Đánh giá năng lực với bài trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Đánh giá năng lực với bài trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp

      Đánh giá năng lực với bài trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Mọi người đều cần kỹ năng giao tiếp để tương tác với nhau, nhưng năng lực của mỗi người là khác nhau. Những câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp bạn biết cần cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình ở đâu.

      Một người với kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp có thể thành thạo việc sử dụng ngôn ngữ ở cả hai vị trí người nói và người nghe. Để làm được điều này, một cá nhân cần phải học và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cơ bản như nghe, nói, đọc và viết. Bên cạnh đó, đây cũng là vấn đề mà những người không giỏi trong giao tiếp thường mắc phải vì không biết bắt đầu giải quyết từ đâu.

      Vì vậy, khi sử dụng công cụ tìm kiếm Google, từ khóa “cải thiện khả năng giao tiếp” cho khoảng hơn 10 triệu kết quả trong 0.64 giây. Điều này chỉ ra rằng không ít người nhận thức được tầm quan trọng của việc học kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Hãy cùng Edu2Review thực hiện bài trắc nghiệm ngắn dưới đây và tìm hiểu đâu là giới hạn trong khả năng giao tiếp của bản thân để bứt phá nhé!

      bài kiểm tra kỹ năng giao tiếpChuẩn bị giấy bút để làm bài trắc nghiệm thôi nào! (Nguồn: wikihow)

      Bài trắc nghiệm đánh giá kỹ năng giao tiếp

      Hướng dẫn:

      • Đối với mỗi đề mục, hãy chọn ô đáp án đúng nhất về bạn.
      • Trả lời các câu hỏi một cách chính xác và trung thực về bản thân.
      • Khi bạn hoàn thành, vui lòng tính tổng số điểm mà mình nhận được.

      Các đề mục

      Không bao giờ

      Hiếm khi

      Thỉnh thoảng

      Thường thường

      Thường xuyên

      1. Tôi có khả năng dự liệu được các yếu tố gây nhầm lẫn và tìm cách giải quyết trước thời điểm đó.

      1

      2

      3

      4

      5

      2. Khi tôi viết một bản ghi nhớ, email hay các tài liệu khác, tôi cố gắng thêm nhiều thông tin chi tiết để mọi người có thể hiểu.

      1

      2

      3

      4

      5

      3. Khi tôi không hiểu một vấn đề, tôi thường không hỏi người khác và tìm lời giải thích sau.

      1

      2

      3

      4

      5

      4. Tôi thường ngạc nhiên khi mọi người không hiểu tôi nói gì.

      1

      2

      3

      4

      5

      5. Tôi nói những gì tôi hiểu mà không cần biết lúc đấy người nghe sẽ hiểu như thế nào. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc sau.

      1

      2

      3

      4

      5

      6. Khi một người nói chuyện với tôi, tôi cố gắng tìm hiểu quan điểm của họ.

      1

      2

      3

      4

      5

      7. Tôi sử dụng email để giải quyết những công việc phức tạp với người khác vì tính tiện lợi và nhanh chóng.

      1

      2

      3

      4

      5

      8. Khi tôi viết xong một bản báo cáo, ghi nhớ hoặc email, tôi kiểm tra nhanh chóng cho các lỗi chính tả và sau đó gửi nó đi ngay lập tức.

      1

      2

      3

      4

      5

      9. Khi nói chuyện với mọi người, tôi rất hay chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của họ.

      1

      2

      3

      4

      5

      10. Tôi sử dụng các loại sơ đồ và biểu đồ để hỗ trợ cho việc thể hiện ý tưởng của mình.

      1

      2

      3

      4

      5

      11. Trước khi tôi giao tiếp, tôi nghĩ về những gì người nghe cần biết và cách tốt nhất để truyền đạt điều đó.

      1

      2

      3

      4

      5

      12. Trong lúc người đối diện nói, tôi nghĩ về những gì tôi sẽ nói khi đến lượt mình để đảm bảo đi đúng trọng tâm của cuộc giao tiếp.

      1

      2

      3

      4

      5

      13. Trước khi tôi gửi một tin nhắn, tôi nghĩ về cách tốt nhất để truyền đạt (một cách trực tiếp, thông qua điện thoại, trong một bản tin, thông qua lời nhắc nhở...).

      1

      2

      3

      4

      5

      14. Tôi cố gắng giúp mọi người hiểu các khái niệm cơ bản đằng sau vấn đề tôi đang thảo luận. Tôi tin điều này làm giảm những hiểu lầm và tăng sự hiểu biết.

      1

      2

      3

      4

      5

      15. Tôi xem xét các khác biệt văn hóa khi suy nghĩ về nội dung của mỗi buổi giao tiếp.

      1

      2

      3

      4

      5

      Bây giờ bạn hãy dành ra một chút thời gian để tính tổng chính xác số điểm mà mình đạt được nhé!

      kỹ năng giao tiếp: countdown5! 4! 3! 2! 1! 0! Bạn đã cộng hết điểm số của mình chưa? (Nguồn: 3qdigital)

      Tương ứng với số điểm, kết quả trắc nghiệm được phân thành 3 loại

      15 – 35: Bạn cần phải tiếp tục rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình. Bạn không thể truyền đạt và nhận thông tin một cách rõ ràng, chính xác. Nhưng đừng lo lắng, bằng cách chú ý đến các chi tiết nhỏ trong giao tiếp, bạn có thể đạt được hiệu quả trong công việc và tận hưởng nhiều mối quan hệ làm việc tốt hơn.

      36 – 55: Bạn là một người có kỹ năng giao tiếp khá ổn nhưng đôi khi lại gặp phải vấn đề truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Bạn nên dành thời gian đối thoại với bản thân để tìm ra cách tốt nhất trong quá trình tiếp cận người khác, tập trung vào việc tiếp nhận, xử lý thông tin một cách hiệu quả.

      56 – 75: Tuyệt vời! Bạn là một người có kỹ năng giao tiếp rất tốt. Bạn hiểu chính xác vai trò của một người có khả năng ứng xử giao tiếp trong cả hai vị trí là người nói và người nghe. Bạn dự đoán được các vấn đề sẽ xảy ra và chọn đúng phương thức giao tiếp. Mọi người tôn trọng bạn vì khả năng truyền đạt rõ ràng và đánh giá cao kỹ năng xử lý thông tin của bạn.

      học kỹ năng giao tiếpCó nhiều phương thức giao tiếp khác nhau, nhưng điểm chung là đa số đều cần đến giọng nói (Nguồn: suqidhub)

      Để kết quả trắc nghiệm đánh giá chính xác nhất về khả năng giao tiếp hiện tại của mình, bạn không nên làm bài trắc nghiệm nhiều lần để tìm ra kết quả như ý. Bạn cần nghiêm túc suy nghĩ khi lựa chọn các đáp án. Bên cạnh đó, sau khoảng thời gian 1 đến 3 tháng luyện tập, bạn có thể làm lại để xem tổng số điểm của mình có được cải thiện hay không.

      Trong bài viết tiếp theo, Edu2Review sẽ tiết lộ các bước cơ bản nhất để rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Các bạn đừng bỏ qua nhé!

      Thiên Đạt (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      6 bí kíp hay ho giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

      06/02/2020

      Liệu bạn có đang gặp vấn đề khi kết nối với bạn bè, đồng nghiệp và những người thân xung quanh? ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Top 10 trung tâm dạy lập trình cho bé tại TP.HCM có gì thú vị?

      11/10/2022

      Cho trẻ học lập trình sớm, phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển tư duy logic, sáng tạo và giỏi toán và ...