Một số chuyên gia đã nhận xét tỉ lệ cạnh tranh việc làm của sinh viên khối ngành xã hội và nhân văn khá lớn. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng học ngành này sẽ khó tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên với những con số thống kê ấn tượng của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (ĐHKHXH&NVHN) thì có thể thấy những nhận xét đó không hoàn toàn chính xác.
Vậy cơ hội việc làm nào cho sinh viên ĐHKHXH&NVHN? Cùng Edu2Review tìm hiểu nhé!
Tổng quan về Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội được thành lập từ năm 1995 và là trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện trường có 17 khoa với 23 chuyên ngành. Trường cũng được coi là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu các ngành khoa học xã hội và nhân văn lớn của đất nước.
Về cơ sở vật chất, trường có 9 dãy nhà cao tầng, trong đó tòa 8 tầng cao nhất (E1) là nhà hành chính, nơi sinh viên có thể trao đổi vấn đề thắc mắc về học tập, đào tạo với nhà trường. Sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội còn có canteen được bài trí, thiết kế giống quán cà phê, không gian khá yên tĩnh rất phù hợp cho việc ôn bài, thư giãn.
Xem thêm đánh giá của sinh viên
về Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
Giới thiệu Đại học Khoa học Xã học và Nhân văn Hà Nội (Nguồn: YouTube)
Thư viện ĐHQGHN là trung tâm thông tin - thư viện hàng đầu trong hệ thống các trường đại học cả nước. Với tổng số 120.000 đầu sách và hơn 500.000 bản, hơn 500.000 trang thư tịch cổ Hán Nôm và hàng ngàn tài liệu qúy giá khác. Nghiệp vụ thư viện được chuẩn hóa và tin học hóa với hệ thống mạng LAN, internet hoàn chỉnh. Hệ thống máy tính hiện đại với 10 máy chủ và hơn 200 máy làm việc và tra cứu.
Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên
Học khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên có thể chuyển đổi công việc sang lĩnh vực liên quan tương đối dễ dàng.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tập trung đào tạo các ngành học cơ bản mang tính chuyên sâu khẳng định thương hiệu của trường như Văn học, Sử học, Triết học, Ngôn ngữ học… Bên cạnh đó, nhà trường cũng giảng dạy các ngành thế mạnh đáp ứng nhu cầu xã hội như Công tác xã hội, Đông Phương học, Báo chí, Quốc tế học, Khoa học quản lý…
Sinh viên các ngành Lịch sử, Triết học, Chính trị của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có rất nhiều cơ hội làm việc trong cơ quan Nhà nước.
Việt Nam ngày càng hội nhập với quốc tế, hơn nữa nước ta lại là thành viên của ASEAN nên lĩnh vực Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành sẽ thu hút người lao động từ khu vực các nước Đông Nam Á đến làm việc tại Việt Nam. Bởi vậy, ngành này sẽ có nhiều cạnh tranh hơn. Ý kiến trên là nhận định của thạc sĩ Đinh Việt Hải, Phó trưởng phòng Đào tạo, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Sinh viên học lĩnh vực sau khi tốt nghiệp có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành, quản lý hay hoạch định chính sách phát triển du lịch hoặc tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn trong và ngoài nước.
Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Tâm lý học được các chuyên gia nhận định có nhiều triển vọng. Sinh viên sẽ được tiếp cận với Tâm lý học lâm sàng hay Tâm lý học Quản trị Kinh doanh – chủ yếu hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vấn đề nhân sự, thị trường lao động, tâm lý hay Tâm lý học lâm sàng.
Trong xã hội hiện đại và năng động, cuộc sống bận rộn, con người ngày càng gặp phải nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau, vì thế nhu cầu ngành này sẽ rất nhiều. Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đề án đưa cán bộ tâm lý học đường vào các trường trung học phổ thông thì nhu cầu nhân lực về các ngành Tâm lý học tham vấn, Tâm lý học trị liệu sẽ càng tăng.
Ngoài ra, trong hệ thống của ĐHQG còn có sự liên kết đào tạo giữa các trường, các ngành học với nhau. Như vậy, sinh viên sẽ có cơ hội học cùng lúc 2 chương trình đào tạo (hay còn gọi là bằng kép) và nhận 2 bằng đại học chính quy sau tốt nghiệp. Điều kiện để sinh viên được học 2 chương trình này là phải đạt điểm trên trung bình sau năm thứ nhất”.
ĐHKHXH&NVHN đã thiết lập quan hệ chính thức với hơn 250 trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới để trao đổi cán bộ, học giả nghiên cứu, đào tạo sinh viên, hỗ trợ xây dựng các ngành học… Do vậy, sinh viên theo học tại trường sẽ có nhiều cơ hội nhận học bổng, du học nước ngoài hoặc giao lưu, thực tập tại nước ngoài với kinh phí thấp.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội là trường đầu ngành, có truyền thống và uy tín cao đào tạo các ngành Khoa học xã hội và nhân văn. Với hệ thống ngành nghề đa dạng từ những ngành cơ bản, truyền thống cho đến những ngành học mới, hiện đại, có tính quốc tế cao, các chương trình đào tạo của trường ngày càng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Bảng xếp hạng
Các trường đại học Việt Nam
Thường Lạc (tổng hợp)