3 lưu ý trong kỹ năng khen chê mà mẹ thông thái cần biết | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      3 lưu ý trong kỹ năng khen chê mà mẹ thông thái cần biết

      3 lưu ý trong kỹ năng khen chê mà mẹ thông thái cần biết

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Trẻ em thường nhạy cảm với cả lời khen lẫn chê. Do đó, ba mẹ cần trang bị kỹ năng khen chê thông minh để không gây phản tác dụng khi khen chê con, giúp con phát triển tốt.

      Trong rất nhiều kỹ năng nuôi dạy chăm sóc trẻ em, phụ huynh thường bỏ qua kỹ năng khen chê. Tuy nhiên, khen - chê nếu không đúng cách sẽ trở nên giảm giá trị, thậm chí gây hậu quả xấu đối với sự phát triển nhân cách của trẻ. Dưới đây là những lưu ý mà các bậc cha mẹ nên sử dụng khi nói chuyện khen ngợi hay phê bình trẻ.

      Hãy mô tả

      “Thú vị lắm” và “Những chi tiết con viết trong bài văn này rất thú vị, nhất là chi tiết về chú gà trống”, cả hai câu trên đều mang ý nghĩa khen ngợi. Nhưng bạn thấy lời khen nào khiến bạn cảm động hơn? Hẳn là câu thứ 2, vì lời khen này mang lại cảm giác cụ thể, chi tiết, chứng tỏ người nói thực sự để tâm tới hành động và chân thành đưa ra nhận xét.

      Những lời khen chi tiết, tinh tế thường để lại ấn tượng lâu dài hơn những lời tán dương chung chung. Tương tự, những lời chê nếu muốn trẻ ghi nhớ lâu cũng cần có độ chi tiết tương ứng.

      Ba mẹ nên sử dụng lời khen – chê theo dạng mô tả khi nói chuyện với trẻ. Lợi ích của những lời khen – chê dạng này là không chỉ có tác dụng động viên/ răn đe mà còn giúp trẻ học được cách đoán biết ý nghĩa của lời nói từ người đối diện, phát triển khả năng ngôn ngữ nhờ học được cách diễn đạt từ cha mẹ. Dần dần bé sẽ ý thức được các ưu và nhược điểm của bản thân và thay đổi hành vi của mình một cách tự giác. Trẻ cũng sẽ học được kỹ năng tự lập.

      Hãy đưa ra những lời khen chê thật chi tiết

      Hãy đưa ra những lời khen chê thật chi tiết (Nguồn: earthvillageeducation)

      Khen, chê cần sự chân thành

      Với trẻ nhỏ, lời khen và sự ghi nhận của người lớn, đặc biệt là từ cha mẹ, cho những nỗ lực của mình luôn có giá trị hơn mọi phần thưởng. Lời động viên kèm theo thái độ chân thành luôn làm trẻ cảm thấy an tâm và tự tin hơn. Tuy nhiên, trong nhiều gia đình hiện nay, không khó để thấy trẻ dễ bị người lớn chê trách, nhất là khi bé có thêm em nhỏ.

      Các bậc phụ huynh thường có xu hướng bảo vệ các em nhỏ hơn mà quên mất bé cũng chỉ là một đứa trẻ chưa thể nhận thức đầy đủ về nhiều thứ. Điều này lặp lại nhiều lần có thể khiến bé dễ mắc bệnh tâm lý hoặc ảnh hưởng tới tình cảm dành cho em mình. Do đó, cha mẹ nên đối xử nhẫn nại hơn với bé. Khi bé cố gắng chăm sóc em, hãy dành lời động viên và khuyến khích bé tiếp tục phát huy.

      Mặt khác, một em bé lúc nào cũng chỉ nghe thấy những tán dương như "Con giỏi quá", "Con thông minh quá"... sẽ khiến trẻ có xu hướng trở thành người chỉ ưa nói ngọt, khó nhận ra khuyết điểm của mình. Tệ hơn, trẻ có thể tự cao tự đại, mất đi kỹ năng lắng nghe khi nhận những lời chê về bản thân.

      Khen chê cần sự chân thành và phải dựa trên kết quả thực tế

      Khen chê cần sự chân thành và phải dựa trên kết quả thực tế (Nguồn: whatsinthebible)

      Để mang lại giá trị cho những lời nói của mình, người lớn cần "lựa lời mà nói" để tránh làm tổn thương trẻ hoặc biến trẻ dần trở thành tự tin thái quá. Làm sao để lời khen, tiếng chê mang ý nghĩa giáo dục? Câu trả lời không gì khác ngoài 2 chữ "chân thành", một kỹ năng khen chê quan trọng.

      Người lớn cũng cần phải dạy trẻ kỹ năng phân biệt ranh giới vốn mong manh giữa "khen" và "nịnh". Điều này sẽ giúp trẻ tránh nảy sinh sự tự mãn và tập trung rèn luyện các kỹ năng xã hội tích cực.

      Hãy trao niềm tin cho trẻ

      Nhiều nghiên cứu cho thấy, những trẻ được động viên kịp thời và được trao niềm tin từ phía gia đình và thầy cô sẽ dễ thành công hơn khi chinh phục các thử thách. Ở nhiều nước có nền giáo dục phát triển, ngay cả khi trẻ hoàn thành mọi việc chưa thực sự tốt thì việc đầu tiên của giáo viên và cha mẹ là khen ngợi nỗ lực của chúng. Bạn nên giữ vững phương châm là bé làm được đến đâu ghi nhận đến đó, điểm chưa đúng hay còn thiếu sót sẽ nhận được sự góp ý chân thành và đưa ra chỉ dẫn để hoàn thiện. Kết quả của quá trình này mang lại cho trẻ sự tự tin, không sợ sai, có tinh thần sáng tạo và dám chịu trách nhiệm.

      Điều quan trọng hơn nữa, khi được người lớn trao gửi niềm tin trẻ sẽ có thêm động lực để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, không phụ sự kỳ vọng của mọi người. Một câu nói "con hãy cố gắng lên, mẹ tin con sẽ làm bài tốt" có giá trị hơn rất nhiều so với câu răn đe "con mà làm bài không tốt thì đừng có trách mẹ"... Cha mẹ thông thái là người có kỹ năng khen chê đúng lúc đúng mực và phải biết thể hiện điều đó một cách khéo léo.

      Hãy tin tưởng và để bé tự chủ động trong mợi hành động

      Hãy tin tưởng và để bé tự chủ động trong các hành động (Nguồn: keytokids)

      Quan tâm tới môi trường lớp học

      Với 3 lưu ý về kỹ năng khen chê nói trên, cha mẹ có thể chủ động áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, bạn cũng cần quan tâm tới cả môi trường tại lớp học. Trẻ khi học tại trường có thể bị giáo viên trách phạt và bị các bạn trêu đùa, điều này có thể khiến bé chán nản và không có hứng thú học tập. Phụ huynh nên tương tác thường xuyên với nhà trường để cập nhật tình hình của bé tại lớp.

      Đồng thời, trong những cuộc trao đổi, bạn có thể nói thêm về những đặc điểm tính cách của bé để giáo viên có thể hiểu hơn và điều chỉnh lời nói cũng như hành động của mình cho phù hợp. Bằng việc nói rõ quan điểm của mình về kỹ năng khen chê, giáo viên cũng sẽ lưu ý tới bé hơn trong quá trình dạy học.

      Hãy thường xuyên nói chuyện với bé về những người bạn trên lớp để bạn có thông tin về bạn học của bé. Nếu những người bạn có ảnh hưởng xấu tới bé, bạn cần có biện pháp để hạn chế điều này bằng cách nhắc bé cảnh giác hơn trong việc kết bạn và nói chuyện thêm với giáo viên chủ nhiệm hay phụ huynh khác. Trong đó, cha mẹ nên dạy thêm cho bé những kỹ năng mềm để bé biết lựa chọn bạn tốt và cách phòng vệ bản thân.

      Trên đây là những lưu ý mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm để rèn luyện kỹ năng khen chê với bé. Sự khéo léo của cha mẹ sẽ giúp bé được định hướng đúng và phát triển tích cực.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      4 kỹ năng cơ bản dành cho trẻ phụ huynh cần biết

      06/02/2020

      Tiến sĩ Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn đã đưa ra một số kỹ năng cơ bản mà trẻ cần được rèn luyện trong ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Top các kỹ năng cho trẻ mầm non giúp bé tự lập, phát triển

      06/02/2020

      Bên cạnh tập trung bồi dưỡng kiến thức, trẻ em hiện nay còn cần trang bị thêm các kỹ năng quan ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...