Mặc dù hiện nay có rất nhiều ngành học mới có nhu cầu nhân sự cao cùng cơ hội việc làm lớn nhưng Sư phạm và Dược vẫn luôn giữ được sức hút nhất định với nhiều sĩ tử. Năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) bổ sung thêm nhiều điểm mới trong phương thức tuyển sinh đối với hai ngành học này.
* Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
Bộ GDĐT “đích thân” xác định điểm sàn
Theo như phương thức tuyển sinh năm ngoái, Bộ GDĐT sẽ công bố mức điểm xếp loại tốt nghiệp và điểm sàn áp dụng chung với các ngành đào tạo. Mức điểm trúng tuyển được các trường công bố dựa trên điểm sản chung của Bộ và kết hợp với chỉ tiêu riêng. Năm nay, theo Thông tư số 02/2019/TT-BGDĐT, Bộ GDĐT sẽ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (còn gọi là điểm sàn) với các ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ ĐH, CĐ, trung cấp; các ngành Y Dược trình độ ĐH.
Đối đối với các cơ sở đào tạo thực hiện phương án xét tuyển/ sơ tuyển cho các ngành học này thì mức điểm sàn của trường phải được tính tương đương với các ngưỡng theo quy định của quy chế. Điểm trung bình cộng khi xét tuyển có sử dụng điểm thi THPT quốc gia của trường phải bằng hoặc lớn hơn mức điểm sàn do Bộ GDĐT quy định. Cụ thể đối với từng ngành học như sau:
- Điểm trung bình cộng để xét tuyển trình độ ĐH dựa trên kết quả học tập THPT đối với các ngành đào tạo giáo viên và các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học tối thiểu là 8.
- Điểm trung bình cộng kết quả học tập THPT để xét tuyển các ngành Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng tối thiểu là 6.5.
Bộ Giáo dục nâng cao tiêu chí tuyển sinh hai ngành Sư phạm và Dược (Nguồn: sggp)
Thắt chặt chỉ tiêu chất lượng
Có một sự thật rằng Sư phạm và ngành Dược là hai ngành có ảnh hưởng lớn tới đời sống nhưng lại không thu hút được các thí sinh giỏi. Các học sinh có năng lực lại thường lựa chọn khối ngành có cơ hội việc làm cao cùng mức lương tốt. Những thí sinh có năng lực vừa phải lại trở thành “thầy” – người đào tạo thế hệ tương lai hay những người nắm giữ sức khỏe của cộng đồng. Điều này kéo theo hệ lụy là mức độ tin tưởng dành cho các lĩnh vực này không cao.
Nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng nhân sự cho hai lĩnh vực trọng yếu nói trên, Bộ GDĐT quy định ngưỡng điểm sàn theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT để vào ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên.
Những thay đổi mới được kỳ vọng nâng cao chất lượng đào tạo của 2 ngành trọng điểm (Nguồn: baomoi)
Theo như quy định tuyển sinh đại học 2019 đối với xét tuyển các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học... được Bộ GDĐT quy định, học sinh tốt nghiệp THPT phải có học lực năm lớp 12 xếp loại giỏi trở lên. Xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên cho các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Với những thay đổi trong mùa tuyển sinh đại học 2019, chất lượng đầu vào các hai khối ngành Sư phạm và Dược sẽ được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, điều này cũng buộc các thí sinh phải cẩn trọng hơn khi đăng ký ứng tuyển vào các ngành tương ứng. Để không bỏ lỡ những lợi thế trong mùa tuyển sinh này, đừng quên theo dõi và cập nhật thông tin mới nhất từ Edu2Review nhé!
Khuê Lâm (Tổng hợp)