Định hướng nghề nghiệp cá nhân: Tìm việc mình thích hay kiếm việc mình hợp? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Định hướng nghề nghiệp cá nhân: Tìm việc mình thích hay kiếm việc mình hợp?

      Định hướng nghề nghiệp cá nhân: Tìm việc mình thích hay kiếm việc mình hợp?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Mỗi mùa tuyển sinh đại học, các sĩ tử lại đau đáu câu hỏi nên học ngành nào, ngành học nào có cơ hội việc làm tốt... Còn bạn đã biết định hướng nghề nghiệp cá nhân cho bản thân?

      Định hướng nghề nghiệp cá nhân có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới tương lai của mỗi người. Công tác này trong ngành giáo dục Việt Nam chưa thực sự được quan tâm. Vì vậy, câu hỏi học trường nào, làm nghề gì vẫn luôn là "niềm đau chôn giấu" của nhiều sĩ tử.

      * Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Câu chuyện biết rồi, khổ lắm, nói mãi...

      Là một học sinh lớp 12, một sinh viên đại học hay thậm chí bạn đã đi làm thì việc đưa ra lựa chọn định hướng nghề nghiệp cá nhân chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Chúng ta vẫn thường đặt các tiêu chí như chọn ngành nghề theo tính cách, sở thích, theo gia đình hay theo năng lực... Vậy nhưng rất có thể bạn sẽ gắn bó với một công việc không hề đúng theo định hướng ban đầu chỉ vì... “dòng đời xô đẩy”. Tỷ lệ 60% sinh viên ra trường không làm đúng ngành đã đào tạo là minh chứng rõ ràng nhất.

      Định hướng nghề nghiệp cá nhân hiểu đơn giản là đưa ra cho bạn những khả năng công việc phù hợp nhất với bản thân. Vậy đâu là định nghĩa đúng cho hai từ “phù hợp”, là hợp sở thích hay đúng với khả năng của bản thân? Đôi khi, bạn yêu thích hội họa nhưng đáng tiếc lại có trình độ vẽ ở mức tiểu học. Sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể cân bằng được cả sở thích và năng lực, nhưng đa số chúng ta sẽ không đủ giỏi để thỏa mãn hai yếu tố đó.

      Lựa chọn công việc phù hợp với bản thân nhất (Nguồn: Suria Link)

      Đâu là đáp án cho câu hỏi học trường nào, làm nghề gì? (Nguồn: Suria Link)

      Vì thế, bạn nên chọn ngành học hay nghề nghiệp bạn có thể làm tốt trước, vì bạn cần kiếm tiền và sống trước khi muốn thực hiện sở thích của mình. Và để thỏa mãn sở thích, đam mê riêng chúng ta đã có thuật ngữ “nghề tay trái”. Khi ổn định công việc, bạn sẽ dễ dàng theo đuổi ước mơ hơn, sẽ là một công việc part-time, online hay bất kỳ hình thức nào khác tùy khả năng quản lý thời gian của bạn.

      Bên cạnh đó, bạn đang sống trong một xã hội ngày càng mở, mỗi quyết định cá nhân đều sẽ ảnh hưởng tới mọi người dù bạn có thực sự để ý tới nó hay không. Do đó, đừng bỏ qua những gợi ý từ mọi người. Kinh nghiệm của họ có thể giúp bạn đánh giá khách quan và tìm được những điểm mạnh riêng mà bạn không nhận ra.

      Bạn cần phải xác định rằng mọi chuyện chỉ có tính tương đối đừng quá đặt nặng vấn đề đã quyết định nên mọi chuyện đều phải đi theo lộ trình đó. Nếu quá cứng nhắc, bạn chẳng khác nào robot được lập trình, đôi khi bỏ lỡ những cơ hội tốt. Giữa cuộc sống luôn thay đổi, bạn cần sẵn sàng thích nghi với mọi tình huống có thể. Khi đã xác định được tâm thế đó, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra cơ hội và sẵn sàng đón nhận thử thách mới.

      Thích nghi với mọi tình huống, sẵn sàng đón nhận mọi thử thách (Nguồn: aeafa)

      Thích nghi với mọi tình huống, sẵn sàng đón nhận mọi thử thách (Nguồn: aeafa)

      Những tiêu chí “vàng” để định hướng nghề nghiệp cá nhân

      Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để bạn có thể lựa chọn nhưng dưới đây là những tiêu chí “must have”, cùng theo dõi nào!

      • Định hướng của gia đình

      Từ phân tích ở trên, chắc hẳn bạn cũng hiểu về vai trò của các mối quan hệ. Khi thị trường ngày càng cạnh tranh, để kiếm một việc làm tốt, bạn cần có quan hệ và điều này đặc biệt đúng khi bạn muốn lựa chọn những ngành liên quan tới hành chính nhà nước, quân đội, công an, bác sĩ... Ngay cả khi chỉ là những mối quan hệ xã giao, một lời giới thiệu từ người quen cũng có thể giúp nhà tuyển dụng lưu ý và tin tưởng hồ sơ của bạn hơn.

      • Dựa trên năng lực bản thân

      “Biết mình biết ta”, bạn nên lựa chọn những ngành học hay công việc phù hợp với khả năng của bản thân. Ví như khi điểm của bạn chỉ đạt mức trung bình thì không nên mơ mộng tới những trường đại học top đầu với tỷ lệ chọi cao ngất. Đồng ý rằng bạn hoàn toàn có thể tập trung và nỗ lực trong giai đoạn nước rút, nhưng để có thể bứt tốc bạn cần phải thực sự giỏi hoặc bạn là thần đồng mà lâu nay không ai nhận ra.

      • Tập trung vào điểm mạnh

      Đừng nhầm lẫn với ý trên, năng lực là khả năng bạn có thể đạt được trong một lĩnh vực nào đó. Còn điểm mạnh là những lợi thế bản thân khi so sánh tương đối với mọi người. Để khám phá điểm mạnh của bản thân, bạn có thể so sánh với mặt bằng chung của những người xung quanh. Nếu lo sợ không đủ khách quan, hãy để ý lời khen của mọi người, đôi khi những lời nói bâng quơ lại giúp bạn khám phá ra ưu điểm của bản thân.

      Tập trung vào thế mạnh bản thân, tránh xa những điều bạn ghét (Nguồn: nypost)

      Tập trung vào thế mạnh bản thân, tránh xa những điều bạn ghét (Nguồn: nypost)

      • Tránh xa những điều khiến bạn ghét

      Bạn cũng có thể xem đây là tiêu chí dựa trên sở thích cá nhân. Tuy không phải ai cũng có thể tự do theo đuổi đam mê nhưng không thể phủ nhận động lực mạnh mẽ từ sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, sở thích của bạn hoàn toàn có thể thay đổi khi bạn ở một môi trường mới, khi trưởng thành hơn hay do có yếu tố khác tác động. Một ví dụ điển hình là các bộ môn toán ở bậc đại học thường chiếm tỷ lệ trượt môn cao nhất dù cho có rất nhiều sinh viên đạt điểm đầu vào cho môn này rất cao, thậm chí là giành giải học sinh giỏi Toán.

      Nhưng bạn nên tránh xa những ngành học hay công việc đi ngược với quan điểm của bản thân hay đơn giải chỉ là bạn ghét chúng. Vì khi đã có định kiến, bạn sẽ khó lòng mà tiếp thu kiến thức liên quan hay gắn bó với công việc đó.

      Trên đây là một số gợi ý định hướng nghề nghiệp cá nhân, hy vọng sẽ có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân. Mùa tuyển sinh đại học đang đến gần, đừng quên đón đọc những bài viết mới từ Edu2Review để cập nhật các thông tin mới nhất. Chúc bạn vượt vũ môn thành công!

      Thơ Nguyễn (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Người hướng nội nên học ngành gì cho phù hợp?

      06/02/2020

      Một trong những tính cách đặc trưng của người hướng nội là thích ở một mình để nạp lại năng ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top những trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất tại TP.HCM

      04/05/2022

      Đại học Ngoại thương, Đại Học Hoa Sen, Y Dược, RMIT... là một trong số các trường đại học được ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...