Tỏa sáng trên sân cỏ với hàng triệu triệu người hâm mộ, nhưng mấy ai biết được rằng sau ánh hào quang, những cầu thủ siêu sao ấy cũng có đời sống giản dị xoay quanh việc học tập – luyện bóng. Và nơi chắp cánh cho giấc mơ giảng đường của những cầu thủ này chính là Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TPHCM.
* Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
Chuyện học vấn của những siêu sao sân cỏ
Năm 2014, dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TPHCM, 10 cầu thủ U19 Việt Nam, 9 người từ Học viện HAGL Arsenal JMG và 11 sinh viên lứa Năng khiếu HAGL đã được tuyển thẳng vào trường. Trong nhóm cầu thủ năm đó, có những cái tên rất quen thuộc với fan hâm mộ bóng đá, như Xuân Trường, Công Phượng, Văn Thanh, Văn Toàn...
Chương trình học bao gồm 144 tín chỉ, mở ra cơ hội việc làm giáo viên thể chất hoặc huấn luyện viên (HLV) chuyên nghiệp sau khi dừng chơi bóng. Tuy nhiên, với những sinh viên đặc biệt này, thời gian học được kéo dài tối đa lên đến 7 năm (theo quy định).
>> Xem thêm đánh giá của học viên về Trường Đại học Thể dục Thể thao TPHCM
Các tuyển thủ chờ đợi để tham dự phần thi năng khiếu (Nguồn: zing)
Chia sẻ thêm về việc học tập của các cầu thủ tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TPHCM, HLV Dương Minh Ninh cho biết: “Đời cầu thủ ngắn, có tấm bằng đại học cũng tốt hơn cho sau này.
Chúng tôi luôn nỗ lực sắp xếp thời gian tập luyện hợp lý để các em hoàn thành việc học, nếu buổi sáng tập thì sẽ học buổi chiều và ngược lại. Việc học sẽ được tạm ngưng 2 ngày trước trận đấu trên sân nhà”.
Riêng các cầu thủ thi đấu ở nước ngoài (như Công Phượng, Xuân Trường) hoặc cho CLB khác mượn (như Lê Phạm Thành Long) phải tạm thời bảo lưu kết quả học tập.
Các cầu thủ học tập đều đặn tại Trung tâm thể thao Hàm Rồng từ thứ 2 đến thứ 5 (hoặc thứ 6), còn cuối tuần sẽ có lịch thi đấu trên sân nhà. Những môn học được dạy và thi theo kiểu “cuốn chiếu”, với kiến thức liên quan đến cách xác định thể lực, sức bền, bài kiểm tra sự chịu đựng tối đa của cơ thể...
Dựa vào lịch thi đấu, giảng viên sẽ được bố trí lên ở và luyện tập cùng các học trò. Đặc biệt, thời điểm vàng để dạy và học là những vòng đấu mà HAGL được chơi liên tục trên sân nhà.
Nếu không có gì thay đổi, lứa cầu thủ năm nào sẽ trở thành cử nhân Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TPHCM vào cuối năm 2019. Tấm bằng tốt nghiệp đại học cũng chính là “giấy thông hành” giúp các bạn theo đuổi nghiệp thể thao lâu dài, không sợ phải “về vườn” khi “hết thời”.
>> Top trường đại học có môi trường học tốt nhất TP. HCM
Các bạn sinh viên và cô giáo trong ngày khai giảng năm học cuối (Nguồn: saostar)
Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TPHCM – có thể bạn chưa biết
- Muốn vào Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thi khối nào?
--> Khối T00 (Toán, Sinh, Năng khiếu thể dục thể thao) hoặc khối T01 (Toán, Văn, Năng khiếu thể dục thể thao)
- Học phí Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TPHCM ra sao?
--> Sinh viên được miễn 100% học phí suốt khóa học.
- Những đối tượng nào được tuyển thẳng vào trường?
--> 1/ Thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia, được xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu các giải quốc tế chính thức.
2/ Thí sinh đoạt huy chương tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc; Hội khỏe Phù đổng toàn quốc; Giải vô địch hạng nhất quốc gia hoặc Giải vô địch trẻ quốc gia tổ chức một lần trong năm.
3/ Thí sinh được Tổng cục Thể dục thể thao quyết định công nhận là dự bị kiện tướng quốc gia trở lên.
Nếu muốn trở thành bạn học của những ngôi sao như Xuân Trường, Công Phượng, Văn Thanh, Văn Toàn... Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TPHCM là địa chỉ để bạn thử sức đấy!
Yến Nhi tổng hợp