Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn

      Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn
      Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn
      Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn
      Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn
      4 hình
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      7 ngành

      Giáo dục Mầm non

      Xã hội - Nhân văn
      3 năm
      Xã hội - Nhân văn
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục cao đẳng ngành Giáo dục mầm non (GDMN) nhằm đào tạo giáo viên mầm non (GVMN) đáp ứng được yêu cầu đổi mới của GDMN trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các GVMN được đào tạo phải có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt ch­ương trình GDMN, có khả năng đáp ứng được sự phát triển của GDMN, có kỹ năng tự bồi dưỡng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học để vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
      • Nắm rõ phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục để triển khai nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
      • Hiểu về công tác tổ chức, quản lý trong nhà trường và ngành giáo dục hiện nay.
      • Kiến thức tin học: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ B.
      • Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ.
      • Kiến thức đánh giá sự phát triển của trẻ. Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn và các bệnh thường gặp thường gặp ở trẻ. Kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
      • Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
      • Kiến thức về phát triển thể chất, hoạt động vui chơi, tạo hình, âm nhạc, văn học, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ.
      • Hiểu rõ Điều lệ trường mầm non, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
      • Nắm được mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non, các qui định của giáo dục mầm non.
      • Có kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non, vận dụng có hiệu quả vào việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
      • Có kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non: phương pháp phát triển thể chất; phát triển nhận thức, ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội và thẩm mỹ của các đối tượng trẻ khác nhau bao gồm trẻ có nhu cầu đặc biệt, trẻ dân tộc thiểu số.
      • Nắm được bản chất, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học và đặc điểm của hoạt động dạy học ở mầm non.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Lập kế hoạch dạy học theo chương trình môn học, xây dựng hồ sơ giảng dạy và giáo dục.
      • Biết xác định các yêu cầu, nội dung cơ bản của bài học, dự kiến các phương pháp và đồ dùng dạy học sẽ sử dụng.
      • Quản lý lớp, tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ.
      • Có khả năng vận dụng kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành vào việc giảng dạy.
      • Biết soạn bài lên lớp, biết lựa chọn phương pháp phù hợp với mục tiêu, nội dung bài giảng và biết tổ chức hướng dẫn hoạt động cho trẻ ở trường mầm non.
      • Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và tương tác của trẻ, các phương tiện thiết bị dạy học để đạt kết quả tốt.

      Kỹ năng mềm

      • Xử lý linh hoạt và khéo léo các tình huống sư phạm trên cơ sở nhận biết các đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non.
      • Tổ chức, thực hiện tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục và các hoạt động ngoại khoá đảm bảo những yêu cầu sư phạm cơ bản.
      • Sử dụng và khai thác hiệu quả một số phương tiện dạy học thông dụng. Nắm được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.
      • Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và sử dụng được một số nhạc cụ thông dụng.
      • Có kỹ năng tổ chức, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của trẻ đảm bảo các nguyên tắc và quy chế, quy định hiện hành.
      • Có khả năng giải quyết tình huống, vấn đề trong giảng dạy, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống một cách linh hoạt, hiệu quả.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên hệ CĐSP mầm non sau khi tốt nghiệp làm các công việc như sau :

      • Chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.
      • Làm việc trong các tổ chức xã hội bảo trợ trẻ em.
      • Làm công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục mầm non.

      Giáo dục Tiểu học

      Xã hội - Nhân văn
      3 năm
      Xã hội - Nhân văn
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân Giáo dục tiểu học nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

      Sinh viên tốt nghiệp phải có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khoẻ, có năng lực dạy học, giáo dục học sinh theo các yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học, có khả năng dạy tốt chương trình tiểu học, nghiên cứu khoa học giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của giáo dục tiểu học trong những thập kỷ tới.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học để vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
      • Nắm rõ phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục để triển khai nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
      • Hiểu về công tác tổ chức, quản lý trong nhà trường và ngành giáo dục hiện nay.
      • Kiến thức tin học: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ B.
      • Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ.
      • Có hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình tiểu học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các quy định ở cấp tiểu học.
      • Nắm chắc nội dung chương trình chuẩn kiến thức ký năng các môn học của bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5.
      • Có kiến thức đại cương làm nền tảng để dạy tốt các môn học ở tiểu học.
      • Có kiến thức vững vàng về các môn học để làm tốt công tác chuyên môn và chủ nhiệm lớp. Dạy được ở tất cả các khối, lớp ở bậc tiểu học và có thể dạy các đối tượng học sinh dân tộc và học sinh trí tuệ chậm phát triển.
      • Hiểu biết về điều lệ trường tiểu học và chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
      • Nắm được mục tiêu giáo dục tiểu học, các qui định của giáo dục tiểu học.
      • Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học.
      • Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục phù hợp với học sinh tiểu học.
      • Nắm được bản chất, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học và đặc điểm của hoạt động dạy học ở tiểu học.
      • Có phương pháp dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các qui định ở cấp tiểu học.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Lập kế hoạch dạy học theo chương trình môn học, xây dựng hồ sơ giảng dạy và giáo dục.
      • Biết soạn bài lên lớp, xác định được các yêu cầu, nội dung cơ bản của bài học, biết lựa chọn phương pháp và đồ dùng dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung bài giảng và biết tổ chức hướng dẫn học sinh học tập.
      • Biết phân bố thời gian lên lớp và tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với từng môn học và trình độ học sinh, biết bổ sung, hoàn thiện bài giảng.
      • Có khả năng vận dụng kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành vào việc giảng dạy.
      • Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh, các phương tiện thiết bị dạy học để đạt kết quả tốt.

      Kỹ năng mềm

      • Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
      • Quản lý lớp học, xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết, tự quản, có khả năng giáo dục học sinh cá biệt.
      • Có khả năng làm tốt công tác chủ nhiệm.
      • Tổ chức các hoạt động đội, sao nhi đồng.
      • Xử lý linh hoạt và khéo léo các tình huống sư phạm trên cơ sở nhận biết các đặc điểm tâm lý lứa tuổi đối tượng học sinh.
      • Tổ chức, thực hiện tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục và các hoạt động ngoại khoá đảm bảo những yêu cầu sư phạm cơ bản.
      • Sử dụng và khai thác hiệu quả một số phương tiện dạy học thông dụng. Nắm được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.
      • Có kỹ năng tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo các nguyên tắc và quy chế, quy định hiện hành.
      • Có khả năng giải quyết tình huống, vấn đề trong giảng dạy, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống một cách linh hoạt, hiệu quả.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Học sinh hệ CĐSP Tiểu học sau khi tốt nghiệp làm các công việc như sau:

      • Giảng dạy tại các trường tiểu học.
      • Làm tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học.
      • Có khả năng đảm nhận nhiệm vụ của người công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội.

      Sư phạm Toán học

      Xã hội - Nhân văn
      3 năm
      Xã hội - Nhân văn
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân khoa học ngành Toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững các tri thức về toán cơ bản và phương pháp giảng dạy Toán ở trường trung học cơ sở. Có khả năng giảng dạy các kiến thức toán cho học sinh trong hoc trung học cơ sở đáp ứng chương trình phân ban cũng như chuyên ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường hiện nay.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học để vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
      • Nắm rõ phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục để triển khai nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
      • Hiểu về công tác tổ chức, quản lý trong nhà trường và ngành giáo dục hiện nay.
      • Kiến thức tin học: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ B.
      • Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ.
      • Nắm vững các kiến thức về hệ thống số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực và số phức. Hiểu được nguyên nhân của sự ra đời và mở rộng các tập số đó.
      • Nắm được các khái niệm và định lí cơ bản về giới hạn, tính liên tục của hàm số, đạo hàm, vi phân, nguyên hàm, tích phân,... thấy rõ mối liên hệ giữa ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vectơ, quan hệ tương đương,...
      • Nắm vững các kiến thức cơ bản về Số học, Đại số và Hình học sơ cấp. Biết vận dụng các kiến thức đó để tìm hiểu, nắm vững quan điểm và cách trình bày các vấn đề này trong chương trình sách giáo khoa toán THCS.
      • Hiểu và biết vận dụng các kiến thức cơ bản của Toán học cao cấp như: Cơ sở số học, Đại số tuyến tính, Đại số đại cương, Hình học cao cấp, Phép tính vi phân, tích phân của hàm một biến, nhiều biến, Xác suất thống kê,... để soi sáng kiến thức toán học ở bậc THCS và giải quyết các vấn đề về toán sơ cấp.
      • Nắm được một số các thuật toán số học như: Thuật toán Ơclit, thuật toán giải phương trình,...

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Biết hệ thống và phân loại các dạng toán Số học, Đại số và Hình học ở THCS.
      • Kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, phương pháp giải bài tập, liên hệ giữa kiến thức được nghiên cứu phần cơ, nhiệt, điện, quang với kiến thức ở trường THCS.
      • Vận dụng được các kiến thức đã học để giải bài tập, giải thích các hiện tượng điện, từ trong tự nhiên và trong đời sống, biết việc ứng dụng các quy luật điện và từ trong khoa học, kĩ thuật.
      • Có khả năng vận dụng kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành vào việc học tập các môn chuyên ngành và vận dụng vào nghề nghiệp.
      • Có kĩ năng truyền đạt kiến thức Toán học THCS và các thông tin khác một cách chính xác, sâu sắc và dễ hiểu để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành Toán học và Vật lý.
      • Biết soạn bài lên lớp, biết lựa chọn phương pháp phù hợp với mục tiêu, nội dung bài giảng và biết tổ chức hướng dẫn học sinh học tập.
      • Sử dụng được máy tính và có thể khai thác các phần mềm ứng dụng phục vụ trong thiết kế bài giảng giúp nâng cao chất lượng dạy học, khai thác có hiệu quả mạng internet phục vụ trong công việc và đời sống.
      • Triển khai được đổi mới PPDH và vận dụng được các phương pháp dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh với những nội dung dạy học cụ thể.

      Kỹ năng mềm

      • Xử lý linh hoạt và khéo léo các tình huống sư phạm trên cơ sở nhận biết các đặc điểm tâm lý lứa tuổi đối tượng học sinh.
      • Tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục và các hoạt động ngoại khoá đảm bảo những yêu cầu sư phạm cơ bản.
      • Sử dụng và khai thác hiệu quả một số phương tiện dạy học thông dụng. Nắm được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.
      • Có kỹ năng tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo các nguyên tắc và quy chế, quy định hiện hành.
      • Có khả năng giải quyết tình huống, vấn đề trong giảng dạy, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống một cách linh hoạt, hiệu quả.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giảng dạy các môn Toán học ở các trường THCS, trường dạy nghề; làm công tác chuyên môn ở các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.
      • Có khả năng đảm nhận nhiệm vụ của người công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội,...

      Sư phạm Sinh học

      Xã hội - Nhân văn
      3 năm
      Xã hội - Nhân văn
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học, dạy môn Sinh học. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Sinh học, thuộc khối ngành Sư phạm có khả năng là giáo viên dạy môn Sinh học ở các trường Trung học cơ sở, Trung học chuyên nghiệp. Có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu thuộc ngành Sinh học, Sinh thái học, Môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực Sinh học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học để vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
      • Nắm rõ phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục để triển khai nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
      • Hiểu về công tác tổ chức, quản lý trong nhà trường và ngành giáo dục hiện nay.
      • Kiến thức tin học: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ B.
      • Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ.
      • Khái niệm, quy luật về hình thái, cấu tạo, các quá trình sinh lí của sinh vật trong mối quan hệ với đời sống của chúng trong môi trường:
      • Các quá trình sống diễn ra ở cấp độ cơ thể, cơ quan và một phần nào đó ở cấp độ tế bào của thực vật, động vật và một phần nhỏ Vi khuẩn, Nấm, Địa y.
      • Các nhóm phân loại thực vật, động vật, ý nghĩa sinh thái, giá trị kinh tế, liên hệ nguồn gốc của chúng.
      • Hình thái cấu tạo các cơ quan, cơ chế của các qúa trình sinh lí trong cơ thể người, vệ sinh đảm bảo sức khỏe, giáo dục dân số.
      • Các quy luật cơ bản của hiện tượng di truyền, cơ chế phát sinh biến dị, các nguyên tắc chọn giống, công nghệ gen, tế bào.
      • Các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường thông qua các cấp độ tổ chức trên cơ thể, tác động của dân số đối với môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường.
      • Hiểu và biết vận dụng các kiến thức cơ bản của môn Sinh học để giải quyết các vấn đề thực tế.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp dạy học bộ môn vào việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy - học chương trình Sinh học ở trường THCS một cách sáng tạo, phù hợp.
      • Biết vận dụng kiến thức đã học để bản thân và hướng dẫn học sinh xử lý các tình huống thường gặp trong chăn nuôi, trồng trọt, môi trường. Từ đó góp phần phát triển kinh tế địa phương.
      • Sử dụng thành thạo các đồ dùng dụng cụ thí nghiệm Sinh học phương tiện kỹ thuật thông thường trong dạy học Sinh học: bộ đồ mổ, ống nghiệm, hoá chất, kính hiển vi, máy móc chuyên ngành, máy chiếu, máy vi tính, phần mềm dạy học,... Từ đó có kỹ năng bộ môn như: làm thí nghiệm, giải phẫu, quan sát mẫu vật, pha chế hoá chất.
      • Có kỹ năng tổ chức tham quan ngoại khoá, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh THCS và có kĩ năng, thói quen tích luỹ sưu tầm tư liệu, mẫu vật, tranh ảnh, làm đồ dùng dạy học để phục vụ tốt công tác dạy học Sinh học và Hoá học ở THCS.

      Kỹ năng mềm

      • Xử lý linh hoạt và khéo léo các tình huống sư phạm trên cơ sở nhận biết các đặc điểm tâm lý lứa tuổi đối tượng học sinh.
      • Tổ chức, thực hiện tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục và các hoạt động ngoại khoá đảm bảo những yêu cầu sư phạm cơ bản.
      • Sử dụng và khai thác hiệu quả một số phương tiện dạy học thông dụng; Nắm được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.
      • Có kỹ năng tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo các nguyên tắc và quy chế, quy định hiện hành.
      • Có khả năng giải quyết tình huống, vấn đề trong giảng dạy, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống một cách linh hoạt, hiệu quả.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giảng dạy các môn Sinh học ở các trường THCS, trường dạy nghề; làm công tác chuyên môn ở các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.
      • Có khả năng đảm nhận nhiệm vụ của người công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội,...

      Sư phạm Ngữ văn

      Xã hội - Nhân văn
      3 năm
      Xã hội - Nhân văn
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình cử nhân Sư phạm Ngữ văn có mục tiêu đào tạo đội ngũ giáo viên năng động, tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu xã hội trong bối cảnh mới. Chương trình đào tạo hướng tới mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn ngữ và giáo dục; rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản, phát triển kĩ năng nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng lòng yêu nghề, trách nhiệm nghề nghiệp,...

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học để vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
      • Nắm rõ phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục để triển khai nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
      • Hiểu về công tác tổ chức, quản lý trong nhà trường và ngành giáo dục hiện nay.
      • Kiến thức tin học: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ B.
      • Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ.
      • Có kiến thức hệ thống và chuyên sâu về Văn học và tiếng Việt, bao gồm các đơn vị kiến thức: Văn học Việt Nam hiện đại; Văn học thế giới; Văn học trung đại Việt Nam; Lí luận văn học – Đọc văn; Văn bản – Làm văn; Cơ sở văn hóa Việt Nam – Văn học dân gian; Dẫn luận ngôn ngữ và đại cương tiếng Việt; Ngữ pháp TV – TVTH; Từ vựng ngữ nghĩa TV; Phong cách học – Ngữ dụng học.
      • Có hiểu biết về chương trình, nội dung môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở.
      • Kiến thức cơ bản về Ngữ văn địa phương; các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn ở trường THCS để làm công tác giảng dạy và nghiên cứu Ngữ văn.
      • Có kiến thức lí luận về phương pháp dạy học bộ môn, hình thức tổ chức dạy và học các nguyên tắc và kỹ thuật dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về chất lượng và hiệu quả.

      Về kỹ năng

      Kĩ năng cứng

      • Có các kĩ năng sư phạm: xây dựng được kế hoạch dạy học, kiểm tra, đánh giá trình độ về môn Ngữ văn của học sinh bậc học trung học cơ sở.
      • Nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh trung học cơ sở để có thể giải quyết hợp lí các tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình dạy học môn Ngữ văn và giáo dục học sinh.
      • Có kĩ năng nghiên cứu khoa học về những vấn đề có liên quan đến nội dung, chương trình dạy học môn Ngữ văn ở bậc trung học cơ sở.
      • Nắm được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.

      Kĩ năng mềm

      • Xử lý linh hoạt và khéo léo các tình huống sư phạm trên cơ sở nhận biết các đặc điểm tâm lý lứa tuổi đối tượng học sinh.
      • Tổ chức, thực hiện tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục và các hoạt động ngoại khoá đảm bảo những yêu cầu sư phạm cơ bản.
      • Sử dụng và khai thác hiệu quả một số phương tiện dạy học thông dụng.
      • Nắm được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.
      • Có kỹ năng tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo các nguyên tắc và quy chế, quy định hiện hành.
      • Có khả năng giải quyết tình huống, vấn đề trong giảng dạy, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống một cách linh hoạt, hiệu quả.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn đảm nhiệm công việc sau:

      • Giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường THCS.
      • Làm cán bộ, chuyên viên quản lý chuyên môn các môn Ngữ văn ở các cơ sở quản lý giáo dục.
      • Làm việc ở các cơ quan, đơn vị có sử dụng đến kiến thức môn Ngữ văn.

      Sư phạm tiếng Anh

      Xã hội - Nhân văn
      3 năm
      Xã hội - Nhân văn
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Tiếng Anh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy tiếng Anh ở các cấp học tiểu học, các trường trung học cơ sở; có khả năng học ở các trình độ cao hơn. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo cử nhân Sư phạm Tiếng Anh có thể làm phiên dịch tiếng Anh hoặc những công việc có sử dụng tiếng Anh trong các tổ chức, công ty.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học để vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
      • Nắm rõ phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục để triển khai nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
      • Hiểu về công tác tổ chức, quản lý trong nhà trường và ngành giáo dục hiện nay.
      • Kiến thức tin học: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ B.
      • Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ.
      • Có kiến thức tiếng Anh ở trình độ trên trung cấp (tương đương B2) về các bình diện ngôn ngữ (từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ âm, ngữ pháp);
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về Ngữ âm tiếng Anh, nắm được hệ thống âm vị, các đặc điểm và chức năng của chúng.
      • Hiểu biết một cách hệ thống về Từ vựng – ngữ nghĩa, nắm được cách thức cấu tạo từ tiếng Anh, đặc biệt là những cách thức cấu tạo từ phổ biến. Nắm được kiến thức cơ bản về từ tượng thanh, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, phép ẩn dụ, hoán dụ, thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Anh.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản hệ thống về Ngữ pháp tiếng Anh hiện đại, nắm được các từ loại trong tiếng Anh và các đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa của chúng, nắm được các khái niệm và quy tắc phổ biến nhất về hệ thống ngữ pháp tiếng Anh như cách dùng các thời, thể, dạng, các loại câu thức trong tiếng Anh, Trên cơ sở đó, người học có thể biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với mục đích giao tiếp và giảng dạy tiếng Anh ở trường tiểu học hoặc THCS.
      • Có kiến thức xã hội bằng tiếng Anh về các lĩnh vực của cuộc sống; về các chủ điểm: gia đình, nhà trường, giáo dục, sức khỏe, y tế, giải trí, thời tiết, môi trường, thông tin, văn hóa, thể thao, khoa học, công nghệ, việc làm, phong tục tập quán, nhà nước, pháp luật, lịch sử, văn học, nghệ thuật,...
      • Có kiến thức về các nền văn hoá, văn minh của các nước nói tiếng Anh.
      • Nắm vững phương pháp giảng dạy tiếng Anh bậc Trung học cơ sở và Tiểu học.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Sử dụng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) ở trình độ trên trung cấp (tương đương B2) trong các tình huống giao tiếp xã hội và đời sống hàng ngày:

      • Nghe: Sinh viên nghe hiểu và tổng hợp các ý chính và hầu hết các ý chi tiết của các ngôn bản bằng tiếng Anh chuẩn với độ phức tạp về ngôn ngữ và nội dung phổ biến như bài giảng ở cấp độ cao đẳng, đại học; về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, đất nước, con người. Có khả năng tổng hợp, xử lý và tái tạo thông tin.
      • Nói: Sinh viên thực hiện những nhiệm vụ giao tiếp xã hội, sinh hoạt và nghề nghiệp. Biết mở đầu, duy trì, và kết thúc cuộc đàm thoại, giao tiếp thích hợp với hoàn cảnh và chủ điểm. Phong cách giao tiếp tự tin, diễn đạt trôi chảy. Từ vựng, ngữ pháp và ngữ điệu được sử dụng một cách hiệu quả.
      • Đọc: Sinh viên đọc hiểu được ý chính và hầu hết các ý chi tiết của văn bản có cấu trúc rõ ràng, chặt chẽ. Hiểu được một phần các văn bản có những khái niệm trừu tượng và cấu trúc khó, thậm chí cả những bài liên quan đến lĩnh vực văn hóa bản ngữ. Sinh viên cần phải tổng hợp, xử lý và tái tạo thông tin.
      • Viết: Sinh viên viết được các văn bản khác nhau để đáp ứng các nhu cầu xã hội và công việc. Vận dụng được kiến thức ngữ pháp, từ vựng và thủ pháp trong các bài viết.
      • Vận dụng kiến thức về phương pháp giảng dạy để soạn giáo án, tổ chức hoạt động giảng dạy, tổ chức việc kiểm tra, đánh giá việc dạy học.

      Kỹ năng mềm

      • Tổ chức, thực hiện tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục và các hoạt động ngoại khoá đảm bảo những yêu cầu sư phạm cơ bản.
      • Sử dụng và khai thác hiệu quả một số phương tiện dạy học thông dụng. Nắm được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.
      • Xử lý linh hoạt và khéo léo các tình huống sư phạm trên cơ sở nhận biết các đặc điểm tâm lý lứa tuổi đối tượng học sinh.
      • Có kỹ năng tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo các nguyên tắc và quy chế, quy định hiện hành.
      • Có khả năng giải quyết tình huống, vấn đề trong giảng dạy, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống một cách linh hoạt, hiệu quả.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Làm công tác giảng dạy, quản lý chuyên môn tại các trường trung học cơ sở và tiểu học, các trung tâm ngoại ngữ và các cơ sở giáo dục khác; làm những công việc có sử dụng tiếng Anh như lễ tân khách sạn, thư ký văn phòng.

      Sư phạm Mầm non

      Xã hội - Nhân văn
      3 năm
      Xã hội - Nhân văn
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên.

      Mục tiêu đào tạo

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      Về kỹ năng

      Cơ hội nghề nghiệp

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Giới thiệu về trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

      Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Lạng Sơn tiền thân là trường Trung học Sư phạm Lạng Sơn được hình thành năm 1992 trên cơ sở hợp nhất của 4 trường: trường sư phạm 12+2 (thành lập năm 1961), trường Sư phạm 12+3 (thành lập năm 1961), trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục (thành lập năm 1972) và trường sư phạm mẫu giáo (thành lập năm 1973).

      Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn là cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ đào tạo, liên kết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trình độ đại học, cao đẳng đảm bảo chất lượng thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, khoa học giáo dục phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển giáo dục – kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh trong khu vực.

      CĐ Sư phạm Lạng Sơn – Mùa xuân non cao

      Sứ mạng

      Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn là cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ đào tạo, liên kết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trình độ đại học, cao đẳng đảm bảo chất lượng thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, khoa học giáo dục phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển giáo dục – kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh trong khu vực.

      Tầm nhìn

      Xây dựng trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn trở thành trường đại học đa cấp, đa ngành – một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ có uy tín của khu vực miền núi phía Bắc và trên toàn quốc.

      Đội ngũ giảng viên

      Đội ngũ giáo viên: Khi sát nhập 4 trường, tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên là 160 người, trong đó 10 cán bộ có trình độ sau đại học và thạc sĩ.
      Quy mô đào tạo: nâng cao chất lượng các hệ chuẩn 12+2, 10+3, tăng cường bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho giáo viên của tỉnh: 9+32 tuần, 9+3, 9+1, 12+6 tháng. Từ năm 1992 đến năm 1997, trường đã nâng cấp trình độ cho 490 giáo viên (từ trung học sư phạm lên cao đẳng sư phạm).Đội ngũ giáo viên của trường

      Đội ngũ giáo viên của trường

      Cơ sở vật chất

      Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang với đầy đủ các hạng mục công trình: giảng đường, ký túc xá, nhà công vụ, phòng nghiệm, thư viện, phòng học tiếng, phòng máy tính, nhà đa chức năng, sân chơi, bãi tập,...

      Cơ sở vật chất: xây mới khu giảng đường 16 phòng học, khu làm việc, sửa chữa nâng cấp các khu nhà giấy dầu, xây dựng khuôn viên; đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ thí nghiệm, thực hành, bổ sung giáo trình tài liệu.Sân trường rộng của trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

      Sân trường rộng của trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

      Nguồn: Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

      Địa điểm