Cuộc sống ở Canada và 7 điều quan trọng bạn cần biết | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Cuộc sống ở Canada và 7 điều quan trọng bạn cần biết

      Cuộc sống ở Canada và 7 điều quan trọng bạn cần biết

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Không ít du học sinh có chút bỡ ngỡ, lo lắng khi bắt đầu cuộc sống tại đất nước Canada mới lạ. 7 điều sau đây sẽ giúp bạn “nằm lòng” cuộc sống ở Canada.

      Sẽ không ngoa nếu nói Canada là một trong những quốc gia đáng sống nhất thế giới. Xứ sở lá Phong sở hữu nền văn hóa đa sắc màu, môi trường sống sạch sẽ, người dân thân thiện... Tuy nhiên, đối với một du học sinh mới “chân ướt chân ráo” đến một vùng đất khác biệt về mọi thứ thì việc thích nghi hẳn không phải là điều dễ dàng.

      Hiểu được những khó khăn đó, sau đây Edu2Review sẽ liệt kê 7 điều cần lưu ý khi bắt đầu cuộc sống ở Canada, giúp bạn nhanh chóng thích nghi với môi trường cũng như hoà nhập vào cuộc sống nơi đây.

      Tìm hiểu thêm về du học Canada

      1. Canada có nền giáo dục phát triển

      Sinh viên Canada có khả năng đọc, viết, Toán và Khoa học tốt, đứng đầu trong số các nước nói tiếng Anh và tiếng Pháp theo Chương trình Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD ‒ Organisation for Economic Co-operation and Development) cho Đánh giá Sinh viên Quốc tế (PISA ‒ là chương trình khảo sát học sinh ở độ tuổi 15).

      Một vài số liệu năm 2016 dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên về chất lượng giáo dục của quốc gia này.

      • Hơn 400,000 sinh viên quốc tế trên khắp thế giới đã chọn Canada.
      • Canada có 4 trường đại học nằm trong danh sách 100 trường hàng đầu thế giới.
      • 5 trường đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA ‒ Master of Business Administration) tại Canada nằm trong top 100 của bảng xếp hạng Financial Times 2016.

      2. Khí hậu ở Canada có gì đặc biệt?

      Canada là quốc gia lớn thứ 2 thế giới nằm ở cực Bắc của Bắc Mỹ, sở hữu diện tích rộng lớn lên đến 9,984,670 km², trong đó diện tích rừng chiếm 4,916,438 km², xếp thứ 2 thế giới và chiếm khoảng 10% diện tích rừng tự nhiên trên cả hành tinh. Điều thú vị ở Canada là thiên nhiên đã ưu đãi cho miền đất này một hệ thống khí hậu đa dạng nhưng được phân chia rõ ràng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.

      Bảng thể hiện sự phân hóa khí hậu theo khu vực tại Canada

      Vùng miền

      Đặc điểm tự nhiên

      Nhiệt độ trung bình

      Phía Bắc Canada

      Khí hậu lạnh lẽo.

      Tuyết rơi quanh năm, đóng băng dày (từ 10 ‒ 15 cm).

      Sinh vật chủ yếu là địa y và rêu.

      ‒ 25ºC

      Phía Nam Canada

      Ấm áp hơn phía Bắc, có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.

      Đây là nơi có dân cư đông đúc tại Canada, thừa hưởng không khí thoải mái, dễ chịu.

      20ºC

      Nội địa Canada

      Là khu vực duy nhất của Canada không giáp biển.

      Tuyết bao phủ đến nửa năm.

      Khí hậu khắc nghiệt, rất lạnh vào mùa đông, ngược lại mùa hè nóng hơn nhiều so với các vùng giáp biển.

      ‒ 10ºC ‒ 0ºC

      Duyên hải phía Tây

      Mang khí hậu ôn đới hải dương ôn hòa và ẩm ướt.

      Khu vực này may mắn được hưởng gió ẩm từ Thái Bình Dương nên thời tiết khá dễ chịu vào mùa đông.

      15ºC

      Cuộc sống ở Canada (Mùa đông ở Canada)
      Mùa Đông ở Canada (Nguồn: Pause The Moment)

      Bảng phân hóa khí hậu theo mùa

      Mùa

      Đặc điểm

      Mùa đông

      Rất lạnh, hầu hết các nơi có nhiệt độ thường dưới 0ºC.

      Tuyết bao phủ mặt đất từ ​​khoảng tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4.

      Ở phía Tây Nam British Columbia (quanh Victoria và Vancouver), mưa thường phổ biến vào mùa đông hơn tuyết.

      Mùa hè

      Kéo dài từ khoảng tháng 6 đến tháng 9.

      Nhiệt độ ban ngày là từ 20 ‒ 30ºC hoặc cao hơn.

      Ở miền Nam Ontario và Quebec thường rất ẩm ướt.

      Mùa thu & Mùa xuân

      Mùa thu, mùa xuân là hai mùa chuyển tiếp.

      Thời tiết có thể bắt đầu lạnh hơn hoặc ấm hơn và có rất nhiều mưa.

      Bạn có thể khó thích nghi với cái lạnh được bao phủ bởi tuyết trong mùa đông đầu tiên tại Canada. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị một vài trang phục ấm áp, phù hợp khi ra ngoài để thưởng thức vẻ đẹp độc đáo khi mùa đông tại Canada "gõ cửa", ví dụ: mũ, giày ống, găng tay, áo khoác dày...

      3. Văn hóa Canada

      Văn hóa ẩm thực:

      • Xứ sở của siro cây Phong nổi tiếng thế giới:

      Cây Phong có nguồn gốc từ châu Á, giống như biểu tượng của Canada. Loài cây này có tổng cộng 150 chủng loại và đã có 13 loài được du nhập vào Bắc Mỹ. Trong số đó, có 10 loài đã và đang sinh trưởng một cách tự nhiên ở Canada. Vào mùa xuân, cây Phong sẽ tiết ra loại nhựa ngọt ngào (từ 2 ‒ 3% đường) từ rễ lên để tiếp thêm sức sống cho cây chuẩn bị một mùa hoa quả sắp tới.

      Từ thế kỉ thứ 16, bộ tộc thổ dân bản địa phát hiện ra nhựa cây Phong là một thứ nhựa quý giá, có thể giúp ích cho cuộc sống và sức khỏe của họ. Sau bao nhiêu năm gắn bó cùng người dân Canada, cây Phong luôn chia sẻ chất nhựa ngọt ngào này với con người, góp phần đưa Canada trở thành quốc gia xuất khẩu siro nhựa Phong lớn nhất thế giới.

      Tôm hùm được mệnh danh là “vua hải sản” của Canada. Món tôm hùm trở thành niềm tự hào của người dân Canada và khi đến đây du khách nào cũng muốn một lần được thưởng thức.

      Tất cả những bộ phận của tôm hùm đều có thể dùng để chế biến các món ăn hấp dẫn, như vỏ tôm nấu thành súp, gạch tôm dùng để làm nước chấm, trứng tôm dùng làm món khai vị hoặc salad, tôm hấp ăn kèm với bơ...

      Cuộc sống ở Canada (Tôm hùm)
      Tôm hùm Canada (Nguồn: ruh8)

      Cách uống cafe kì lạ:

      Người Canada có cách uống cafe rất khác với nhiều quốc gia khác. Kem là "gia vị" cho cà phê của họ, thay vì uống kèm sữa hay đường. Có lẽ vì tiết trời giá lạnh nên đây là một phương thức giúp họ được cung cấp thêm năng lượng và giữ ấm cơ thể.

      Văn hóa giao tiếp:

      "Xin lỗi và cảm ơn" là những ngôn từ được người Canada rất coi trọng, cũng nhờ vậy mà đây được coi như nét đẹp trong văn hóa ứng xử, giao tiếp của xứ sở này. Không hề nói cho suông, mà người Canada luôn rất chân thành. Bạn hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe họ nói xin lỗi (hoặc rất tiếc) kể cả khi đó không phải lỗi do họ gây ra. Họ làm vậy không phải vì cả nể hay sợ sệt, mà bởi vì chính họ muốn bạn hiểu họ rất dễ gần và thân thiện.

      4. Ngôn ngữ giao tiếp

      Canada là một quốc gia đa văn hóa với hơn 100 thứ tiếng. Tuy nhiên theo Hiến pháp của nước này, tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức. Điều đó có nghĩa là tất cả các điều luật, văn bản thông báo, dịch vụ... của Chính phủ Liên bang đều phải được ban hành và thể hiện bằng cả hai ngôn ngữ này.

      Phần lớn người Canada cho rằng tổ tiên của họ đã từng sinh sống tại quần đảo Anh, thế nên khoảng 50% dân số cho rằng tiếng Anh là ngôn ngữ đầu tiên và duy nhất của họ. Nếu bao gồm người nhập cư, người Pháp gốc Canada và những người xem tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ thì tỷ lệ nói lưu loát tiếng Anh ở Canada tăng lên khoảng 90%.

      Cuộc sống ở Canada
      Đa số người Canada sử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp (Nguồn: IBID)

      Người Canada nói tiếng Pháp, được gọi là tiếng Pháp ‒ Canada hoặc người Pháp, chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân số. Hơn 90% trong số họ sống ở Quebec ‒ tỉnh duy nhất xem tiếng Pháp là ngôn ngữ của cuộc sống hàng ngày. Khoảng 3,8 triệu người Quebec chỉ có thể nói tiếng Pháp, trong khi 3,2 triệu người khác có thể nói cả hai ngôn ngữ.

      >> Xem thêm: Những lý do khiến bạn nên đi du học Quebec Canada ngay và luôn

      5. Nhà ở

      • Townhouse là dãy nhà liền kề nhau, dạng nhà phố và chia sẻ các không gian chung như nơi đậu xe, đường đi lại. Có 2 loại nhà townhouse là freehold (không phải trả phí quản lý, hoặc phí rất thấp) và condominium (trả phí quản lý, dọn dẹp).
      • Detached là nhà tách biệt, nhà riêng. Có 2 loại nhà detached là nhà đơn lập (nằm gọn trong một miếng đất) và nhà song lập (hai căn nhà có chung tường, liền kề nhau). Loại nhà này không tốn phí quản lý, nhưng người ở phải tự cắt cỏ, xúc tuyết.
      Cuộc sống ở Canada
      Nhà ở Canada (Nguồn: Twitter)
      • Căn hộ chung cư có chi phí quản lý hàng tháng, mô hình khá giống chung cư cao cấp ở Việt Nam. Ngoài ra, các du học sinh mới đến Canada có thể lựa chọn ở tại ký túc xá của trường để tiết kiệm chi phí đi lại.

      6. Phương tiện đi lại

      Tại Canada, có khá nhiều hình thức di chuyển và tham gia giao thông như: xe hơi, xe lửa, xe bus, tàu điện ngầm, hệ thống tàu điện trên cao (skytrain)... Trong đó, các phương tiện giao thông công cộng là phổ biến nhất.

      Để sử dụng phương tiện công cộng, bạn phải mua vé hoặc thẻ quá cảnh. Những thẻ quá cảnh cho phép bạn sử dụng không giới hạn phương tiện công cộng trong một thời gian cụ thể.

      Cuộc sống ở Canada
      .Hệ thống skytrain tại Vancouver, Canada (Nguồn: vancourier)

      Sau đây là một vài quy tắc cơ bản khi tham gia phương tiện công cộng bạn cần biết khi đến Canada:

      • Không mang thực phẩm nói chung lên các phương tiện công cộng.
      • Giữ thái độ lịch sự như nhường ghế cho người già, người tàn tật, phụ nữ mang thai, trẻ em; không nói chuyện điện thoại quá lớn...
      • Khi lên xe bus, xe lửa hoặc xe điện, bạn sẽ được yêu cầu đi vào càng sâu càng tốt, đặc biệt là lúc đông đúc. Hãy giữ chặt để không ngã khi di chuyển.
      • Nếu bạn mang balo, túi xách lớn... hãy để gần sát bên mình, tốt nhất là để dưới chân để tránh đụng vào người khác khi bạn đi qua.
      • Tránh xô đẩy hay chạm vào người khác khi lượng người sử dụng phương tiện trở nên đông đúc.
      • Không đem theo rác của mình khi sử dụng các phương tiện.
      • Giữ lại các hóa đơn thanh toán của bạn suốt chuyến đi, trong một vài trường hợp bạn có thể được yêu cầu trình hóa đơn.

      7. Chi phí

      Khi nói về cuộc sống ở Canada, ngoài những vấn đề về giáo dục, văn hóa, khí hậu, nhà ở, phương tiện đi lại thì chi phí sinh hoạt cũng cần được quan tâm. Để hiểu rõ hơn về những chi phí cần chi tiêu cho cuộc sống tại Canada, bạn không nên bỏ qua thông tin: "Chi phí du học Canada? Chi bao nhiêu và như thế nào để tiết kiệm mà hiệu quả?!".

      Edu2Review mong rằng bạn đã có cái nhìn đơn giản hơn về cuộc sống ở Canada sau khi nghiên cứu kỹ 7 mục phía trên. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều mới mẻ tại đất nước lá Phong đang chờ bạn khám phá. Vì vậy, hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Edu2Review về chuyên mục du học Canada nhé.

      Đài Trang (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Du học Canada

      Cuộc sống ở Canada – Khám phá thiên đường ẩm thực ngon không cưỡng lại được

      06/02/2020

      Canada thu hút bởi sự đa dạng các đặc sản, món ăn từ truyền thống đến hiện đại. Chính vì thế, ...

      Du học Canada

      Những lý do khiến bạn nên đi du học Quebec Canada ngay và luôn

      06/02/2020

      Mang trong mình nhiều giá trị văn hóa lịch sử lâu đời, cảnh quan xinh đẹp, kinh tế phát triển, ...

      Du học Canada

      Chi phí du học Canada: Chi bao nhiêu và như thế nào để tiết kiệm mà hiệu quả?

      06/02/2020

      25,000 – 35,000 CAD là mức chi phí du học Canada cơ bản mà bạn cần có. Để đủ điều kiện sinh sống ...

      Du học Canada

      Du học thạc sĩ Canada và 3 vấn đề thường gặp cần giải quyết

      06/02/2020

      Bạn lựa chọn du học thạc sĩ Canada để học tập/định cư/bảo lãnh người thân hay cả 3? Nhưng liệu ...