Học viện hàng không Việt Nam – VAA chuyên đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực liên quan đến hàng không, từ cái tên cũng dễ gây ấn tượng đây là ngôi trường “sang chảnh”. Sự thật thì VAA có gì mà khiến thiên hạ luôn xôn xao, bàn tán đến vậy, hãy cũng cộng đồng đánh giá giáo dục Edu2Review tìm hiểu nguyên nhân về độ “nóng bỏng tay” của học viện này nhé.
1. Trường có đồng phục riêng
Đồng phục nữ sinh Học viện Hàng không Việt Nam
Không dịu dàng thục nữ như áo dài “hường” của Tôn Đức Thắng, cũng chẳng nghiêm túc, ra dáng "nhân viên văn phòng" như Học viện ngoại giao, đồng phục của Học viện Hàng không Việt Nam là sự kết hợp giữa nét lịch lãm từ việc thắt cà vạt, đính cầu vai và sơ mi dài tay. Nếu là nam thì khỏi bàn rồi, không biết mai sau có trở thành phi công không, nhưng có dịp được ăn mặc bảnh trai như "hot boy" rồi nhé. Với đồng phục nữ, đừng nghĩ rằng con gái thắt cà vạt nhìn "đàn ông" quá nhé, mà style này còn có tác dụng ngược lại nữa đấy, kiểu như bề ngoài cứng cáp càng tôn lên vẻ nữ tính bên trong của người mặc vậy đó.
Nam sinh khi khoác trên mình đồng phục của VAA cũng ra dáng phi công phết
Trên mỗi cầu vai hai bên, số ngôi sao tượng trưng cho số năm học tại trường, riêng với nữ Tiếp viên, các bạn sẽ mặc một bộ đồng phục riêng là ghi lê kết hợp váy ôm.
2. Ngành học sang chảnh
Thông tin tuyển sinh Học viên hàng không Việt Nam năm 2016
Trong khối ngành kinh tế, Quản trị kinh doanh là ngành được cho là “con ông cháu cha” học nhiều nhất, vì ra trường chưa gì đã được “quản trị”, điều hành rồi còn gì. VAA cũng có ngành đó, thậm chí cũng có tiếng tăm trong đào tạo Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai học Học viện Hàng không cũng thuộc dạng “Ăn hàng ở không” như những câu nói đùa trên mạng xã hội, mà mọi người thường tự mặc định cho hàng "con nhà giàu" đâu! Và độ “chảnh” chưa dừng lại ở đó, còn có nhiều ngành liên quan đến nhiều bộ phận hàng không như: Quản lý hoạt động bay, Kiểm soát không lưu, Kỹ thuật điện cảng hàng không, Phi công, Tiếp viên,...
3. Môi trường làm việc cũng sang chảnh nốt
Hẳn không có nơi làm việc nào hoành tráng hơn hàng không đâu
Dù biết rằng không phải cứ học Học viện Hàng không thì ra trường nhất định phải làm trong ngành này, nhưng không thể chối cãi việc khi trở thành một VAA-ers, hẳn ai cũng từng tưởng tượng mình sẽ được làm trong môi trường hàng không – năng động, chuyên nghiệp. Chỉ việc làm nhân viên ở khâu đặt chỗ, bán vé thôi là cũng đủ để so sánh với nhân viên văn phòng bình thường rồi.
Là nơi giao thoa giữa quốc tế và nội địa, bạn có cơ hội được gặp người nước ngoài, từ mọi vùng đất trên thế giới đổ về, được hòa vào dòng người tấp nập, luôn có những âm thanh rộn rã. Nếu bạn thích được làm việc giữa người với người, là người có xu hướng hướng ngoại, và được làm trong môi trường như thế thì còn gì bằng.
4. Điểm chuẩn vừa tầm tay
Điểm chuẩn Học viện hàng không Việt Nam có lẽ không quá khó nếu như bạn chịu khó học hành
Trong mùa tuyển sinh năm 2015, điểm chuẩn tuyển sinh đại học của trường dao động từ 18 – 22,25 điểm, năm 2016 là từ 17,5 – 22 điểm. Học hành chăm chỉ một chút hẳn đây là số điểm có thể đạt được trong khả năng của một học sinh khá – giỏi phải không nào.
5. Tiếng Anh
Bên cạnh chuyên môn về đào tạo các ngành học mũi nhọn, Học viên Hàng không cũng đầu tư cho những đứa con của mình ở khâu Tiếng Anh. Hơn nữa, mang danh là một VAA-ers, sinh viên cũng sẽ có động lực để trau dồi tiếng Anh thật tốt, thì mới không hổ thẹn việc tốt nghiệp từ một trường đào tạo chuyên về lĩnh vực hàng không, môi trường nhất định sẽ tiếp xúc rất nhiều bằng tiếng Anh sau này.
Kết: Đó có phải là những lý tưởng bạn từng mơ khi trở thành một VAA-er, hãy chia sẻ cho Edu2Review cảm nghĩ của bạn bên dưới bài viết này nhé!
> Viết ngay đánh giá về HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng đắn.
Hồng Ngọc
***Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam***