Bố mẹ cần biết: 7 câu nói giúp trẻ tự lập theo phương pháp Montessori | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Bố mẹ cần biết: 7 câu nói giúp trẻ tự lập theo phương pháp Montessori

      Bố mẹ cần biết: 7 câu nói giúp trẻ tự lập theo phương pháp Montessori

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Phương pháp Montessori được nhiều phụ huynh tin tưởng và lựa chọn làm môi trường giáo dục khi trẻ đến tuổi đi mẫu giáo. Ngoài trường lớp, bố mẹ hoàn toàn có thể tự áp dụng phương pháp này tại nhà.

      Phương pháp Montessori là gì mà lại nhận được sự tin tưởng của không ít phụ huynh? Đây là triết lý về giáo dục dựa trên kinh nghiệm của tiến sĩ, bác sĩ và nhà giáo dục Ý – Maria Montessori (1870 – 1952). Montessori là cách giúp trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình. Một trong những cách dễ dàng nhất để hiểu về phương pháp này là lắng nghe ngôn ngữ mà những nhà sư phạm Montessori sử dụng nhằm khuyến khích tính độc lập và thúc đẩy tư duy phản biện của trẻ.

      Sau đây là 7 câu nói phổ biến mà bố mẹ có thể nghe ở các trường Montessori và áp dụng khi dạy trẻ ở nhà.

      “Con rất chăm chỉ”

      Tập trung vào quá trình thay vì kết quả là một trong những nguyên lý quan trọng của phương pháp giáo dục sớm Montessori. Giáo viên tránh nói với trẻ những câu khen ngợi kết quả như “chữ của con đẹp quá”. Thay vào đó, họ sẽ nhận xét về cách trẻ tập trung trong thời gian dài, cách các con viết nắn nót và dễ đọc như thế nào. Điều này giúp nuôi dưỡng tư duy phát triển của bé. Trẻ sẽ tin rằng mình có thể cải thiện kết quả thông qua sự nỗ lực của bản thân.

      Ở nhà, bố mẹ có thể thử thay đổi cách nói khen con là một cậu bé/cô bé ngoan thành “con rất tốt bụng khi chia sẻ đồ chơi với bạn ngày hôm qua”. Hoặc thay vì nói “con là một họa sĩ giỏi”, bạn hãy đổi thành “bố/mẹ thấy con đã vẽ tranh rất tỉ mẩn cho đến khi ưng ý mới thôi”.

      phuong-phap-montessori Khích lệ trẻ nỗ lực sẽ giúp con tin tưởng bản thân hơn (Nguồn: Giáo dục thời đại)

      "Con nghĩ gì về đáp án/bài làm của mình?"

      Montessori là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mà trong đó, các con được xem là giáo viên của chính mình. Thầy cô giáo ở trường đóng vai trò như những người hướng dẫn, đưa ra bài học và giúp đỡ trẻ. Học sinh sẽ tự phát hiện ra nhiều điều thông qua môi trường được chuẩn bị kỹ càng.

      Tự phân tích là một phần quan trọng của quá trình khám phá của trẻ. Do đó, khi con hỏi “mẹ có thích bức tranh của con không?”, bạn hãy thử hỏi ngược lại trẻ thay vì chỉ nói “mẹ thích lắm”. Bạn có thể để con giải thích trẻ thích điều gì nhất ở bức tranh hay tại sao lại lựa chọn những màu sắc như vậy... Tập cho trẻ tự đánh giá công việc của mình sẽ tốt hơn tìm kiếm sự chấp thuận của người khác.

      "Con có thể tìm nó ở đâu?"

      Trong môi trường Montessori, tính độc lập là giá trị quan trọng, dù ở lớp hay ở nhà. Theo đó, mục tiêu của giáo viên là giúp trẻ tự mình làm mà không phụ thuộc vào người khác. Trả lời trực tiếp cho câu hỏi của con có thể là việc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, giáo viên thường đặt lại những câu hỏi như “con có thể tìm nó ở đâu?”, “con có nhờ bạn giúp đỡ không?”...

      Nếu con không tìm thấy giày và bố mẹ nhận ra đôi giày đang nằm dưới gầm giường, hãy cố gắng đặt câu hỏi thay vì chỉ chỗ cho trẻ ngay: “Khi cởi giày ra thì con đã để ở đâu? Con đã thử kiểm tra trong phòng chưa?”... Việc này có thể mất nhiều thời gian hơn nhưng sẽ rất đáng giá bởilúc này, trẻ dần trở nên chủ động, hình thành thói quen tự lập và ít tìm đến sự giúp đỡ từ người khác.

      "Con cần cô giúp làm phần nào?"

      Tại lớp học theo phương pháp Montessori, trẻ phải chịu trách nhiệm về nhiều thứ bao gồm cả việc dọn dẹp không gian xung quanh. Trẻ thường tự hào về những việc này như dành thời gian cắm hoa, tưới nước cho vườn cây, vui vẻ lau cửa sổ và bàn học... Thỉnh thoảng vẫn có nhiệm vụ nào đó quá khả năng của các em. Trong trường hợp này, giáo viên thường hỏi trẻ cần giúp đỡ như thế nào thay vì xắn tay giải quyết hộ các em từ đầu đến cuối, bởi điều này sẽ vô hình truyền tải thông điệp rằng trẻ không đủ khả năng.

      Bố mẹ có thể áp dụng cách làm này trong trường hợp trẻ đã mệt nhưng vẫn phải dọn dẹp đồ chơi trước khi đi ngủ dẫn đến quá tải. Tuy nhiên, thay vì cho trẻ đi ngủ và bố mẹ dọn dẹp hoặc cứ mặc kệ đồ chơi cứ thế đi ngủ, phụ huynh có thể chủ động hỏi xem con cần giúp đỡ hay không. Bạn hãy thử những câu hỏi như “con muốn bố/mẹ cất những món nào hộ không?” hay “bố/mẹ sẽ dọn những đồ chơi dưới sàn còn con cất những vật trên bàn nhé”... để trẻ cảm thấy được mẹ giúp đỡ và công việc trở nên dễ dàng hơn.

      phuong-phap-montessori Không chỉ rèn luyện con tự giác, bố mẹ có thể cho con phụ giúp việc nhà để con tự lập (Nguồn: sohu)

      "Trong lớp, chúng ta…"

      Đây là mẫu câu được sử dụng nhằm nhắc trẻ về các quy tắc của lớp học để điều chỉnh hành vi phù hợp. Tác dụng của lời nhắc này là mang đến sự hợp tác của các con mà không cần phải lớn tiếng. Sử dụng câu “trong lớp, chúng ta ngồi khi đang ăn” sẽ ít gây ra sự phản kháng hơn khi ra lệnh trẻ “ngồi xuống”.

      Tương tự khi ở nhà, phụ huynh có thể nói với trẻ rằng “trong nhà mình, chúng ta đi bộ thôi con nhé” thay vì quát mắng con ngưng chạy hoặc đùa giỡn. Phụ huynh hãy thử phương pháp này và theo dõi hiệu quả bất ngờ từ sự thay đổi của trẻ.

      “Đừng làm phiền, trẻ đang tập trung”

      Bảo vệ sự tập trung của trẻ là một phần cơ bản của triết lý giáo dục Montessori. Các lớp học Montessori sẽ dành cho trẻ những khoảng thời gian làm việc/học tập liên tục khoảng 3 tiếng mà không bị gián đoạn. Điều này giúp trẻ phát huy khả năng tập trung sâu.

      Đôi khi, việc tương tác bằng mắt cũng đủ phá vỡ sự tập trung của con. Khi thấy con chăm chú vẽ tranh hay xây một tòa tháp đồ chơi, phụ huynh hãy thử im lặng quan sát thay vì mở lời khen ngợi. Sau đó, bố mẹ có nhắc lại vào lúc khác, khích lệ con vì sự tập trung vào tác phẩm của mình.

      phuong-phap-montessori Để trẻ tập trung là việc làm cần thiết (Nguồn: Prudential)

      “Hãy theo trẻ”

      Đây là câu nói được các giáo viên theo Montessori nói với nhau và với phụ huynh. Mục đích của câu nói này là nhằm củng cố niềm tin rằng mỗi bé đều có khả năng phát triển nội lực của riêng mình. Trẻ em có nhu cầu, đam mê và tài năng khác nhau. Đằng sau mỗi hành vi của các con cũng đều có lý do cụ thể. Do đó, người lớn cần dạy dỗ và hướng dẫn theo cách phù hợp với từng trẻ.

      phuong-phap-montessori Dạy trẻ theo phương pháp Montessori giúp con sớm tự lập (Nguồn: Đời sống Việt Nam)

      Ngay cả khi không cho con theo học trường Montessori, phụ huynh vẫn có thể dễ dàng đưa những ý tưởng của phương pháp Montessori vào cách dạy con hàng ngày. Hãy quan sát tính độc lập và sự tập trung của trẻ để con ngày một cải thiện.

      Anh Thư (Theo Vnexpress)

      Nguồn ảnh cover: Sahabat Ibu Pintar


      Có thể bạn quan tâm

      Đánh giá các trường Quốc Tế

      9 nguyên tắc cần nhớ khi dạy con theo phương pháp giáo dục Montessori

      06/02/2020

      Khi thấu hiểu triết lý của phương pháp giáo dục Montessori, cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những ...

      Đánh giá các trường Quốc Tế

      Bật mí các trường mầm non quốc tế tại Hà Nội giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori

      06/02/2020

      Phương pháp giáo dục Montessori đang được áp dụng tại khá nhiều trường mầm non quốc tế. Nếu quý ...

      Đánh giá các trường Quốc Tế

      Trường Mầm non Song ngữ Đa trí thông minh TOMATO: Cho con hành trình phát triển toàn diện

      26/04/2023

      Trường Mầm non Song ngữ Đa trí thông minh TOMATO - nơi mang đến cho trẻ hành trình phát triển ...

      Đánh giá các trường Quốc Tế

      Trường Mầm non Đa trí thông minh TOMATO: Nơi đánh thức ngôn ngữ - cảm xúc của trẻ

      12/05/2022

      Trường Mầm non Đa trí thông minh TOMATO - nơi ba mẹ yên tâm khi con được là chính mình, được tự ...