Phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả bạn nên tham khảo ngay! (phần 1) | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả bạn nên tham khảo ngay! (phần 1)

      Phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả bạn nên tham khảo ngay! (phần 1)

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Có kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn có được nhiều lợi thế trong công việc và cuộc sống. Vì vậy, trau dồi và cải thiện kỹ năng giao tiếp là việc cần làm đối với nhiều người hiện nay.

      Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm rất quan trọng trong hầu hết các công việc vì có thể giúp bạn tương tác và truyền đạt lời nói hiệu quả tới những người xung quanh, như đồng nghiệp, khách hàng, bạn bè.

      Có được kỹ năng giao tiếp tốt còn là công cụ để giúp các bạn có thể chinh phục được trái tim người nghe khi phát biểu một bài thuyết trình, diễn thuyết hoặc có thể thuyết phục khách hàng, đối tác và các nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, kỹ năng này ít được dạy bài bản tại nhà trường nên nhiều bạn vẫn còn khá bỡ ngỡ và gặp nhiều rắc rối khi phải đối mặt và xử lý các tình huống trong thực tế.

      Để giúp các bạn có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm và kiến thức về kỹ năng này, Edu2Review đã chọn lọc những phương pháp được nhiều chuyên gia gợi ý và được ứng dụng rộng rãi.

      Cải thiện kỹ năng giao tiếp 1
      Cải thiện kỹ năng giao tiếp cần quá trình rèn luyện và trau dồi (Nguồn: 30 Seconds)

      Phương pháp 1: Sức mạnh tiềm thức

      Thông thường, con người thường nói trong lúc đang suy nghĩ, nhưng điều này có thể làm giảm đi chất lượng diễn đạt bởi vì lúc đó tâm trạng thường bị lo lắng, dẫn đến lời nói sẽ phần nào mất đi ý nghĩa truyền đạt.

      Phần lớn sự hiện diện trong cuộc sống đều tập trung vào quá trình bao gồm im lặng, lắng nghe và đưa ra những lời đáp lại. Vì vậy, khi trả lời các câu hỏi và khi tham gia vào các cuộc trò chuyện, hãy ghi nhớ 3 bước: suy nghĩ, hít thở và nói để trả lời một cách thật ngắn gọn, rõ ràng và súc tích.

      Bạn cũng cần chú ý: đừng chỉ nói điều đầu tiên xuất hiện trong đầu, thay vào đó hãy suy nghĩ và tập trung vào ý nghĩa những gì bạn muốn truyền đạt. Khi nói, hãy hiểu chính xác thông điệp mà bạn đang cố gắng muốn người nghe hiểu. Nếu bạn không hiểu rõ về thông điệp của mình thì khán giả của bạn cũng sẽ không thể hiểu.

      cai thien ky nang giao tiep 2
      Hãy tập trung vào ý nghĩa bạn muốn truyền đạt (Nguồn: Karen Langen)

      Hình dung đến hình ảnh tích cực

      Kỹ thuật này đã được nhiều vận động viên áp dụng vào trước trận đấu. Họ thường mường tượng về chiến thắng nhằm giúp họ có thêm động lực cả về tinh thần lẫn thể chất. Vì thế, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này trước khi bắt đầu một bài thuyết trình.

      Bạn hãy tưởng tưởng rằng khi mình đang phát biểu trước nhiều khán giả, mọi người đều sẽ thích thú với từng lời nói của bạn cũng như khi bài phát biểu kết thúc, bạn sẽ nhận được những tràng pháo tay và lời tán dương thật nồng nhiệt. Lặp lại điều này nhiều lần sẽ giúp bạn kiểm soát được sự lo lắng và trở nên tự tin để giao tiếp hiệu quả hơn.

      cải thiện kỹ năng giao tiếp 3
      Hãy tưởng tượng đến những kết quả tốt nhất (Nguồn: Moving performance)

      Luyện tập:

      • Hãy tìm một nơi yên tĩnh để ngồi xuống và thư giãn.
      • Nhắm mắt lại.
      • Nghĩ về một trải nghiệm khiến bạn cảm thấy thực sự tốt . Nó có thể là bất cứ điều gì, một thành tựu cá nhân, một kỷ niệm trẻ trung, một dự án thành công trong công việc.
      • Đưa bản thân mình trở về thời điểm ấy và phát lại chuỗi sự kiện.
      • Hãy hồi tưởng lại khoảnh khắc ấy chi tiết nhất có thể cho chính mình.
      • Lắng nghe âm thanh, quan sát cảnh vật và cảm nhận cảm xúc trong mình.
      • Phát lại hình ảnh này một vài lần cho đến khi bạn đắm chìm trong sự kiện này.
      • Bây giờ hãy mở mắt ra.

      Phương pháp 2: Giữ người nghe trong tâm trí

      Bạn cần phải hiểu rõ đối tượng của bạn để có thể giao tiếp hiệu quả. Khi đã hiểu rõ, bạn có thể điều chỉnh cách giao tiếp của mình sao cho phù hợp với họ để thông điệp của bạn có thể có sức tác động mạnh nhất.

      Để phát triển kỹ năng này, bạn nên đặt mình ở vị trí của khán giả. Hãy tự đặt những câu hỏi như tại sao họ tham dự? Họ muốn tìm hiểu điều gì? Họ muốn hiểu tới cấp độ nào về mặt kiến ​​thức và kinh nghiệm?

      cải thiện kỹ năng giao tiếp 4
      Luôn đặt mình vào vị trí người nói (Nguồn: 30 Seconds)

      Phương pháp 3: Chủ động lắng nghe

      Chủ động lắng nghe là ngoài nghe những lời được nói, bạn còn cần hiểu rõ được nội dung và ý nghĩa đằng sau mỗi thông điệp. Trong các cuộc trò chuyện, người nghe tốn rất nhiều thời gian để suy nghĩ về cách họ sẽ trả lời thay vì tập trung vào những gì người nói đang muốn truyền đạt.

      Bằng cách thực sự lắng nghe, bạn có thể đưa ra một câu trả lời thận trọng hơn và có xem xét đến suy nghĩ và ý kiến ​​của người nói. Giống như Richard Branson có câu "Hãy lắng nghe nhiều hơn bạn nói".

      Luyện tập:

      • Hãy chú ý đến người nói:
        • Đưa sự chú ý hoàn toàn của bạn đến với người nói.
        • Nhìn trực tiếp vào mắt người đang nói.
        • Đừng nghĩ về câu trả lời của bạn trong khi họ đang nói.
        • Lý giải ngôn ngữ cơ thể của họ.
        • Cố gắng tránh bị phân tâm bởi những gì xảy ra xung quanh bạn.
      • Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn với người nói:
        • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể của bạn để làm nổi bật sự tham gia của bạn, như gật đầu đầu, mỉm cười, thể hiện tâm trạng cởi mở.
        • Sử dụng các từ hồi đáp, như dạ, vâng, đúng rồi.
        • Làm rõ những hiểu biết của bạn.
      Cải thiên kỹ năng giao tiếp 5
      Nhìn trực tiếp vào mắt người nói thể hiện sự quan tâm của bạn (Nguồn: Simply English 3 City)
      • Xác định rõ những gì bạn hiểu:
        • Bạn cần đảm bảo rằng bạn hiểu những gì người nói đang nói mà không dựa trên bất kỳ sự đánh giá và niềm tin nào.
        • Hãy suy ngẫm về những gì bạn đã nghe bằng cách tóm tắt và diễn đạt lại, ví dụ như “Có vẻ như bạn đang nói...". Đảm bảo bạn thực hiện việc này định kỳ trong một cuộc trò chuyện vì nó giúp bạn hiểu rõ hơn và đó cũng là một cách khác để thể hiện với người nói là bạn đang lắng nghe.
        • Đặt câu hỏi để đảm bảo rằng bạn hiểu mọi thứ, chẳng hạn như "Ý bạn là gì khi bạn nói...". Hãy đảm bảo rằng những câu hỏi này không mang tính phán xét.
        • Hỏi xem bạn đã hiểu đúng ý chưa và chấp nhận nếu bạn đang hiểu sai.
        • Hỏi ví dụ cụ thể.
        • Hãy thừa nhận nếu bạn không chắc chắn về ý nghĩa của người nói.
        • Yêu cầu người nói lặp lại điều gì đó nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp ích.
      • Không làm gián đoạn hoặc chuyển hướng cuộc trò chuyện:
        • Việc ngắt lời là không hữu ích vì nó sẽ gây khó chịu cho người nói và còn hạn chế thời gian để bạn có thể hiểu rõ được câu chuyện.
        • Trước khi nói bất cứ điều gì hãy đảm bảo rằng người nói đã hoàn thành ý nói của họ.
      • Đưa ra lời đáp lại phù hợp:
        • Hãy thành thật khi đưa ra các câu trả lời nhưng đồng thời hãy tránh tấn công hoặc làm cho người nói cảm thấy tồi tệ vì điều này sẽ không có ích.
        • Đưa ra ý kiến ​​của bạn một cách lịch sự.
      Cải thiện kỹ năng giao tiếp 7
      Không nên ngắt lời người nói khi họ chưa hoàn thành (Nguồn: Attune Press)

      Không chỉ có 3 phương pháp giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả, mà còn rất nhiều phương pháp khác cũng hữu ích không kém. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những phương pháp đó là gì? thì hãy theo dõi theo dõi thêm các bài viết trên trang Edu2Review nhé!

      Ngọc Hân (Dịch từ: Virtual Speech)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Những cách giao tiếp với khách hàng tuyệt đỉnh bạn nên biết

      06/02/2020

      Không phải ai cũng biết cách giao tiếp với khách hàng hiệu quả, do vậy nếu nắm bắt được những ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Vì sao kỹ năng giao tiếp lại cần thiết?

      06/02/2020

      Kỹ năng mềm là một trong những tiêu chí quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng của một ...

      Kiến Thức

      Muốn thuyết trình tốt hơn hãy thử 7 bài tập ngắn sau

      06/02/2020

      Bạn đã bao giờ thấy bủn rủn tay chân khi thuyết trình? Thấy bụng cồn cào vì lo lắng quá mức khi ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...