“Tuốt tuồn tuột” về các ngành của Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      “Tuốt tuồn tuột” về các ngành của Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh

      “Tuốt tuồn tuột” về các ngành của Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Trong tổng số 34 ngành đào tạo đại học, bạn đã biết gì về các ngành của Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh chưa? Cùng Edu2Review tìm hiểu nhé.

      Danh sách

      Bài viết

      “Tuốt tuồn tuột” về các ngành của Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: sáng kiến cộng đồng)

      Đây là thời điểm vô cùng quan trọng của các tân sinh viên Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), vì các bạn đang “vò đầu bức tóc” lựa chọn một ngành phù hợp cho mình. Hãy dừng lại một chút và đọc bài viết về các ngành của Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây, biết đâu bạn sẽ tìm được chuyên ngành “định mệnh” của mình thì sao?

      Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Chương trình đào tạo

      Chương trình đào tạo của trường Đại học Bách Khoa TP. HCM được xây dựng mới theo hướng tiếp cận CDIO (Conceive Design Implement Operate) đáp ứng chuẩn đầu ra. Tổng số tín chỉ chương trình đào tạo của các ngành trung bình là 142, với kế hoạch giảng dạy trong 8 học kỳ và 1 học kỳ thực tập tốt nghiệp.

      Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM có 34 ngành đào tạo đại học, trong đó 11 ngành có chương trình Kỹ sư tài năng và 15 ngành có chương trình Tiên tiến/ Chất lượng cao được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

      Ngoài ra trường Đại học Bách Khoa TP. HCM có 7 ngành thuộc chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao PFIEV (Việt Pháp) với thời gian đào tạo 5 năm và 1 ngành cao đẳng với thời gian đào tạo 3 năm.

      Để xét tốt nghiệp, sinh viên phải hoàn thành các môn thuộc chương trình đào tạo theo khóa và theo ngành đang theo học, đạt điểm trung bình tích lũy ngành, đạt chuẩn tiếng Anh, hoàn thành công tác xã hội, đạt chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và đạt điểm rèn luyện.

      >> Xem thêm đánh giá của sinh viên về Đại học Bách Khoa TP. HCM

      Lễ ra quân chiến dịch mùa hè xanh tại đại học Bách Khoa TP.HCM Lễ ra quân chiến dịch mùa hè xanh tại đại học Bách Khoa TP. HCM (Nguồn: đại học Bách Khoa)

      Các khoa, ngành

      1) Khoa cơ khí

      - Ngành công nghệ may

      - Ngành kỹ thuật cơ khí

      - Kỹ thuật dệt

      - Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

      - Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

      - Kỹ thuật nhiệt

      - Kỹ thuật cơ – điện tử

      Khoa cơ khí là trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao ở khu vực phía Nam. Cán bộ và sinh viên Khoa Cơ khí luôn phát huy vai trò đi đầu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và xã hội.

      Các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Khoa tập trung vào các lĩnh vực như: thiết bị và máy móc công nghiệp, thiết bị chế biến thực phẩm, dệt may, nhựa, nhiệt lạnh, cơ điện tử, tự động hóa…

      2) Khoa kỹ thuật và địa chất dầu khí

      - Kỹ thuật dầu khí

      - Kỹ thuật địa chất

      Kể từ khi thành lập vào năm 1978, Khoa Địa chất Dầu khí trường Đại học Bách Khoa TP. HCM đã xác định rõ sứ mệnh quan trọng của mình, đó là trang bị kiến thức và những kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực địa chất dầu khí.

      Ngoài ra, còn định hướng nghề nghiệp cho sinh viên thông qua những chương trình đào tạo hướng đến môi trường thực tế và những hoạt động thực tập, kiến tập trong suốt quá trình đào tạo.

      3) Khoa điện, điện tử

      - Kỹ thuật điện – điện tử

      - Kỹ thuật điện tử – truyền thông

      - Kỹ thuật điều khiển – tự động hóa

      - Điện – Điện tử

      Hiện nay, với gần 140 giảng viên và hơn 3500 sinh viên các bậc học, khoa Điện – Điện tử trở thành một trong các khoa lớn nhất của Trường Đại học Bách Khoa về số lượng sinh viên, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất.

      Hoạt động đào tạo luôn cập nhật những chương trình đổi mới, sáng tạo của các trường đại học nổi tiếng thế giới nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng phù hợp tập trung trong các lĩnh vực: Điện tử – Viễn thông, Điều khiển Tự động và Hệ thống năng lượng.

      Để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu chuyên môn, khoa đã xây dựng các phòng thí nghiệm nghiên cứu nâng cao với trang thiết bị đa dạng và hiện đại.

      Khoa điện, điện tử tại cơ sở Lý Thường Kiệt Khoa điện, điện tử tại cơ sở Lý Thường Kiệt (Nguồn: đại học bách khoa)

      4) Khoa khoa học và kỹ thuật máy tính

      - Khoa học máy tính

      - Kỹ thuật máy tính

      Hiện tại, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính là một khoa đi đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam và hiện có các chương trình đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu ở các bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

      Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính có sứ mệnh bồi dưỡng đào tạo kỹ sư, chuyên gia, các nhà nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế chất lượng cao cho cả nước và khu vực phía Nam.

      5) Khoa kỹ thuật hóa học

      - Công nghệ sinh học

      - Công nghệ thực phẩm

      - Kỹ thuật hóa học

      Được thành lập vào năm 1962, Khoa Kỹ thuật hoá học là đơn vị duy nhất ở phía Nam đào tạo Kỹ sư, Thạc sĩ và Tiến sĩ các chuyên ngành Công nghệ hoá học, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sinh học.

      Chuyên ngành hóa học luôn thu hút khá nhiều sinh viên

      Chuyên ngành hóa học luôn thu hút khá nhiều sinh viên (Nguồn: THPT Đầm Dơi)

      Nhiệm vụ của khoa là cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ hoá học, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

      >> Tham quan các khóa học tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ Đại học Bách Khoa

      6) Khoa quản lý công nghiệp

      Khoa hiện có chương trình đào tạo từ cấp bậc đại học đến sau đại học, các nhóm ngành Quản lý công nghiệp và Quản lý doanh nghiệp.

      Ngoài ra, khoa còn có hai chương trình đào tạo hợp tác quốc tế với Maastricht School of Management (MSM, Hà Lan) và Institute of International Management Consulting (IMC, CHLB Đức) đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh (Executive Master of Business Administration) dành cho các nhà quản lý đương nhiệm.

      Chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với các giảng viên đến từ các trường danh tiếng trên thế giới.

      7) Khoa kỹ thuật xây dựng

      - Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng

      - Kiến trúc

      - Kỹ thuật (KT) cơ sở hạ tầng

      - KT công trình biển

      - KT công trình thủy

      - KT công trình xây dựng

      - KT trắc địa – bản đồ

      - KT xây dựng công trình giao thông

      Học sinh nên lựa chọn cho mình một chuyên ngành phù hợp với khả năngHọc sinh nên lựa chọn cho mình một chuyên ngành phù hợp với khả năng (Nguồn: cổng thông tin tuyển sinh)

      Hiện nay, Khoa Xây dựng là khoa lớn nhất trường xét về quy mô đào tạo. Vai trò của Khoa là đào tạo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Kỹ thuật xây dựng và tiến hành các đề tài nghiên cứu tiên tiến có tính ứng dụng cao phục vụ xã hội.

      Gần 200 cán bộ chuyên môn và quản lý tận tụy của Khoa luôn tâm niệm truyền thống: “Vươn tới sự xuất sắc”. Vì vậy, chất lượng đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của khoa.

      Khoa thành lập 7 phòng thí nghiệm trang bị hiện đại, 2 trung tâm nghiên cứu để phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đào tạo bậc đại học và sau đại học, cho hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng cho xã hội.

      8) Khoa môi trường và tài nguyên

      - Kỹ thuật môi trường

      - Quản lý tài nguyên và môi trường

      Tiền thân của Khoa Môi trường hiện nay là Bộ môn Kỹ thuật Môi sinh thuộc Khoa Xây dựng được thành lập vào năm 1981. Đến ngày 28 tháng 9 năm 1999, Bộ môn chính thức trở thành Khoa Môi trường với hai chuyên ngành đào tạo là Kỹ thuật môi trường và Quản lý môi trường.

      Hiện nay, Khoa là một trong những trung tâm chủ chốt đào tạo đội ngũ kỹ sư, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực thuộc môi trường như quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm không khí, xử lý nước thải… cho toàn khu vực miền Nam Việt Nam.

      9) Khoa khoa học ứng dụng

      - Cơ kỹ thuật

      - Vật lý kỹ thuật

      Là một Khoa mới trong hệ thống đào tạo của trường Bách Khoa, Khoa Khoa học Ứng dụng (thành lập năm 2003) ra đời trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ chuyên viên cho các lĩnh vực kỹ thuật liên ngành công nghệ cao như: kỹ thuật y sinh, công nghệ quang tử, cơ kỹ thuật, công nghệ nano, tính toán mô phỏng vật liệu…

      Sứ mệnh của Khoa là đào tạo những kỹ sư có nền tảng khoa học vững chắc để có thể nghiên cứu và làm việc xuất sắc trong lĩnh vực Khoa học Ứng dụng.

      Bên cạnh sứ mệnh giảng dạy, đội ngũ cán bộ khoa còn đảm nhận vai trò nghiên cứu ứng dụng để cho ra những sản phẩm công nghệ cao đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nền công nghiệp mới.

      10) Khoa kỹ thuật giao thông

      - Kỹ thuật hàng không

      - Kỹ thuật ôtô

      - Kỹ thuật tàu thủy

      Khoa Kỹ thuật Giao thông được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 bộ môn Cơ khí Ô tô, Cơ khí Tàu thủy và Kỹ thuật Ô tô.

      Tập thể các thầy cô tại khoa kỹ thuật giao thông Tập thể các thầy cô tại khoa kỹ thuật giao thông (Nguồn: đại học bách khoa)

      Khoa đặt mục tiêu đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực với kiến thức chuyên môn vững chắc cùng kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao trong các hoạt động nghiên cứu, phát triển, thiết kế, chế tạo, vận hành các phương tiện giao thông cho khu vực phía Nam và cả nước.

      11) Khoa công nghệ vật liệu

      Khoa Công nghệ vật liệu được thành lập tháng 6 năm 2001. Mặc dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng Khoa Công nghệ vật liệu đã chứng tỏ là đơn vị nghiên cứu và đào tạo xuất sắc của trường.

      Khoa Công nghệ vật liệu chuyên trách phát triển nguồn nhân lực và công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vật liệu.

      Mục tiêu tiên quyết của khoa là trang bị các kỹ năng, kiến thức cơ bản về khoa học và công nghệ vật liệu cho sinh viên, chuẩn bị hành trang nghề nghiệp để sau khi ra trường sinh viên khoa Công nghệ vật liệu có đủ khả năng, bản lĩnh đảm đương các nhiệm vụ nghiên cứu và cải tiến công nghệ vật liệu trong nước.

      Hy vọng, với bài viết trên các tân sinh viên sẽ chọn cho mình một chuyên ngành phù hợp tại Đại học Bách Khoa TP. HCM. Hãy để tuổi trẻ của mình thật sôi nổi khi học tại ngôi trường mơ ước này nhé.

      Hiếu Lễ (tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học Bách Khoa TP. HCM, liệu có đúng như bạn tưởng?

      09/03/2020

      Đại học Bách Khoa TP. HCM từ lâu đã là ước mơ và nguyện vọng của rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top 5 trường đại học đào tạo về Công nghệ thông tin tại TP.HCM

      27/08/2020

      Ngành Công nghệ thông tin luôn là một ngành hot và nằm trong “cơn khát” nhu cầu nhân lực hiện ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...