Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành du lịch ai cũng phải biết (Nguồn: Pexels)
Du lịch là một chuyên ngành thu hút khá nhiều học sinh, sinh viên không chỉ vì được đi đây đi đó mà còn được tiếp xúc với nhiều người với những nền văn hóa đa dạng và độc đáo. Ngày nay, du lịch lại ngày càng được đầu tư phát triển do nhu cầu tận hưởng cuộc sống của người dân càng cao. Vì thế tiếng Anh chuyên ngành du lịch cũng trở nên quan trọng hơn cả, không chỉ những người được đào tạo chuyên nghiệp mà còn cả những lữ khách.
Edu2Review mời bạn đọc điểm qua bài viết sau đây để bổ sung và học thêm những từ vựng hữu ích nhé!
Bạn muốn học Giao tiếp nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Xem ngay bảng xếp hạng các trung tâm ngoại ngữ dạy Giao tiếp tốt nhất Việt Nam!
Thuật ngữ về các loại hình du lịch phổ biến
Domestic travel: du lịch trong nước.
Leisure travel: loại hình du lịch phổ thông, nghỉ dưỡng và phù hợp với mọi đối tượng.
Adventure travel: loại hình du lịch khám phá có chút mạo hiểm, phù hợp với những người trẻ năng động, ưa tìm hiểu và khám phá những điều kỳ thú.
Trekking: loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá những vùng đất ít người sinh sống.
Homestay: người đi du lịch sẽ không ở khách sạn, nhà nghỉ mà ở cùng nhà với người dân.
Diving tour: loại hình du lịch tham gia lặn biển, khám phá những điều kỳ thú của thiên nhiên dưới biển như rặng san hô, các loại cá…
Kayaking: Là tour khám phá mà khách du lịch tham gia trực tiếp chèo 1 loại thuyền được thiết kế đặc biệt có khả năng vượt các ghềnh thác hoặc vùng biển. Tham gia loại hình này thường yêu cầu sức khỏe rất tốt và sự can đảm trước mọi thử thách của thiên nhiên.
Incentive: Là loại tour khen thưởng. Thông thường, loại tour này do công ty tổ chức nhằm khen thưởng các đại lý hoặc nhân viên có thành tích tốt với các dịch vụ đặc biệt.
MICE tour: viết tắt của các từ Meeting (Hội thảo), Incentive (Khen thưởng), Conference (Hội nghị ) và Exhibition (Triển lãm). Khách hàng tham gia các tour này với mục đích hội họp, triển lãm là chính và tham quan chỉ là kết hợp trong thời gian rỗi.
Các loại hình du lịch phổ biến (Nguồn: Pexels)
Các từ vựng về bữa ăn
ABF: viết tắt của từ American breakfast, nghĩa là bữa ăn sáng kiểu Mỹ. Một bữa ăn như vậy gồm bánh mì bơ ăn kèm trứng, thịt hun khói hoặc xúc xích. Thức ăn kèm theo có thể gồm mứt, bánh pancake cùng nước hoa quả hoặc trà hoặc cà phê.
Continental breakfast: bữa ăn sáng kiểu lục địa, loại hình này khá phổ biến tại các khách sạn châu Âu. Một bữa ăn điển hình thường có vài lát bánh mì bơ, pho mát, mứt, bánh sừng bò, bánh ngọt kiểu Đan Mạch, nước quả, trà, cà phê.
Buffet breakfast: ăn sáng tự chọn. Du khách sẽ được lựa chọn món mình thích trên bàn tiệc khoảng 20 đến 40 món.
American breakfast (Nguồn: Pexels)
Soft drinks: các loại đồ uống không cồn
Free flow soft drink: đồ uống nhẹ không cồn, chứa trong bình lớn cho khách tự do lấy suốt bữa tiệc.
Set breakfast: Ăn sáng đơn giản phổ biến tại các khách sạn mini chỉ với 1 món hoặc bánh mỳ ốp la hoặc phở, mỳ với hoa quả, trà hoặc cà phê.
B/L/D/S: là chữ viết tắt lần lượt của các từ breakfast/lunch/dinner/supper (bữa sáng, trưa, bữa tối và bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ). Các kí hiệu này thường được ghi phía sau thông tin ngày tour nhằm chỉ bữa ăn du khách được phục vụ trong chương trình.
Từ vựng về phương tiện di chuyển
Coach: xe khách phục vụ khách du lịch. Không dùng bus vì bus dùng cho xe buýt chạy tuyến.
Ferry: con tàu có thể chuyên chở nhiều hành khách và phương tiện giao thông dài ngày theo những tuyến cố định.
SIC – Seat In Coach: Loại xe buýt dùng để phục vụ du khách tham quan thành phố chạy theo các lịch trình cố định và có hệ thống âm thanh thuyết minh tự động trên xe.
Từ vựng về các phương tiện di chuyển (Nguồn: YouTube)
First class: Vé hạng sang nhất trên máy bay và giá cao nhất
C class – business class: Vé hạng thương gia
Economy class: ghế hạng phổ thông (các ghế còn lại)
OW – one way: Vé máy bay 1 chiều
RT – return: Vé máy bay khứ hồi
STD – Scheduled time departure: Giờ khởi hành theo kế hoạch
ETD – Estimated time departure: Giờ khởi hành dự kiến
STA – Scheduled time arrival: Giờ đến theo kế hoạch
ETA – Estimated time arrival: Giờ đến dự kiến
Từ vựng liên quan đến khách sạn
Connecting room: 2 phòng riêng biệt có cửa thông nhau. Loại phòng này thường được bố trí cho gia đình ở nhiều phòng sát nhau.
DBL – Double bed room: Phòng có 1 giường lớn cho 2 người ở.
ROH – Run Of the House: Khách sạn sẽ xếp phòng cho bạn bất cứ phòng nào còn trống, áp dụng cho các đoàn khách du lịch.
SGL – Single bed room: Phòng có 1 giường cho 1 người ở
STD – Standard: Phòng tiêu chuẩn và thường nhỏ nhất, tầng thấp, hướng nhìn xấu, trang bị tối thiểu và giá thấp nhất
Từ vựng liên quan đến khách sạn (Nguồn: Pexels)
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ thêm phần tự tin khi đi du lịch cùng bất cứ ai và bất cứ nơi nào. Chúc các bạn có một mùa hè năng động!
Mai Trâm ( tổng hợp)