Đừng ứng tuyển vào các trường đào tạo ngành Truyền thông nếu bạn còn giữ 4 suy nghĩ này | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Đừng ứng tuyển vào các trường đào tạo ngành Truyền thông nếu bạn còn giữ 4 suy nghĩ này

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Sinh viên của các trường đào tạo ngành Truyền thông thường bị nhầm là dân làm báo hoặc người làm tiếp thị. Những hiểu lầm trên cũng dễ hiểu bởi thuật ngữ truyền thông còn khá mới lạ với nhiều người.

      Truyền thông (communication) khác với PR (public relation) và làm báo (journalism) mà nhiều người vẫn lầm tưởng. Ngoài những hiểu lầm về chuyên môn, sinh viên tốt nghiệp các trường đào tạo ngành Truyền thông còn thường bị gán cho những suy nghĩ không hay về tính cách và trách nhiệm nghề nghiệp.

      Bảng xếp hạng các trường đại học
      tốt nhất Việt Nam

      Người làm truyền thông thích thổi phồng sự thật?

      Bắt nguồn từ các mẩu quảng cáo trên truyền hình có nội dung hơi phóng đại vấn đề đã khiến những người làm truyền thông bị đóng mác thích thổi phồng sự thật. Nhận định này không sai nhưng cũng không hoàn toàn chính xác khi nói về các hoạt động truyền thông.

      Nếu Báo chí là ngành có tôn chỉ tôn trọng sự thật 1 cách toàn diện, thì ngành Truyền thông lại được tự do bay bổng và sáng tạo trong cách truyền tải thông điệp của mình.

      Để thông điệp của mình được người xem đón nhận 1 cách tự nhiên trong thời đại anti-advertising như hiện nay, người làm truyền thông luôn cần phải tạo ra những sản phẩm thật thu hút, ấn tượng, độc đáo và "làm quá" mọi thứ chính là 1 trong những kỹ thuật đáp ứng được các nhu cầu trên.

      Dẫu có "hơi" sai sự thật nhưng những sản phẩm truyền thông như thế này luôn khiến chúng ta phải thán phục (Nguồn: YouTube - perfettiinada)

      Người giao tiếp kém, viết văn tệ vẫn có thể làm ngành Truyền thông

      Nếu đang có suy nghĩ Truyền thông là ngành dành cho những ai có khả năng giao tiếp tốt và nói không ngừng nghỉ, hoặc cứ chạm vào bàn phím hay bút bi là sẽ ra được thơ, văn, thì có lẽ bạn đã lầm. Trên thực tế, có rất nhiều mảng của ngành Truyền thông đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và viết lách, nhưng nếu hoạt động trong mảng nghiên cứu truyền thông, bạn sẽ không cần gì khác ngoài khả năng quan sát và phân tích.

      Nhiệm vụ chính của phòng nghiên cứu truyền thông là quan sát các hiện tượng đang diễn ra trong cuộc sống, mạng xã hội... và phân tích chúng dưới góc nhìn của người làm truyền thông để lập ra những kế hoạch chiến lược trong tương lai. Ví dụ: Tại sao giới trẻ 9x đời đầu lại thích nhạc US, UK, trong khi từ 96 trở đi lại rất chuộng nhạc Hàn Quốc? Hay "tại sao mọi người dần bỏ báo truyền thống để đọc báo mạng...?".

      Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng việc xây dựng nền tảng cho truyền thông bằng nghiên cứu vô cùng quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Việc nắm bắt được dữ liệu về thói quen của khách hàng sẽ khiến công việc của các phòng ban khác được triển khai đúng đối tượng và ngày càng hiệu quả hơn.

      Quan sát, lắng nghe và phân tích cũng là những kỹ năng hữu ích mà 1 nhân viên truyền thông cần cóQuan sát, lắng nghe và phân tích cũng là những kỹ năng hữu ích mà 1 nhân viên truyền thông cần có (Nguồn: cornell)

      100% dân chạy sự kiện tốt nghiệp từ các trường đào tạo ngành Truyền Thông

      Tổ chức sự kiện là mảng sôi động và dễ nhận biết nhất của ngành Truyền thông, nhưng có lẽ cũng vì lí do này mà nhiều người vẫn cứ hay lầm tưởng sinh viên các trường đào tạo ngành Truyền thông là những bạn phải ngày ngày "chạy" sự kiện.

      Trong một buổi tư vấn hướng nghiệp, cô Lê Linh – giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội, chia sẻ đã gặp không dưới 5 lần các bạn học sinh THPT nhắc đến ngành Truyền thông nhưng luôn đánh đồng với ngành Tổ chức sự kiện

      Nếu bạn không có kinh nghiệm tổ chức sự kiện hoặc cảm thấy mình không thực sự yêu thích lĩnh vực này thì hãy tiếp tục tìm hiểu, ngành truyền thông còn rất nhiều cơ hội khác dành cho bạn. Bên cạnh tổ chức sự kiện, ngành còn rất nhiều các mảng khác như lập kế hoạch truyền thông, nghiên cứu thông tin và công chúng, xây dựng nội dung cho các ấn phẩm truyền thông, quản trị các kênh truyền thông...

      Đi du học sẽ khiến con đường sự nghiệp trong ngành Truyền thông bằng phẳng hơn

      Những lợi ích mà việc du học mang lại là điều không thể phủ nhận, nhưng đối với ngành học đòi hỏi sự am hiểu về thị trường và khách hàng như truyền thông, đi du học có thể sẽ tước đi cơ hội để bạn được dấn thân vào thị trường mục tiêu từ sớm.

      Khi được hỏi về việc có nên hay không cho con đi học ngành Truyền thông tại nước ngoài, ông Lê Quốc Vinh – CEO Tập đoàn truyền thông Lê, chia sẻ trên Cafebiz: "Đối với các ngành khoa học xã hội, đặc biệt là truyền thông báo chí thì chưa chắc học ở nước ngoài đã hay hơn do các ngành này đòi hỏi người làm việc phải rất am hiểu môi trường văn hóa, chính trị mà mình đang tác nghiệp".

      Để dẫn chứng về phát biểu của mình, ông Vinh đã lấy ví dụ về cậu quý tử vừa hoàn thành chương trình THPT ở Úc và trở về học ngành truyền thông tại Việt Nam: "Học đại học ở nước ngoài đồng nghĩa với việc con tôi sẽ mất 4 năm xa rời với môi trường làm việc thực tế sau này. Học ở trong nước, con có điều kiện vừa học vừa thực tập, được nhào nặn trong môi trường làm việc thực tế và tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn khác nhau".

      Ông Lê Quốc Vinh là người rất có tiếng nói trong ngành Truyền thông tại Việt NamÔng Lê Quốc Vinh là người rất có tiếng nói trong ngành Truyền thông tại Việt Nam (Nguồn: khoinghiep)

      Nếu đã có cái nhìn chính xác hơn về ngành học thú vị này, Edu2Review xin được gửi đến bạn danh sách các trường đào tạo ngành Truyền thông uy tín tại Việt Nam thay cho lời kết tốt đẹp nhất:

      • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
      • Đại học Khoa học Xã Hội & Nhân văn
      • Đại học RMIT
      • Đại học Hòa Bình
      • Đại học Nguyễn Trãi

      Anh Duy (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Danh sách các trường đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện được nhiều người theo học

      20/06/2022

      Nếu bạn là người năng động, đam mê thử thách, có gu thẩm mỹ và không thích rập khuôn thì không ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Học Truyền thông hệ Deakin tại Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh

      06/02/2020

      Chương trình Cử nhân Truyền thông chuyên ngành Báo chí - Deakin là chương trình liên kết 2+2 giữa ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Thông tin về ngành Công nghệ Truyền thông

      13/06/2024

      Công nghệ thông tin đang là một lĩnh vực hot với các giới trẻ. Để thực sự biết cá nhân bạn có phù ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành trí tuệ nhân tạo tại Đại học FPT: Đào tạo kiến thức “thực chiến” tại doanh nghiệp

      03/08/2024

      Đại học FPT tiên phong trong đào tạo ngành Trí tuệ Nhân tạo, trang bị sinh viên kiến thức thực ...