Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: BK-OISP)
Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp ở nước ta đang có xu hướng nở rộ. Đặc biệt, đối tượng của các vườn ươm, cơ sở hỗ trợ khởi nghiệp chính là các bạn sinh viên mang khao khát được tạo lập một công ty từ những ý tưởng độc đáo.
Vậy “khởi nghiệp chỉ dành cho dân Kinh tế” có thực sự đúng? Sinh viên học Kỹ thuật như dân Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh liệu có thể khởi nghiệp thành công? Hãy cùng Edu2Review khám phá góc nhìn thú vị này nhé!
Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
Khởi nghiệp là gì?
Khởi nghiệp – Startup là bạn có ý định tự mình có một công việc kinh doanh riêng, bạn muốn tự mình làm và quản lý tự kiếm thu nhập cho mình. Bạn cung cấp và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, mua bán lại một sản phẩm hay cửa hàng đang hoạt động hoặc hoạt động sinh lợi nào đó.
Qua định nghĩa bên trên, ta thấy rằng người khởi nghiệp thành công cần kiến thức và kinh nghiệm về kinh tế, kinh doanh dày dặn. Vậy cơ hội nào cho các sinh viên Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh ?
Phong trào khởi nghiệp đang phát triển bùng nổ (Nguồn: Thiết kế website)
Đại học Bách khoa TP. HCM là "lò" đào tạo của các nhà sáng lập
Thật bất ngờ đúng không nào? Nghiên cứu mới đây do iPrice Group phối hợp cùng quỹ đầu tư 500 Startups thực hiện đã chỉ ra rằng, đa phần các nhà sáng lập startup thành công tại Việt Nam đều theo học ở các trường đại học Top đầu của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu 27 startup (đã gọi vốn thành công đến vòng Series A) và 56 nhà sáng lập đã chỉ ra rằng Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa TP. HCM được cho là "lò" đào tạo của các nhà sáng lập. Trong số 56 nhà sáng lập startup Việt, có đến 6 người đã từng theo học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, 5 người có bằng từ Đại học Bách khoa TP. HCM.
>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Bách Khoa TPHCM
Đại học Bách khoa TP. HCM là "lò" đào tạo của các nhà sáng lập (Nguồn: Thời báo)
Những con rồng xuất thân từ Đại học Bách Khoa TP. HCM
Phạm Đức Long – Tổng giám đốc VNPT
Ông Phạm Đức Long sinh năm 1970, tốt nghiệp Khoa điện tử Đại học Bách Khoa TP. HCM. Sau đó, ông lấy bằng Tiến sĩ chuyên ngành Điện tử viễn thông tại Nhật vào năm 2005.
Tháng 1/2014 ông được bổ nhiệm là Thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV), Phó Tổng giám đốc VNPT và đến tháng 4/2015, ông Phạm Đức Long lên làm Tổng giám đốc VNPT.
Ông Long được đánh giá là nhân tố tiềm năng để VNPT hoàn thành các nhiệm vụ Chính phủ và Bộ TTTT giao phó.
>> Top 10 trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất tại TP HCM
Ông Phạm Đức Long –Tổng giám đốc VNPT là một cựu sinh viên trường Đại học Bách Khoa TP. HCM (Nguồn: Báo đầu tư)
Nguyễn Hải Ninh – người Việt trẻ có tầm ảnh hưởng nhất Châu Á
Sau khi tốt nghiệp Khoa Hóa Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM năm 2010, Nguyễn Hải Ninh là một trong 20 người ghi danh thành công vào "Chương trình quản trị viên tập sự của Pepsi" thời điểm đó. Tại đây, không chỉ học được những kỹ năng quan trọng về kinh doanh, thị trường, anh nhận ra mình thích và phù hợp với kinh doanh hơn là chỉ đơn thuần làm kỹ thuật.
Nguyễn Hải Ninh ở tuổi 30 đã sáng lập nên 2 chuỗi cà phê đình đám Urban Station và The Coffee House. Nguyễn Hải Ninh được vinh danh trở thành một trong những người trẻ có tầm ảnh hưởng nhất Châu Á.
Nguyễn Hải Ninh – người Việt trẻ có tầm ảnh hưởng nhất Châu Á (Nguồn: Zing)
Người khởi nghiệp học được gì từ “lò” Bách Khoa TP. HCM
Bài học lớn nhất mà môi trường Bách Khoa dạy cho ông Phạm Đức Long, đó chính là phải có khát vọng và không ngại thay đổi. Chia sẻ trong buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc, ông Long cho biết: “Trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, muốn phát triển thì bắt buộc phải thay đổi và phải có khát vọng”.
Trong một buổi workshop, Nguyễn Hải Ninh có chia sẻ một cách hài hước: “Bách Khoa dạy tôi cách chịu cực khổ trong thời gian dài. Bách Khoa tôi luyện sức bền trong tôi”.
Bạn Lê Minh Tấn có chia sẻ: “Mình đang là sinh viên năm 4 Đại học Bách Khoa TP. HCM. Mình nghĩ để một sinh viên Bách Khoa khởi nghiệp sẽ vừa có mặt mạnh và yếu. Điểm yếu rõ ràng nhất là kiến thức và từng trải về kinh doanh, điểm mạnh chính là sự bền bỉ, tính logic, hoạch định mọi thứ với kế hoạch và những con số tối ưu. Vì thế việc tự trải nghiệm và tự học hỏi kiến thức kinh doanh là phần rất quan trọng.”
Dù không có lợi thế được đào tạo về kiến thức và kỹ năng kinh doanh nhưng không ít cơ nghiệp được thành lập dưới bàn tay của các cựu sinh viên Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Edu2Review mong rằng đã đưa đến bạn đọc những góc nhìn khách quan hơn về vấn đề sinh viên kỹ thuât khởi nghiệp.
Lê Nhân (Tổng hợp)