Học sinh tìm hiểu về ngành nghề mình yêu thích trong ngày hội tư vấn tuyển sinh 2018 (Nguồn: giaoduc)
Việc các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hằng năm tổ chức tuyển sinh như thế nào luôn là mối quan tâm, trăn trở của rất nhiều bậc phụ huynh và thí sinh dự tuyển. Trên thực tế, câu chuyện này hầu như chỉ xoay quanh một số phương án tuyển sinh quen thuộc từ vài năm nay như xét tuyển đại học dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2018 của Bộ và phương án tuyển sinh riêng.
Trong số 24 trường ĐH công bố phương án tuyển sinh riêng tính tới thời điểm này, có khá nhiều trường cụ thể hóa bằng phương thức tổ chức thi đánh giá năng lực. Do nằm trong khuôn khổ tuyển sinh riêng, nên tất nhiên, việc triển khai kỳ thi và hình thức ra đề cũng sẽ khác nhau tùy theo mỗi trường.
Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher
Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM
Nếu đúng theo kế hoạch, đây sẽ là năm thứ 2 liên tiếp trường ĐH Quốc tế tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Điểm khác biệt là, năm nay trường mạnh dạn dùng phương thức này để tuyển đến 65% tổng chỉ tiêu tuyển sinh, thay vì chỉ là 35% như năm 2017.
>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về Đại học Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Học sinh trong buổi thi thử đánh giá năng lực tại trường ĐH Quốc tế TPHCM năm 2017 (Nguồn: kenhtuyensinh)
Nhận thấy hiệu quả sàng lọc của cách thức tuyển sinh theo phương án này, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng sẽ tổ chức một kỳ thi đánh giá năng lực cùng với ĐH Quốc tế, lấy kết quả áp dụng cho các trường thành viên sử dụng kết quả cho tuyển sinh.
Được biết, đề thi kiểm tra năng lực của trường ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh được thiết kế theo định dạng bài thi SAT II, bao gồm 2 môn thi là Toán và 1 môn tự chọn. Khoảng 70% câu hỏi môn toán liên quan đến toán học, 30% còn lại thuộc về logic.
Theo Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, dự kiến kỳ thi này được tổ chức sau kỳ thi THPT quốc gia từ 7 - 10 ngày, tức là tầm khoảng giữa đến cuối tháng 6/2018.
Thí sinh sẽ làm bài cùng thời điểm tại 3 địa điểm tổ chức là TP Hồ Chí Minh, Bình Định và An Giang. Bài thi tổng hợp gồm 100 câu trắc nghiệm, 3 phần với 5 nội dung đánh giá khác nhau, thời gian làm bài 150 phút.
Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM (Nguồn: Youtube)
Trong đó phần đánh giá năng lực ngôn ngữ có 2 nội dung trắc nghiệm tiếng Việt và tiếng Anh. Phần đánh giá kỹ năng tư duy logic, phân tích số liệu có 2 nội dung: trắc nghiệm kỹ năng tư duy logic và kỹ năng phân tích số liệu. Phần còn lại là trắc nghiệm kỹ năng giải quyết vấn đề. Nội dung câu hỏi phần lớn dựa trên kiến thức chương trình phổ thông. Một số câu mở rộng đòi hỏi khả năng suy luận, logic nhưng vẫn gần với học sinh.
Kết quả bài thi đánh giá năng lực sẽ được công bố theo từng hợp phần và điểm bài thi tổng. Như vậy, tùy vào điều kiện của mình, các trường thành viên sẽ xác định tuyển sinh căn cứ trên điểm tổng hay điểm thành phần của bài thi.
ĐH FPT, ĐH Việt Đức, ĐH Luật TP.HCM: đa dạng về cấu trúc ra đề
Ngoài cụm trường ĐH Quốc gia, nhiều trường ĐH khác cũng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh như các trường ĐH FPT, ĐH Việt Đức, ĐH Luật TP Hồ Chí Minh.
Đối với kỳ thi kiểm tra năng lực ở Đại học Việt Đức, trường sẽ sử dụng đề thi do Viện khảo thí TestDaF (Đức) cung cấp. Đây là bài thi dành cho sinh viên quốc tế muốn vào học ĐH của Đức. Ngoài phần đánh giá kỹ năng, đề thi cũng có phần thi tích hợp với các khối kiến thức liên quan đến các chuyên ngành đào tạo.
>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Việt Đức
Thăm trường đại học Việt - Đức (VGU) tại Thành phố mới Bình Dương - Việt Nam (Nguồn: Youtube)
Với mục tiêu đào tạo chuyên biệt, từ nhiều năm nay trường Đại học FPT đã tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng với 2 bài thi. Bài thi 1 nhằm đánh giá năng lực phổ thông nền tảng và năng lực riêng biệt có liên quan đến ngành học đăng ký dự thi. Bài thi 2 nhằm đánh giá năng lực nghị luận, thông qua một bài luận có chủ đề gần gũi với học sinh đã hoàn thành chương trình trung học.
>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học FPT
Trong khi đó, Trường Đại học Luật TP. HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực sau khi thí sinh đã trải qua vòng sơ tuyển điểm học bạ, xét tuyển kết quả kì thi THPT quốc gia. Bài thi đánh giá năng lực chiếm tỷ trọng 40% (điểm thi THPT quốc gia 50%, điểm học bạ 10%) trong tổng điểm xét tuyển.
>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Luật TP. HCM
Mỗi trường có cách thức tổ chức thi khác nhau (Nguồn: Báo Thanh Niên)
Dù có khác nhau về cách triển khai hay cấu trúc đề, điểm chung của các bài thi này là đều không thuần túy kiểm tra kiến thức bậc THPT mà còn lồng ghép các nội dung kiểm tra kỹ năng, khả năng học Đại học cũng như sự phù hợp với ngành đào tạo. Suy cho cùng, việc siết chặt đầu vào của các trường Đại học cũng được xem như một động thái đầy tính cam kết về một đội ngũ nhân lực chất lượng trong tương lai.
Mỹ Diệp tổng hợp
Nguồn: baotintuc