Chương trình đào tạo
6 ngành
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tuyển thí sinh nam nữ có ngoại hình cân đối đã tốt nghiệp trung cấp đúng chuyên ngành đăng ký dự thi và đáp ứng các yêu cầu của ngành tuyển.
Mục tiêu đào tạo
- Sinh viên sẽ được tiếp xúc một cách chân thật nhất về kỹ năng biểu diễn trên sân khấu. Bên cạnh đó, cơ hội tìm kiếm việc làm trong và sau quá trình học tập khá thuận lợi khi bản thân sinh viên có thể tiếp xúc với nhiều người có kinh nghiệm trong nghề và tìm được môi trường công việc phù hợp với bản thân.
- Bên cạnh đào tạo về chuyên ngành, sinh viên còn được đào tạo thêm khối kiến thức chuyên ngành như nhạc lý cơ bản, ký xướng âm, phân tích tác phẩm âm nhạc, tính năng nhạc cụ, hòa thanh, lịch sử âm nhạc phương tây và Việt Nam, hợp xướng, âm nhạc truyền thống Việt Nam và các môn học thực hành như Hòa tấu dàn nhạc, thực hành biểu diễn, thực hành dàn dựng,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức cơ bản về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật;
- Kiến thức cơ sở ngành âm nhạc và kiến thức ngành biểu diễn nhạc cụ phương Tây;
- Có kiến thức khái quát lịch sử nền âm nhạc thế giới, âm nhạc phương Đông, âm nhạc Việt Nam qua các thời đại.
- Nắm vững kiến thức hòa thanh cổ điển, hòa thanh Jazz, Rock, Pop;
- Nhận biết và phân tích được các hình thức, thể loại âm nhạc ở trình độ đại học.
- Có kiến thức về ngoại ngữ (trình độ B) và tin học (trình độ A);
- Có kỹ năng thực hành biểu diễn chuyên ngành nhạc cụ phương Tây.
Về kỹ năng
- Có năng lực vận dụng sáng tạo các kiến thức chuyên ngành biểu diễn nhạc cụ phương Tây vào quá trình hoạt động chuyên môn. Sử dụng thành thạo nhạc cụ phương Tây, có khả năng biểu diễn solo, hòa tấu với nhiều phong cách âm nhạc khác nhau ở trình độ đại học;
- Có khả năng phân tích tổng hợp tác phẩm âm nhạc, các hình thức âm nhạc. Biết xử lý linh hoạt và giải quyết các vấn đề trong thực hành chuyên môn;
- Có khả năng ứng dụng, khai thác, cập nhật công nghệ thông tin và xử lý tốt các thông tin về chuyên ngành để phục vụ chuyên môn nghiệp vụ. Có khả năng đề xuất sáng kiến, cải tiến trong quá trình hoạt động chuyên môn tại đơn vị;
- Có năng lực tổ chức các hoạt động chuyên môn như sinh hoạt chuyên đề về âm nhạc, các phong trào văn hóa, văn nghệ chuyên và không chuyên;
- Có khả năng thiết kế bài giảng trong giảng dạy âm nhạc;
- Có khả năng tuyên truyền, phổ biến về nghề nghiệp chuyên môn đã học tập thông qua các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng để góp phần xây dựng, phát triển nghề nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Là nhạc công, đội trưởng, đội phó trong các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp;
- Đảm nhiệm các công tác khác: trợ giảng chuyên ngành, giảng viên bậc trung cấp. Cán bộ nghiên cứu ở các cơ quan văn hóa, các trung tâm nghiên cứu.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tuyển sinh nam, nữ trong cả nước
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản lý văn hóa để quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Nắm vững kiến thức cơ bản về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; khoa học quản lý; chính sách văn hóa, pháp luật về văn hóa ở Việt Nam; kiến thức chuyên ngành Quản lý văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa trong Quân đội, hệ thống lý thuyết về lịch sử quân sự Việt Nam.
Có trình độ ngoại ngữ (B1 khung tham chiếu châu Âu) và tin học văn phòng trình độ B quốc gia;
Có khả năng quản lý, điều hành hoạt động văn hóa nghệ thuật quần chúng ở các đơn vị trong Quân đội.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Có năng lực vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học vào quá trình hoạt động chuyên môn như: xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thông tin tuyên truyền và cổ động, sự kiện văn hóa trong và ngoài quân đội;
- Có năng lực quản lý hệ thống hoạt động văn hóa ở các đơn vị: tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra;
- Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, cập nhật và xử lý thông tin trong công tác chuyên môn;
- Có năng lực, kỹ năng cơ bản về xây dựng, tổ chức, quản lý các hoạt động của các thiết chế văn hóa: nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng; phòng Hồ Chí minh; các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật; dịch vụ văn hóa; sự kiện văn hóa, lễ hội; Xây dựng dự án văn hóa nghệ thuật;
- Có năng lực thiết kế, xây dựng kịch bản, tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa nghệ thuật, dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp.
Kỹ năng mềm
- Có năng lực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bộ đội và nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thực hành xây dựng nếp sống, lối sống mới, xây dựng đời sống văn hóa ở các đơn vị cơ sở;
- Có khả năng hội nhập và làm việc nhóm; khả năng thiết kế, tổ chức thực hiện, hướng dẫn và xử lý linh hoạt các hoạt động văn hoá – nghệ thuật;
- Có khả năng nghiên cứu nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của quần chúng để xây dựng, phát triển hoạt động văn hoá nghệ thuật ở đơn vị cơ sở. Nắm bắt được các nhu cầu, thị hiếu văn hóa của quần chúng, từ đó xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thông tin tuyên truyền và cổ động có hiệu quả;
- Có khả năng thuyết trình và quảng cáo các hoạt động văn hoá nghệ thuật; phát hiện, bồi dưỡng hạt nhân nòng cốt cho phong trào văn hóa nghệ thuật của đơn vị và địa phương nơi đóng quân;
- Có khả năng giám sát, đánh giá, tổng kết các hoạt động văn hóa nghệ thuật; tham gia nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và phổ biến các giá trị văn hóa quân sự và văn hóa truyền thống của dân tộc.
Cơ hội nghề nghiệp
- Cán bộ phụ trách, nhân viên văn hóa văn nghệ tại các đơn vị cơ sở trong quân đội;
- Nghiên cứu, khai thác, tham mưu về công tác văn hóa văn nghệ ở đơn vị cơ sở;
- Bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa quần chúng tại đơn vị và địa bàn nơi đóng quân.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tuyển thí sinh nam nữ có ngoại hình cân đối đã tốt nghiệp trung cấp đúng chuyên ngành đăng ký dự thi và đáp ứng các yêu cầu của ngành tuyển.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Sư phạm Âm nhạc, có trình độ lý luận và thực hành để giảng dạy âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa sư phạm âm nhạc của các trường nghệ thuật và văn hoá – nghệ thuật, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Có hiểu biết cơ bản về khối kiến thức khoa học xã hội và nhân văn ở trình độ đại học; có kiến thức cơ bản về âm nhạc và khoa học sư phạm, bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành; nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức tổ chức hoạt động dạy học môn âm nhạc ở bậc tiểu học, trung học cơ sở. Đạt trình độ B về công nghệ thông tin, trình độ A về ngoại ngữ (tiếng Anh);
Nắm được yêu cầu, quy trình các bước thực hiện đề tài, sáng kiến khoa học về âm nhạc học, về giáo dục âm nhạc. Có hiểu biết cơ bản về công tác Đoàn, Đội.
Vê kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Thành thạo các kỹ năng về chuyên môn: kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng thiết kế bài giảng, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết bảng,... Có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục các phân môn âm nhạc đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đối với việc giảng dạy môn Âm nhạc ở trường tiểu học, trung học cơ sở;
- Có kỹ năng phân tích tác phẩm âm nhạc trong chương trình dạy học âm nhạc, có những kỹ năng thực hành chính xác và thành thạo các môn: thanh nhạc, nhạc cụ, ký xướng âm;
- Có kỹ năng đánh giá chính xác, công bằng kết quả học tập của học sinh; biết phát triển năng lực tự học, tinh thần thái độ học tập tích cực, tự giác của học sinh;
- Biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt, sáng tạo vào hoạt động dạy học cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở trường tiểu học, trung học cơ sở;
- Có kỹ năng tổ chức các hoạt động Đội, hoạt động Đoàn ở trường học và địa phương.
Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh trong thực tiễn quá trình dạy học âm nhạc;
- Có kỹ năng tuyên truyền và tổ chức các hoạt động và sự kiện âm nhạc, văn hóa văn nghệ ở nhà trường và cộng đồng;
- Có kỹ năng vận động các tổ chức, đoàn thể xã hội và phụ huynh học sinh phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động âm nhạc bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh;
- Có khả năng phát hiện, bồi dưỡng và khuyến khích sự phát triển năng khiếu âm nhạc cho học sinh, giáo viên trong nhà trường và cộng đồng địa phương;
- Có khả năng dàn dựng chương trình ca nhạc cho học sinh phổ thông.
Cơ hội nghề nghiệp
- Là giáo viên giảng dạy và hoạt động âm nhạc tại các cơ sở giáo dục bậc tiểu học, trung học cơ sở;
- Làm Tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tham gia hoạt động công tác Đoàn thanh niên tại các cơ sở giáo bậc tiểu học và trung học cơ sở.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tuyển thí sinh nam nữ có ngoại hình cân đối đã tốt nghiệp trung cấp đúng chuyên ngành đăng ký dự thi và đáp ứng các yêu cầu của ngành tuyển.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Biên đạo múa trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Biên đạo, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong lĩnh vực múa nói riêng và văn hoá nghệ thuật nói chung.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Nắm vững kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp Biên đạo Múa và những kiến thức thuộc các khối: Khoa học xã hội – Nhân văn; giáo dục quốc phòng; kiến thức cơ sở ngành; kiến thức ngành. Biết 1 ngoại ngữ (Trình độ B) và Tin học;
Có năng lực nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy và hoạt động thực.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Có năng lực vận dụng sáng tạo các hình thức chuyên môn vào nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Biên đạo múa;
- Có khả năng phân tích kết cấu hệ thống chất liệu, tác phẩm múa, thể loại múa trong công tác Biên đạo múa;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, có sáng kiến cải tiến đổi mới phương pháp dạy học, giáo trình, giáo án;
- Có năng lực tổ chức hoạt động chuyên môn, giới thiệu các mô hình đào tạo, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, tập huấn chuyên môn cho diễn viên các đoàn nghệ thuật;
- Có khả năng xây dựng kịch bản các chương trình thi, biên soạn giáo trình, giáo án biên đạo múa.
Kỹ năng mềm
- Có năng lực tuyên truyền phổ biến về ngành múa, góp phần nâng cao phát triển chất lượng đào tạo Biên đạo múa;
- Biết vận động quần chúng nhân dân, các tổ chức đoàn thể xã hội phối hợp để phổ cập kiến thức nghệ thuật múa;
- Có khả năng nghiên cứu nắm bắt xu hướng, thị hiếu thưởng thức để nâng cao các tác phẩm múa. Tổ chức các hoạt động xã hội, câu lạc bộ liên quan đến lĩnh vực đào tạo múa trong các cơ sở giáo dục trong và ngoài quân đội;
- Có khả năng phát hiện bồi dưỡng tài năng, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực nghệ thuật múa;
- Có khả năng kiểm tra, hướng dẫn luyện tập cho khối nghệ thuật chuyên và không chuyên.
Cơ hội nghề nghiệp
- Là biên đạo múa làm việc tại các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong và ngoài quân đội;
- Là giáo viên các trường trung cấp, sơ cấp có chuyên ngành nghệ thuật múa, là cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở trung tâm nghiên cứu.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tuyển thí sinh nam nữ có ngoại hình cân đối đã tốt nghiệp trung cấp đúng chuyên ngành đăng ký dự thi và đáp ứng các yêu cầu của ngành tuyển.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn Thanh nhạc kết hợp kiến thức nền khoa học xã hội và kỹ năng sư phạm, đủ khả năng tự phát triển bản thân để làm việc trong nhiều lĩnh vực có liên quan âm nhạc (lĩnh vực âm nhạc như dạy thanh nhạc, đàn piano phổ thông, phân tích âm nhạc, biển diễn; các công việc khác thuộc lĩnh vực truyền thông, văn hóa,…).
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Nắm vững có hệ thống ở trình độ đại học biểu diễn Thanh nhạc và những kiến thức thuộc 4 khối kiến thức sau: Khoa học xã hội – Nhân văn và giáo dục Quốc phòng; kiến thức cơ sở ngành; Kiến thức ngành; ngoại ngữ (B1 khung tham chiếu châu Âu) và Tin học;
Có khả năng biểu diễn chuyên ngành Thanh nhạc, có khả năng điều hành, dàn dựng tác phẩm thanh nhạc đơn giản ở các đơn vị nghệ thuật không chuyên
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Làm chủ được một trong các kỹ thuật thanh nhạc ở các tác phẩm kinh điển, có thể biểu diễn tốt một trong các thể loại: thính phòng, dân gian, nhạc nhẹ;
- Có khả năng hát được các phong cách hát của từng thời kỳ như tiền cổ điển, lãng mạn, hiện đại và đương đại;
- Có khả năng hát hợp xướng;
- Có năng lực sử dụng và ứng dụng công nghệ nhằm khai thác, xử lý thông tin, phục vụ cho chuyên ngành Thanh nhạc và nâng cao chuyên môn;
- Có năng lực trong tổ chức thực hiện các hoạt động đòi hỏi chuyên môn Thanh nhạc như: giới thiệu tác giả, tác phẩm; hội thảo, tọa đàm chuyên đề về ngành Thanh nhạc trong xu thế mới; tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn;
- Có năng lực thiết kế và xây dựng nội dung kịch bản những chương trình nghệ thuật thuộc chuyên ngành Thanh nhạc như: xây dựng danh mục bài hoặc thiết kế đề cương cho một chương trình biểu diễn.
Kỹ năng mềm
- Có khả năng phổ biến, tuyên truyền tới cộng đồng về nghề nghiệp cũng như chuyên ngành Thanh nhạc, nhằm giúp khán giả thêm hiểu, thêm yêu bộ môn nghệ thuật Thanh nhạc. Từ đó, sẽ phát triển và mở rộng ngành nghệ thuật Thanh nhạc hơn nữa;
- Biết phối hợp với cộng đồng, các tổ chức đoàn thể xã hội nhằm tiếp cận thực tiễn để tiếp thu, học hỏi thêm những tư liệu, chất liệu nghệ thuật Thanh nhạc của dân tộc, làm phong phú thêm cho chuyên môn của mình;
- Có khả năng phát hiện và bồi dưỡng năng kiếu cho thế hệ trẻ, khả năng chuyên môn đảm nhiệm được việc giảng dạy bộ môn Thanh nhạc ở bậc Trung cấp, Cao đẳng tại các đơn vị đào tạo nghệ thuật;
- Có khả năng dàn dựng, kiểm tra, đánh giá được chất lượng chuyên môn cho các chương trình nghệ thuật đơn giản và có thể đảm nhiệm những công việc đòi hỏi tính chuyên môn như: Dàn dựng các tiết mục văn nghệ, tập huấn cho các đơn vị thuộc khối không chuyên.
Cơ hội nghề nghiệp
- Là cán bộ phụ trách chuyên môn Thanh nhạc và tham gia biểu diễn tại các đoàn văn công và các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp;
- Có khả năng tham gia nghiên cứu và học tập ở cấp độ cao hơn;
- Có khả năng là giảng viên giảng dạy bộ môn Thanh nhạc tại các trường Trung cấp chuyên nghiệp và không chuyên.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tuyển sinh nam, nữ trong cả nước.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân ngành Báo chí có khả năng thực hiện các kỹ năng nghiệp vụ của nhà báo tại các tòa soạn báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình, báo mạng điện tử; làm chuyên môn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị đòi hỏi kiến thức, kỹ năng ngành báo chí.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Sinh viên có kiến thức bao quát về các loại hình báo chí: Báo in, Phát thanh, Báo mạng, Báo ảnh.
- Hiểu rõ được cơ sở lý luận và xu hướng phát triển của các loại hình báo chí; có khả năng nhận định, đánh giá, bình luận các vấn đề xã hội. Năng đông trong tư duy và phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình tác nghiệp.
- Có kiến thức chuyên sâu về các thể loại báo chí, đặc biệt là các thể loại Tin, Phóng sự, Phỏng vấn (thẩm định được chất lượng các tác phẩm báo chí; hiểu rõ đặc điểm, yêu cầu đối với từng thể loại).
- Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu liên quan đến cơ sở ngành và chuyên ngành.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Nắm vững quy trình lao động sáng tạo tác phẩm trên các loại hình báo chí khác nhau, đặc biệt là loại hình Báo in, Phát thanh và Báo mạng.
- Thông thạo kỹ năng của phóng viên báo chí như kỹ năng phát hiện đề tài, thu thập, xử lý thông tin, thể hiện tác phẩm,…
- Hiểu rõ một số kỹ năng cơ bản của một biên tâp viên như: quy trình biên tập một tác phẩm báo chí, kỹ năng phân tích, thẩm định và biên tập một tác phẩm báo chí.
- Sử dụng thành thạo máy ghi âm, máy ảnh phục vụ cho hoạt động sáng tạo tác phẩm.
Kỹ năng mềm
- Sinh viên tự học tập nghiên cứu
- Có kỹ năng làm việc độc lâp và làm việc theo nhóm
- Biết cách xây dựng kế hoạch cho mọi công việc
- Xử lý linh hoạt các tình huống trong quá trình tác nghiệp
- Có kỹ năng tổ chức sự kiện
Cơ hội nghề nghiệp
Là các phóng viên làm việc tại:
- Các cơ quan báo chí, truyền thông trong cả nước.
- Tác nghiệp ở các chức danh khác nhau trong guồng máy sản xuất báo chí (phóng viên, biên tập viên,…).
- Thực hiện các công việc thông tin, tuyên truyền ở các đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như: Các cơ quan văn hóa, tư tưởng; tổ chức truyền thông; các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội,...
- Tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội của Đảng và Nhà nước.
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội ra đời từ năm 1955. Đây là một trường đa ngành, chuyên đào tạo các văn nghệ sĩ biểu diễn, nhạc sĩ sáng tác, biên đạo múa chuyên nghiệp, cán bộ quản lý văn hoá và nhà văn.
Từ mái trường này, hàng nghìn học viên đã được rèn luyện học tập để trở thành những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật. Hàng nghìn cán bộ, giảng viên, học viên đã có mặt ở các chiến trường phục vụ bộ đội và nhân dân trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
Khoa Thanh nhạc của trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Giới thiệu chung về trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Đại học VHNT Quân đội là một trường đại học đa ngành ở Việt Nam. Chuyên đào tạo các văn nghệ sĩ biểu diễn, nhạc sĩ sáng tác, biên đạo múa chuyên nghiệp, cán bộ quản lý văn hoá – nhà văn – sân khấu – điện ảnh cho quân đội và quốc gia.
Đặc biệt là đào tạo nghệ thuật dân tộc miền núi cho các tỉnh vùng sâu vùng xa và Sư phạm nhạc hoạ theo công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá của chính phủ.
Nhà trường được thành lập ngày 23 tháng 09 năm 1955 với tên gọi Trường Nghệ thuật Quân đội.
Sinh viên trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Sứ mạng
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội có sứ mạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, diễn viên, nhân viên hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí, văn thư lưu trữ; nghiên cứu khoa học về văn hóa nghệ thuật phục vụ giáo dục – đào tạo và công tác tư tưởng văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
Trường đào tạo nghệ thuật dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa; đào tạo cán bộ, diễn viên văn hóa nghệ thuật cho Quân đội nhân dân Lào, Quân đội Hoàng gia Campuchia,…; tham gia biểu diễn nghệ thuật phục vụ bộ đội và nhân dân.
Tầm nhìn
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội luôn xác định rõ chức năng, nhiệm vụ là nơi đào tạo, ươm trồng những tài năng về văn hóa nghệ thuật cho quân đội và xã hội; đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đội ngũ giảng viên
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ luôn đi đầu trong công tác đổi mới phương pháp đào tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nhiều kinh nghiệm trong thực hành và biểu diễn. Đặc biệt là đội ngũ giảng viên cộng tác là các Giáo sư đầu ngành và nhiều kinh nghiệm và năng động.
Cơ sở vật chất
Cơ sở đào tạo của Nhà trường tương đối khang trang với hệ thống phòng học, trang thiết bị giảng dạy hiện đại và đồng bộ để phục vụ các chuyên ngành đào tạo. Hệ thống giáo trình, tài liệu, băng đĩa hình, tiếng và các loại nhạc cụ hiện đại phục vụ giảng dạy đã được đầu tư khá tốt,...
Thành tựu
Sau hơn 60 hoạt động và phát triển, trường đã gặt hái được nhiều thành tích đáng nể như Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2001), Huân chương Quân công hạng Nhì do nước CHDCND Lào tặng (năm 2002), Huân chương Lao động hạng Nhì do nước CHDCND Lào tặng (năm 2004),...
Cựu sinh viên nổi bật
Nguyễn Thị Lệ Nam Em hay còn được khán giả biết đến với nghệ danh là Nam Em (sinh ngày 15 tháng 01 năm 1996 tại Tiền Giang) là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên truyền hình – diễn viên điện ảnh, người mẫu ảnh kiêm người mẫu nổi tiếng người Việt Nam. Năm 19 tuổi, cô tham gia cuộc thi "Hoa khôi đồng bằng Sông Cửu Long" năm 2015 và đạt danh hiệu Hoa khôi. Ở tuổi 20, cô tham gia cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2016 và lọt vào Top.
Cô từng là sinh viên Trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.
Nam Em – cựu sinh viên của trường
Nguồn: Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội