Quản lý văn hóa có đầu ra đa dạng

      Ngành Quản lý văn hóa có đầu ra đa dạng (Nguồn: genknews)

      Văn hóa du lịch

      Chuyên ngành này là một trong những ngành học hấp dẫn nhất tại Đại học Văn hóa Hà Nội. Người học chuyên ngành này được trang bị những kiến thức lý luận và nghiệp vụ về du lịch một cách bài bản để có thể thiết kế, tổ chức, quản lý các chương trình du lịch.

      Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các cơ quan quản lý hoạt động du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, các cơ quan nghiên cứu và xây dựng chính về du lịch.

      Sáng tác văn học

      Nhiều thí sinh và phụ huynh e ngại ngành học này vì không biết tốt nghiệp sẽ làm gì. Trên thực tế, cơ hội nghề nghiệp của ngành Sáng tác văn học khá rộng mở vì ở đâu cần kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, ở đó có đất “dụng võ” cho sinh viên ngành văn học.

      Người học được trang bị những kiến thức cơ bản về văn học và kỹ năng để thực hiện công việc sáng tác, nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học hoặc đảm nhiệm công việc ở các cơ quan báo chí, xuất bản liên quan đến văn học. Theo đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này ngoài việc trở thành các tác giả viết sách làm thơ có thể đảm nhận công việc như một phóng viên, biên tập viên, công việc liên quan đến quảng cáo, tiếp thị, truyền thông...

      Là một ngôi trường truyền thống, Đại học Văn hóa Hà Nội có rất nhiều chuyên ngành thú vị. Bạn đã nhắm được ngành học nào phù hợp với sở thích và thế mạnh của bản thân hay chưa? Edu2Review chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Chống tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2019: sẽ cho chấm bài tập trung theo cụm

      06/02/2020

      Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Mạnh Hùng cho biết mùa tuyển sinh 2019 sắp tới, ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Khám phá cơ sở vật chất trường Đại học Văn hóa Hà Nội

      10/03/2020

      Bạn có dự định chọn Đại học Văn hóa Hà Nội làm điểm đến cho mình nhưng không biết trường có cơ sở ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...