10 kỹ năng quản trị nhân sự ‘lấy lòng’ cấp dưới | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      10 kỹ năng quản trị nhân sự ‘lấy lòng’ cấp dưới

      10 kỹ năng quản trị nhân sự ‘lấy lòng’ cấp dưới

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Có thể nói, nhà quản lý đôi khi phải... ‘làm dâu trăm nhân viên’. Để nhận được sự tâm phục khẩu phục từ cấp dưới, nhà quản lý cần có các kỹ năng quản trị hiệu quả.

      Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, năng lực lãnh đạo của nhà quản lý còn được thể hiện qua kỹ năng quản trị nhân sự. Dưới đây là 10 kỹ năng quản lý cấp dưới mà mọi lãnh đạo thành công đều áp dụng để có được sự hài lòng cao nhất từ cấp dưới của mình.

      Làm tấm gương sáng

      Là quản lý, là sếp không có nghĩa là được phép đi làm muộn hay có những đặc quyền riêng vô lý. Quản lý và các nhân viên chỉ khác nhau về cấp bậc. Một quản lý cấp cao tới đâu thì cũng phải làm việc, thậm chí công việc còn khó khăn hơn rất nhiều.

      Nhà quản lý muốn nhân viên có trách nhiệm, tận tâm với công việc thì đầu tiên bạn phải là người làm gương. Nếu người quản lý nỗ lực thực hiện công việc, dám nhận trách nhiệm, cố gắng đóng góp cho sự phát triển công ty thì nhân viên sẽ có thiên hướng hành động, làm việc theo phong cách giống nhà quản lý.

      Thừa nhận sai lầm của mình

      Rất nhiều nhà lãnh đạo ngại thừa nhận sai lầm hay thất bại của mình với nhân viên cấp dưới. Không ai hoàn hảo, nhà quản lý cũng vậy. Thừa nhận điểm yếu và sẵn sàng nhận lỗi được đánh giá là một hành động dũng cảm, có ý nghĩa khích lệ nhân viên. Nhân viên sẽ không ngại đóng góp ý kiến để cùng xây dựng. Thái độ “biết mình biết ta” cũng sẽ giúp bạn nhận được sự tôn trọng từ nhân viên cấp dưới. Đây là một kỹ năng quản trị quan trọng.

      Một nhà quản lý tốt cần biết thẳng thắn thừa nhận lỗi sai

      Một nhà quản lý tốt cần biết thẳng thắn thừa nhận lỗi sai (Nguồn: thebalancecareers)

      Định hướng công việc và định hướng phát triển nhân viên

      Lãnh đạo phải đảm bảo nhân viên luôn nhận thức rõ ràng về công việc được giao. Nhân viên khi hiểu rõ được vị trí, vai trò của mình thì sẽ làm việc một cách hiệu quả. Để làm được điều đó, nhà quản lý cần định hướng và theo sát hoạt động của nhân viên, đặc biệt với nhân viên mà năng lực chuyên môn còn hạn chế.

      Có nhiều yếu tố để giữ chân nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, trong đó có lý do bản thân họ phải có sự thăng tiến và phát triển về chuyên môn. Nhà quản lý cần vạch ra lộ trình phát triển của nhân viên dựa trên cơ sở mục tiêu nghề nghiệp cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu của họ. Nên nhớ, người có kỹ năng quản trị tốt chỉ đưa ra những lộ trình hướng đến mục tiêu công việc, chứ không cầm tay chỉ việc quá tỉ mỉ. Hãy tạo cho nhân viên tính tự chủ trong cách làm việc để tự tìm tòi và khai thác khả năng bản thân.

      Luôn sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết

      Định hướng công việc là một chuyện, nhưng việc theo sát và hỗ trợ cho nhân viên cũng rất cần thiết. Bất cứ khi nào nhân viên cần lời khuyên, hãy hỗ trợ họ một cách tối đa. Đừng quên hỏi nhân viên rằng việc này có cần bạn giúp đỡ hay không, vì có một số nhân viên sợ nếu hỏi sếp sẽ bị đánh giá năng lực kém.

      Hãy cố gắng hỗ trợ giải quyết các thắc mắc của nhân viên về công việc

      Hãy cố gắng hỗ trợ giải quyết các thắc mắc của nhân viên về công việc (Nguồn: acop)

      Đánh giá đúng năng lực của nhân viên

      Việc đánh giá đúng năng lực của từng nhân viên sẽ giúp họ cảm thấy được tôn trọng và ghi nhận thành quả. Trong công việc, khi nhân viên hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao, nhà quản lý nên tuyên dương sự cố gắng của từng nhân viên trong nhóm hoặc công ty. Ngược lại, nếu nhân viên gặp khó khăn hay thất bại trong công việc, nhà quản lý không nên đổ lỗi cho nhân viên. Hãy cùng họ nhận trách nhiệm và tìm kiếm giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề. Điều này không chỉ giúp khích lệ tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của nhân viên mà còn tăng cường sự hiệu quả làm việc nhóm trong tập thể.

      Hòa đồng với nhân viên

      Trở thành sếp không đồng nghĩa với việc bạn tách mình ra khỏi tập thể. Mặc dù mức độ cởi mở của người lãnh đạo còn tùy thuộc vào tính cách của từng người, song một nhà quản lý giỏi thường được biết đến như một người gần gũi, hòa đồng. Hãy cùng nhân viên tham gia các buổi đào tạo nhóm, vui chơi ngoại khóa, hoạt động teambuilding để tăng thêm sự hiểu biết và tình cảm giữa mọi người.

      Tham gia vào các hoạt động tập thể sẽ giúp nhà quản trị thân thiết hơn với nhân viên

      Tham gia vào các hoạt động tập thể giúp nhà quản trị thân thiết hơn với nhân viên (Nguồn: megacone)

      Quan tâm đời sống nhân viên

      Ngoài khía cạnh công việc, mỗi người đều có những lo toan cuộc sống, áp lực về gia đình, xã hội. Những điều này cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả công việc. Bạn cũng nên quan tâm đến nhân viên nếu họ có biểu hiện sa sút bất thường để kịp thời động viên họ. Tuy nhiên, hãy quan tâm đúng mức, đừng để bị hiểu nhầm là bạn đang “săm soi” quá mức đời sống cá nhân của họ.

      Đặc biệt, người có kỹ năng quản trị nhân sự giỏi còn phải có cách thể hiện tinh tế, khéo léo để tránh bị hiểu nhầm là bạn đã quá quan tâm hay thiên vị ai đó.

      Không để ý chuyện nhỏ nhặt

      Quan tâm đến nhân viên không có nghĩa là để ý và có ý kiến về mọi mặt cuộc sống của họ. Bạn có thể không thích cách ăn mặc của nhân viên này, bạn không thích lối nói chuyện của nhân viên kia, nhưng đừng có những phản ứng thái quá. Hãy chỉ lên tiếng khi mọi việc ảnh hưởng trực tiếp đến công việc chung. Còn lại, bạn nên thoải mái hơn với các vấn đề nhỏ nhặt thường ngày bởi mọi người đều cần được tôn trọng với những nét cá tính riêng của mình.

      Có nguyên tắc nhưng không cố chấp

      Trong một nền kinh tế thị trường, mức độ cạnh tranh ngày càng nhiều đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp. Những quy định tại nơi làm việc là bắt buộc để đảm bảo công việc được trơn tru. Nhà quản lý là người đưa ra những quy định chung của tập thể, đồng thời bạn cũng là người duy trì những quy định đó.

      Là nhà quản lý, bạn không nên quá nguyên tắc

      Là nhà quản lý, bạn không nên quá nguyên tắc (Nguồn: fool)

      Tuy nhiên mọi nguyên tắc đều cần linh động dựa trên hoàn cảnh cụ thể để có những điều chỉnh phù hợp. Người Á Đông thường “duy tình”, trong công việc, chúng ta hay bị cảm nhận riêng ảnh hưởng và có những ứng xử kiểu “dĩ hòa vi quý”. Đây là cách hành xử đã thành văn hóa. Vì thế, bạn cần xây dựng một hệ thống quy định chặt chẽ trên cơ sở sự thông cảm của mọi người.

      Tạo động lực làm việc

      Bạn sẽ nhận thấy lợi ích to lớn từ việc khen ngợi nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Nếu như các khoản thưởng tạo ra động lực tài chính thì lời khen sẽ tạo ra động lực tinh thần thúc đẩy tinh thần làm việc cao hơn. Việc tuyên dương có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như giấy khen, nhắc tên trong sự kiện nội bộ hay đơn giản chỉ là câu nói “làm tốt lắm”.

      Khen – chê nhân viên cũng là một nghệ thuật, một kỹ năng quản trị quan trọng. Nếu bạn chê nhân viên một cách trực tiếp, khắt khe và sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa sẽ dễ khiến họ ấm ức, thậm chí có thể từ bỏ công việc. Khi chê nhân viên nhà quản trị cần giúp họ nhận biết lỗi để sửa chứ không phải khiến họ bị tổn thương hay bị xúc phạm.

      Đây chính là những kỹ năng quản trị quan trọng của một nhà quản lý để tập hợp, bố trí nguồn nhân lực hợp lý và tạo sự thống nhất trong hành động, mang đến thành công cho công ty.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Khóa học quản trị nhân sự ngắn hạn tại Thành phố Hồ Chí Minh

      06/02/2020

      Tham gia các khóa học quản trị nhân sự ngắn hạn sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được các kiến ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Bỏ túi ngay 8 kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả mà ai cũng cần phải có

      06/02/2020

      Để hoàn thành một công việc mang tính chất tập thể, kỹ năng làm việc nhóm cần được các thành viên ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...