Kim chỉ nam cho các bạn tân sinh viên trường Đại học Bách Khoa Thủ Đức (Nguồn: Kenh14)
Trường ĐH Bách Khoa là một trường trực thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đào tạo đa ngành về khối kỹ thuật tại Việt Nam. Ở phía Nam, trường có 2 cơ sở chính ở Q.10 và Q. Thủ Đức. Nến bạn học tại cơ sở Đại học Bách Khoa Thủ Đức, sau đây là những bí quyết giúp bạn “trị” các vấn đề như di chuyển, sinh hoạt, ăn uống…
Cùng Edu2Review khám phá nhé!
Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
Phương tiện di chuyển “5 sao”
Sự bất tiện đầu tiên luôn làm sinh viên đau đầu chính là phương tiện di chuyển đến trường, vì khu vực làng Đại học nằm ở phía ngoài thành phố. Với những bạn nhà gần hoặc ở kí túc xá (KTX) thì sẽ vô cùng tiện lợi nhưng với những bạn sinh viên ở khu vực khác thì lại là một vấn đề nan giải.
Thế nhưng, nếu bạn không thể ở KTX, vẫn có phương tiện đưa rước bạn đến nơi an toàn. Đó chính là xe buýt – một loại phương tiện công cộng không chỉ “vừa túi tiền” mà còn quen thuộc với sinh viên. Có hơn 20 tuyến xe buýt phục vụ sinh viên đến tất cả các trường ở làng Đại học và đến nhiều địa điểm chính của thành phố. Một số tuyến xe buýt phổ biến như số 8, số 19, số 33, số 50, số 52, số 59, số 99...
Tuy nhiên, hình ảnh những chiếc xe buýt “đông mịt mù” vào giờ cao điểm không khỏi làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Vì tiết kiệm nên chúng ta chỉ cần chịu đựng 4 năm Đại học thôi, đâu nhất thiết là cả đời đâu bạn nhỉ?
>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Bách Khoa TPHCM
Phương tiện quen thuộc với các bạn sinh viên (Nguồn: Samco)
Sự chen chúc trên xe buýt không thể tránh khỏi, nhưng “ngủ quên cho lố tuyến” thì vẫn có thể “trị” với ứng dụng Moovit. Với sự phát triển nhanh chóng từ công nghệ, Moovit ra đời cung cấp cho người dùng "tất tần tật" các thông tin về tuyến xe buýt. Ví dụ như: đến ĐH Bách Khoa Thủ Đức thì đi tuyến xe số mấy, thời gian chờ xe, còn bao nhiêu điểm dừng...
Ứng dụng này sẽ thông báo cho bạn khi đã đến địa điểm muốn đến. Điều này sẽ giúp các bạn sinh viên không cần phải liên tục kiểm tra lại xem bến tiếp theo có phải của bạn không.
“Thần thực” đang chờ bạn đây!
Ở một nơi ngoài thành phố thì đồ ăn không đa dạng? Đó là một suy nghĩ chưa đúng bạn nhé! Tại làng Đại học Thủ Đức có một con đường ăn uống với tên gọi vô cùng nhí nhảnh: “Phê – ca Tự Nhiên” được sinh viên đánh giá cao khi có thực đơn vô cùng đa dạng.
Từ những khu ăn uống với thương hiệu cộp mác “con nhà giàu” như trà sữa, mì cay, bò né cho đến các hàng quán bình dân hợp khẩu vị dành cho ai đang trong tình trạng “ngàn tháng treo đồng tiền”.
>> Top những trường Đại học hàng đầu tại TPHCM (P2)
Khu ăn uống nằm gần KTX Đại học Quốc gia dành cho sinh viên (Nguồn: Zing)
Chăn ấm nệm êm cùng ký túc xá (KTX) gần trường
Một tin vui cho các bạn sinh viên Đại học Bách Khoa Thủ Đức chính là khu vực KTX khá gần với trường. Thật là tiện lợi cho những bạn ở các khu vực trung tâm thành phố, giờ đây các bạn có thể chuyển đến đây mà không cần phải đi xe buýt hoặc xe máy tận 45 phút đến 1 tiếng.
Toàn cảnh về KTX ở làng Đại học Thủ Đức (Nguồn: Ký Túc Xá ĐHQG TPHCM)
Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (KTX ĐHQG TPHCM) được chia làm 2 khu vực A và B. Ở mỗi khu vực khác nhau về cách bố trí, lời khuyên cho tân sinh viên trường Bách Khoa chính là chúng ta nên chọn khu vực B vì gần với trường hơn. Lý do tân sinh viên nên chọn KTX là nơi ở vì điều đó sẽ giúp chúng ta rèn luyện một lối sống độc lập, tự chủ giúp ích cho tương lai sau này.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về KTX của ĐHQG TPHCM (cách thức đăng ký, giá tiền...), bạn có thể lên website ktx.vnuhcm.edu.vn. Một tin vui cho các bạn tân sinh viên đó là năm học 2018 – 2019, KTX dự kiến tổ chức cho hơn 30.000 sinh viên vào ở và dành hơn 13.000 chỗ trống để tiếp nhận tân sinh khoá 2018. Vì thế, nhanh chân chọn cho mình một chỗ ở nào các bạn.
Đó chỉ mới là thông tin cơ bản từ “cẩm nang sinh tồn” cho tân sinh viên Đại học Bách Khoa Thủ Đức thôi nhé! Vì khi tiếp xúc với một môi trường học tập mới, điều đó sẽ làm tân sinh viên bỡ ngỡ với phong cách giảng dạy ở Đại học. Hãy đón chờ bài viết tiếp theo từ Edu2Review làm thế nào để có một bảng điểm đẹp trên môi trường “học đại” nào!
Trang My (tổng hợp)