Cách học tiếng Anh giao tiếp tại nhà: Bí quyết giữ lửa đam mê dành cho bạn | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Cách học tiếng Anh giao tiếp tại nhà: Bí quyết giữ lửa đam mê dành cho bạn

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Khi áp dụng cách học tiếng Anh giao tiếp tại nhà, bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác chán chường và thái độ buông bỏ. Liệu đâu sẽ là liều thuốc ngăn ngừa hữu hiệu?

      Học tiếng Anh là một quá trình đầy khổ luyện, đòi hỏi bạn phải có ý chí kiên cường cùng quyết tâm cao độ để vượt qua mọi chông gai trên hành trình chinh phục ngoại ngữ của chính mình. Đã có không ít người "gục ngã" trong cuộc chiến trên. Với bài viết về cách học tiếng Anh giao tiếp tại nhà sau đây, Edu2Review sẽ bật mí đến bạn những bí quyết giữ lửa đam mê và động lực mỗi khi ôn luyện.

      * Bạn muốn học Giao tiếp nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Xem ngay bảng xếp hạng các trung tâm ngoại ngữ dạy Giao tiếp tốt nhất Việt Nam!

      Gạt bỏ những định kiến về việc học tiếng Anh giao tiếp

      Trước khi bước vào hành trình ôn luyện ngoại ngữ, điều đầu tiên bạn cần làm là hãy loại bỏ hoàn toàn những quan niệm sai lệch về học tiếng Anh giao tiếp.

      • Để giỏi tiếng Anh, người học cần phải có năng khiếu

      Nếu bạn cho rằng để học giỏi tiếng Anh cần năng khiếu thì đã tự đánh mất cơ hội phát triển bản thân. Vì việc học ngôn ngữ được xem như một loại bản năng của con người. Sự kiên trì, thời gian đầu tư và phương pháp ôn luyện hiệu quả là 3 yếu tố quan trọng trong công cuộc chinh phục trên.

      • Chỉ có những ai đang học tập và định cư ở nước ngoài mới có đủ môi trường trau dồi Anh ngữ thật sự

      Khó có thể phủ nhận "đắm" mình trong môi trường Anh ngữ là điều kiện lý tưởng để nâng cao trình độ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ cơ hội áp dụng phương thức này. Ngoài ra, những "tác dụng phụ" cản trở sự phát triển toàn diện về kỹ năng Anh ngữ rất dễ xảy ra.

      Vốn tiếng Anh mà người nhập cư có được thường đến từ việc tích lũy sau quá trình giao tiếp lâu ngày cùng "dân" bản xứ. Do đó, mắc lỗi sai cơ bản khi trò chuyện, không thể diễn đạt bằng câu dài hay nói sâu về một vấn đề nào đó là những điều khó tránh khỏi.

      Sống và học tập tại nước ngoài không phải là phương thức duy nhất giúp bạn giỏi tiếng Anh (Nguồn: techtalk)

      Sống và học tập tại nước ngoài không phải là phương thức duy nhất giúp bạn giỏi tiếng Anh (Nguồn: techtalk)

      • Người tự học tiếng Anh "còn lâu" mới giỏi bằng các bạn ôn luyện tại trường lớp, trung tâm

      Bạn nên nhớ rằng, có hàng trăm phương thức trau dồi ngoại ngữ và mỗi cách sẽ phù hợp với những nhóm đối tượng khác nhau. Việc tham dự lớp học và nhận sự chỉ dẫn trực tiếp từ giáo viên tại trung tâm là một nhân tố không nhỏ giúp người học cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp. Tuy nhiên, cuộc sống bề bộn với công việc và gia đình khiến nhiều bạn không đủ điều kiện về tài chính lẫn thời gian để đến các địa chỉ đào tạo.

      Hiện có khá nhiều phương pháp ôn luyện tại nhà vừa ít tốn kém mà còn mang đến hiệu quả cao như tham gia khóa học online, trau dồi ngoại ngữ qua bài hát, phim ảnh... Nếu bạn có chút nghi ngờ về điều này thì Edu2Review sẽ giới thiệu đến bạn một vài tấm gương tự học tiếng Anh sau:

      • Chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ của chúng ta bằng con đường tự học đã làm chủ 29 ngoại ngữ, nhiều thứ tiếng dân tộc và có cuộc hành trình 30 năm ròng, đi qua gần 40 quốc gia và làm nên sự nghiệp lớn.
      • Bill Sài Gòn – Cụ già bán Postcard ở chợ Bến Thành: Vào thời điểm năm 2007, một đoạn video trên YouTube đã làm "rúng động" cư dân mạng, đặc biệt là cộng đồng học tiếng Anh. Bởi họ thán phục khả năng giao tiếp trôi chảy của một cụ già 60 tuổi không qua trường lớp. Được biết, để có được thành tựu này, ông đã tự trau dồi Anh ngữ thông qua việc xem phim mỗi ngày.

      Đâu là phương pháp hữu hiệu nhất? Tùy theo điều kiện bản thân, mỗi đối tượng ôn luyện sẽ có những cảm nhận, đánh giá khác nhau và chọn cho mình một cách học phù hợp nhất (Nguồn: duhocinec)

      Đâu là phương pháp hữu hiệu nhất? Tùy theo điều kiện bản thân, mỗi đối tượng ôn luyện sẽ có những cảm nhận, đánh giá khác nhau và chọn cho mình một cách học phù hợp nhất (Nguồn: duhocinec)

      Nhớ lại hoặc tạo mục tiêu mới – Đảm bảo tính rõ ràng và khả thi

      Đây chính là "kim chỉ nam" đưa bạn đến "trạm" thành công. Nếu người học đột nhiên cảm thấy mất đi động lực, chán nản và muốn buông bỏ tất cả thì hãy cố gắng "lục lại" trong trí nhớ những mục tiêu khiến bạn bắt đầu. Đối với "điểm đến" to lớn, xa vời, bạn cần chia nhỏ và biến chúng thành công việc ngắn hạn. Trong trường hợp mục tiêu luyện tập mơ hồ, người học đừng ngần ngại thiết lập lại tất cả và lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể về số liệu, thời gian, phương pháp...

      Đây được xem như một thao tác đầy tính nghệ thuật và khoa học. Vì bạn phải đặt mục tiêu sao cho đủ lớn để kích thích "sự hiếu chiến" và tham vọng chinh phục của bản thân mà vẫn đảm bảo sự "vừa tầm", không khiến bản thân cảm thấy chán nản hay đánh mất động lực.

      Chẳng hạn, thay vì đưa ra đích đến "Tôi muốn học giỏi tiếng Anh giao tiếp để tự tin hơn", bạn có thể đặt mục tiêu cụ thể, rõ ràng theo công thức: Tôi muốn (hoàn thành số từ vựng/ trò chuyện thành thạo với người nước ngoài/ đạt điểm chứng chỉ...) trong (x) tháng để đạt (giá trị y). Ví dụ: Tôi muốn thành thạo 10 chủ đề giao tiếp cơ bản trong 2 tháng để đi du lịch tự túc tại Singapore trước khi "lũ trẻ" nhập học.

      Việc thiết lập mục tiêu cụ thể, rõ ràng giúp người học có hướng đi đúng đắn và nhanh chóng chạm đến thành công (Nguồn: eJOY)

      Việc thiết lập mục tiêu cụ thể, rõ ràng giúp người học có hướng đi đúng đắn và nhanh chóng chạm đến thành công (Nguồn: eJOY)

      Biến việc trau dồi Anh ngữ thành một thói quen sinh hoạt hàng ngày

      Bạn đừng để việc học tiếng Anh là một nhiệm vụ phải thực hiện mà hãy biến nó thành thói quen sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn:

      Vào mỗi sáng thức dậy, người ôn luyện có thể đọc báo điện tử bằng tiếng Anh, xem tạp chí kinh tế hay thể thao nước ngoài... Trong ngày, bạn hãy thử lắng nghe những ca khúc tiếng Anh hoặc theo dõi tin tức trên thiết bị điện tử thông minh. Đến tối, người học thư giãn với các bộ điện ảnh, phim truyện dài tập nước ngoài hay buổi talkshow giải trí.

      Nếu "dư chút" thời gian, bạn có thể viết nhật ký tiếng Anh mỗi ngày hoặc tạo một trang blog cá nhân để thỏa sức bày tỏ quan niệm của mình về một vấn đề nào đó. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và ứng dụng kết nối ngày nay, người học dễ dàng tìm kiếm, làm quen và trò chuyện cùng những "anh bạn, cô nàng" ngoại quốc. Điều này giúp bạn nhanh chóng tăng cường vốn từ vựng, linh hoạt trong lối diễn đạt cũng như sớm phát hiện và chỉnh sửa lỗi sai.

      Rèn luyện thói quen đọc báo, theo dõi tin tức tiếng Anh... cũng là một trong những cách giúp bạn tiếp thêm động lực trau dồi ngoại ngữ (Nguồn: BaoXayDung)

      Rèn luyện thói quen đọc báo, theo dõi tin tức tiếng Anh... cũng là một trong những cách giúp bạn tiếp thêm động lực trau dồi ngoại ngữ (Nguồn: BaoXayDung)

      Đánh dấu sự tiến bộ của bản thân để tiếp thêm động lực, giữ lửa đam mê

      Trong quá trình luyện tập tiếng Anh giao tiếp, người học hãy thường xuyên tạo lập "chiến công". Cảm giác thành tựu chính là liều thuốc bổ giúp bạn "nạp" thêm năng lượng, tăng cường động lực và xây dựng niềm tin cho chính mình.

      Để đánh dấu sự tiến bộ của bản thân, người học cần lập một checklist cụ thể và rõ ràng. Mỗi khi đạt được mục tiêu nào đó, bạn hãy "tick check mark" ngay bên cạnh; đồng thời, ghi nhận ngắn gọn, súc tích những cảm nghĩ và bài học kinh nghiệm.

      Có 4 bước để xây dựng một checklist, gồm: xác định công việc cần làm mỗi ngày, liệt kê các bước thực hiện một cách cụ thể, ghi rõ kết quả cần đạt trong mỗi bước và đánh dấu hoàn thành khi làm xong.

       Hãy tạo một checklist để đánh dấu sự tiến bộ của bản thân trong quá trình ôn luyện Anh ngữ (Nguồn: 2–Control)

      Hãy tạo một checklist để đánh dấu sự tiến bộ của bản thân trong quá trình ôn luyện Anh ngữ (Nguồn: 2 – Control)

      Mỗi cách học tiếng Anh giao tiếp tại nhà đều mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị và bổ ích. Tuy nhiên, cảm nhận đó có thể duy trì lâu dài hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chính tinh thần ôn luyện của từng người. Hãy luôn "thắp sáng" ngọn lửa đam mê ngoại ngữ, tạo động lực cho bản thân và cố gắng "gượng dậy" mỗi khi chán nản. Có như vậy, bạn mới nhanh chóng chạm đến mục tiêu của mình.

      Thông qua những thông tin chia sẻ trên, người đọc hẳn đã nắm bắt những bí quyết ôn luyện để nâng cao trình độ tiếng Anh cũng như vực dậy tinh thần học tập. Ngoài ra, việc tham khảo các bài viết khác tại Edu2Review có thể giúp bạn sớm tìm thấy cách học hiệu quả hay bộ tài liệu ôn luyện đầy bổ ích.

      Minh Thư (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tiếng anh giao tiếp

      Cách học tốt tiếng Anh giao tiếp: Giọng nào cũng nên nghe!

      06/02/2020

      Kỹ năng nghe ổn sẽ là nền tảng để xây dựng một cách học tốt tiếng Anh giao tiếp. Chỉ nghe giọng ...

      Tiếng anh giao tiếp

      Liệu cách học giao tiếp tiếng Anh nhanh nhất có tồn tại?

      06/02/2020

      Theo lý thuyết, để giao tiếp trôi chảy bạn cần 3000 từ vựng cốt lõi. Vậy chẳng phải học liên tục ...

      Bạn cần biết

      4 bài hát nghe là ghiền – phương pháp học tiếng Anh cho người lớn cực đỉnh

      06/02/2020

      Nghe nhạc là phương pháp học tiếng Anh cho người lớn chưa bao giờ cũ. Vậy những bài hát nào nghe ...

      Tiếng anh giao tiếp

      Tài liệu học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả

      06/02/2020

      Theo nghiên cứu của Tổ chức giáo dục Kaplan International, khoảng 98% người học tiếng Anh cho ...