Tuyển sinh ĐHQG Hà Nội 2018 - Dùng kết quả bài thi SAT | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Tuyển sinh ĐHQG Hà Nội 2018 - Dùng kết quả bài thi SAT

      Tuyển sinh ĐHQG Hà Nội 2018 - Dùng kết quả bài thi SAT

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:10
      Năm 2018, hình thức xét tuyển qua bài thi SAT được áp dụng rộng rãi ở các trường ĐH thuộc ĐHQG Hà Nội. Để rõ hơn, mời bạn đọc qua bài viết dưới đây!

      Danh sách

      Bài viết

      Năm 2018, ĐHQG HN sử dụng kết quả SAT để xét tuyển (Nguồn: internet)

      Trước đây, ĐHQG HN sử dụng các hình thức xét tuyển truyền thống để "chiêu sinh" bao gồm xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPTQG từng năm và xét tuyển dựa trên kết quả học bạ năm lớp 12. Năm 2018, một hình thức xét tuyển mới được áp dụng cho các trường thuộc ĐHQG HN - kết quả bài thi SAT. Hãy cùng Edu2Review tìm hiểu kỹ hơn nhé!

      Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi SAT

      Từ năm 2018, lần đầu tiên ĐHQG HN tuyển sinh sử dụng kết quả bài thi SAT và còn mở ra nhiều ngành học mới như Công nghệ Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật Robot, Công nghệ Hàng không Vũ trụ, Khoa học Thông tin Địa không gian, Sư phạm tiếng Đức, Quản trị Trường học...

      Chỉ tiêu tuyển sinh của ĐHQG HN năm 2018 là trên 8500 chỉ tiêu theo học 104 chương trình đào tạo chuẩn, chất lượng cao, hệ tiên tiến hoặc liên kết thuộc các lĩnh vực khác nhau như Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, Khoa học Xã hội, Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Giáo dục, Luật học, Y – Dược. ĐHQG HN xét tuyển với thí sinh sử dụng:

      - Kết quả kì thi THPT quốc gia 2018.

      - Kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQG HN tổ chức.

      - Chứng chỉ quốc tế quốc tế Cambridge International Examinations A-Level;

      - Kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ).

      Theo GS - TS Nguyễn Đình Đức, trưởng Ban đào tạo ĐHQG HN, năm 2018 ĐHQG HN tiếp tục phát triển chương trình đào tạo theo hướng liên ngành và xuyên ngành để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày nay.

      >> Xem thêm đánh giá của sinh viên về ĐHQG Hà Nội

      Cấu trú đề thi đánh giá năng lực ĐHQG HN (Nguồn: Youtube)

      Các ngành đào tạo mới năm 2018

      Bao gồm: Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Robot, Công nghệ Hàng không Vũ trụ, Khoa học Thông tin Địa không gian, Sư phạm tiếng Đức, Quản trị Trường học...

      Hơn nữa, nhiều chương trình đào tạo truyền thống được chuyển đổi theo hướng mô hình đào tạo chất lượng cao. Hầu hết đều có sử dụng tổ hợp môn có môn Ngoại ngữ nhằm đảm bảo năng lực ngoại ngữ cần thiết để thí sinh theo kịp các chương trình đào tạo mới.

      Ngoài việc tuyển thí sinh trong nước, ĐHQG HN còn đẩy mạnh thu hút và xét tuyển các thí sinh quốc tế đăng ký các chương trình chất lượng cao, chuẩn quốc tế năm 2018.

      Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã nắm được toàn cảnh về kỳ thi THPTQG năm nay. Chúc các bạn đạt kết quả tốt!

      Quang Hưng tổng hợp

      Nguồn: Dân trí


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đi tìm những trường xét tuyển học bạ tại Hà Nội năm 2018

      06/02/2020

      Trong những năm gần đây đã cho thấy hình thức xét tuyển học bạ được áp dụng ở khá nhiều các ...

      Kỷ lục Toplist 2018,2019

      10 ngành nghề dễ kiếm việc làm nhất hiện nay

      06/02/2020

      Học những ngành nào dễ kiếm việc làm nhất? EBIV giới thiệu top những nghề được cho là hot nhất ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...