Giải đáp thắc mắc từ A- Z về ngành thiết kế đồ họa | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Giải đáp thắc mắc từ A- Z về ngành thiết kế đồ họa

      Giải đáp thắc mắc từ A- Z về ngành thiết kế đồ họa

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Bạn đang hoang mang vì không có thông tin về ngành thiết kế đồ họa khi lựa chọn ngành học. Đừng lo lắng, Edu2Review sẽ giúp bạn giải mã ngành học thời thượng này trong bài viết dưới đây.

      Nếu bạn là người đam mê sáng tạo, luôn có những ý tưởng thú vị hoặc đơn giản là bạn có tư duy thẩm mỹ về hình ảnh và màu sắc thì thiết kế đồ họa là ngành học bạn nên chọn. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành học có ảnh hưởng lớn tới tương lai sau này của bạn, do đó bạn cần tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng hơn, trước khi có quyết định cuối cùng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn hiểu rõ hơn về thiết kế đồ họa và cơ hội nghề nghiệp của ngành học này.

      Ngành thiết kế đồ họa là gì?

      Thiết kế đồ họa được là ngành truyền thông thị giác, hiểu đơn giản là nghề thiết kế, sáng tạo hình ảnh (visual) để phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc tuyên truyền các hoạt động xã hội. Các sản phẩm của thiết kế đồ họa thường kết hợp giữa tính nghệ thuật và sự sáng tạo nhằm giúp các thông điệp truyền thông tiếp cận và nhận được sự yêu thích, ủng hộ của khách hàng, công chúng.

      Theo học ngành Thiết kế đồ họa, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng nghệ thuật và học về các phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng và cách sử dụng công nghệ trong thiết kế đồ họa, nắm bắt xu hướng thiết kế và cập nhật các ứng dụng đồ họa trên thế giới...

      Học ngành Thiết kế đồ họa ra trường làm gì?

      Edu2Review sẽ chỉ ra những sản phẩm đồ họa thường gặp để bạn có thể dễ hình dung. Các sản phẩm được ứng dụng nhiều trong đời sống, chúng có thể là những tấm poster quảng cáo ở rạp chiếu phim, những trang sách trong cuốn truyện yêu thích của bạn hay là các tờ rơi quảng cáo mà bạn nhận được mỗi ngày.

      Hầu hết các sản phẩm của ngành thiết kế đồ họa được trình bày theo dạng 2D nhưng hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các sản phẩm thiết kế họa cũng bao gồm cả các TVC quảng cáo, video, giao diện website.

      Mức lương khởi điểm của các chuyên viên thiết kế đồ họa (designer) từ 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ/ tháng và đối với người có kinh nghiệm trên hai năm là hơn 15.000.000 VNĐ/ tháng. Đây là mức lương khá cao so với mặt bằng mức lương hiện nay. Hơn thế, công việc của ngành thiết kế đồ họa có các quy định và môi trường làm việc khá thoải mái. Vì vậy, ngành học này đang thu hút được sự chú ý của nhiều bạn trẻ.

      Designer là một ngành nghề
      Designer là một ngành nghề "hot" hiện nay (Nguồn: shillingtoneducation)

      Theo thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh, hiện nay, nước ta cần 1.000.000 nhân lực cho ngành Thiết kế đồ họa nhưng nguồn nhân lực cho lĩnh vực này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trên. Các trường đại học và các trung tâm đào tạo mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nhân lực cho ngành nghề đắt giá này.

      Những cơ hội nghề nghiệp dành cho người học ngành Thiết kế đồ họa có thể kể đến như sau: chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế tại các công ty quảng cáo, công ty thiết kế, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí... Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự thành lập doanh nghiệp về các lĩnh vực nói trên hoặc tư vấn, giảng dạy tại các trường học, trung tâm đào tạo thiết kế đồ họa. Đặc biệt, ngành học này còn đem lại cơ hội làm thêm rất lớn từ các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thiết kế sản phẩm truyền thông.

      Nhân viên thiết kế đồ họa cần có những tố chất nào?

      Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn về kiến thức, cách sử dụng công cụ và quy ước trong thiết kế, muốn trở thành một designer giỏi, bạn cần phải có những tố chất sau:

      • Có khả năng sáng tạo trong khuôn khổ: Sáng tạo là điều bắt buộc bạn phải có để tồn tại trong môi trường luôn đòi hỏi sự mới lạ của lĩnh vực đồ họa. Tuy nhiên, bạn sẽ không được “tự ý” sáng tạo sẽ phải chịu sự quản lý và kiểm soát của sếp, công ty hoặc đối tác.
      • Nắm bắt được tâm lý khách hàng: Đây là yêu cầu nghề nghiệp có tính chất kết quả từ yếu tố nói trên. Để đáp ứng được yêu cầu của quản lý hoặc đối tác, khách hàng thì bạn cần phải có kỹ năng nhận biết nhu cầu của họ để có thể thiết kế ra những sản phẩm phù hợp yêu cầu, mong muốn của khách hàng.
      • Khả năng chịu đựng áp lực: Nhìn chung, môi trường làm việc của ngành thiết kế đồ họa khá thoải mái, không phải chịu nhiều quy định về giờ làm, ngày nghỉ như nhiều nhân viên văn phòng. Tuy nhiên thì việc bí ý tưởng nhưng vẫn phải chạy kịp deadline diễn ra khá thường xuyên, bạn có thể phải làm việc nhiều hơn 8 tiếng/ ngày, đặc biệt là trong những đợt cao điểm cuối năm hay các dịp lễ lớn.
      Nhân viên thiết kế đồ họa phải chịu nhiều áp lực trong công việc

      Nhân viên thiết kế đồ họa phải chịu nhiều áp lực trong công việc (Nguồn: entrepreneur)

      • Kỹ năng tự học: Thiết kế đồ họa là một nghề có nhiều biến động về xu hướng thiết kế, thẩm mỹ của khách hàng và quản lý, yêu cầu của thông điệp truyền thông... Và đặc biệt ngành này luôn đòi hỏi những cách thức thể hiện mới mẻ. Vì thế, designer cần có các kỹ năng tự học để chủ động cập nhật kiến thức mới.
      • Đam mê: Đây là yếu tố cơ bản của ngành nghề sáng tạo này. Chính bởi những áp lực kể trên nên các designer rất nhanh... “cạn” sáng tạo – yếu tố cơ bản của ngành. Sẽ có rất nhiều người lựa chọn rẽ sang một ngành nghề khác vì không chịu được áp lực hay không đáp ứng được các yêu cầu công việc. Vì vậy, để thành công trong ngành này, bạn cần có đam mê thực sự với các yếu tố thẩm mỹ như hình ảnh, màu sắc, thông điệp thiết kế...

      Nên học thiết kế đồ họa ở đâu?

      Hiện nay, bạn có thể chọn học ngành thiết kế đồ họa theo các chương trình chính quy dài hạn hay các khóa học ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo. Đương nhiên, thời gian đào tạo dài hơn cũng sẽ giúp bạn có cơ hội nắm bắt những kiến thức chuyên ngành vững vàng hơn. Do đó, bạn có thể tùy biến linh động theo yêu cầu công việc. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là các khóa học ngắn hạn không có giá trị. Các khóa học ngắn hạn về thiết kế đồ họa có thể sẽ cập nhật những kiến thức mới hơn, mang tính ứng dụng cao hơn và nhờ thế, người học sẽ dễ dàng nắm bắt xu hướng mới.

      Trên thực tế, các doanh nghiệp hiện nay không quá đề cao bằng cấp trong lĩnh vực này, miễn là bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu thiết kế, có phong cách làm việc chuyên nghiệp thì ngay cả khi bạn tự học thiết kế đồ họa, bạn vẫn có thể kiếm được một công việc tốt. Do đó, bên cạnh những kỹ năng thiết kế đồ họa, các designer nên chú ý hoàn thiện kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp để dễ dàng gặt hái thành công hơn.

      Trên đây là toàn bộ những câu hỏi phổ biến về lĩnh vực thiết kế đồ họa, hy vọng bài viết này đã giúp bạn có hình dung cụ thể hơn về ngành học này. Chúc bạn thành công!

      Khuê Lâm (Tổng hợp)
      Nguồn ảnh cover: jobsgo


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Trước tuổi 30, bạn cần có 5 kỹ năng mềm trong cuộc sống này

      06/02/2020

      30 tuổi được xem là cột mốc trưởng thành của nhiều người, còn bạn thì sao? Chúng ta cần trang bị ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Đối với nhà tuyển dụng, kỹ năng chuyên môn hay kỹ năng mềm quan trọng hơn?

      06/02/2020

      Có bao giờ bạn thắc mắc rằng nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu kỹ năng chuyên môn hay kỹ năng mềm của ứng ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Đọc ngay bài viết này để nắm bắt kỹ năng tự học từ bây giờ

      06/02/2020

      Kỹ năng tự học đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển tri thức và khả năng của mỗi người. ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...