Là một trong những ngành rất nhạy cảm vì liên quan đến sức khỏe, sinh mạng con người, vậy nên những người làm trong ngành này cần một cái đầu lạnh và một trái tim nóng. Giảng viên khoa Y cũng đã từng là những bác sĩ tận tâm, nhiệt huyết với nghề, vậy bạn đã từng thắc mắc trên giảng đường họ là người như thế nào trong mắt sinh viên Đại học Tây Nguyên chưa?
bảng xếp hạng
trường đại học tốt nhắt việt nam
Bạn đã biết gì về trường Đại học nơi cao nguyên đất đỏ?
Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập vào ngày 11/11/1977 với nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ cao nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội vùng Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, trường còn có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên: con em các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện thuận lợi để học tập, bồi dưỡng năng lực đại học và sau đại học ngay trên chính quê hương mình.
Từ một cơ sở nhỏ bé, sau nhiều năm hoạt động, trường đã trở nên lớn mạnh, đào tạo đa ngành, đa cấp và đa lĩnh vực với cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng được chú trọng đầu tư. Với những điều kiện trên, trường có khả năng đáp ứng ngày càng nhiều nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao cho các cấp địa phương khu vực Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên của trường cũng để lại nhiều ấn tượng cho các bạn sinh viên, đặc biệt là các thầy cô khoa Y. Edu2Review xin bật mí ngay nhé!
Ngôi trường có diện tích lớn đứng thứ 3 cả nước (Nguồn: YouTube – Truyền thông Blive)
Câu nói cực chất của giảng viên Sinh – Lý
Bất kỳ một ngôi trường nào đều có những giai thoại về thầy cô – người lái đò đưa sinh viên đến bến bờ tri thức. Khoa Y của trường Đại học Tây Nguyên cũng không ngoại lệ.
Đối với sinh viên những câu nói bất hủ của thầy cô sẽ được các anh chị đi trước rỉ tai cho khóa sau hay các em sẽ được học những chiêu bài để sống sót dưới thời “đại học – học đại” này.
Thầy Đào Mai Luyến – trưởng bộ môn Sinh – Lý luôn tạo cho sinh viên những bất ngờ qua câu nói cộp mác: “Thường thì số đông luôn đúng nhưng trong trường hợp này... số đông vẫn luôn đúng”. Nhờ vậy mà những tiết học của thầy luôn thú vị, giúp sinh viên quên đi sự "khó ngấm" vốn có của môn học nặng lý thuyết này.
Xem thêm đánh giá của sinh viên về
đại học Tây Nguyên
Bác Lâm – người thầy, người cha của bao thế hệ sinh viên
Người thầy với mái tóc đã điểm bạc và luôn nhoẻn miệng cười là hình ảnh đặc trưng của thầy Lâm – Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Sinh viên Đại học Tây Nguyên thường gọi thầy bằng cái tên thân thiết "bác Lâm".
Bác cao tầm 1.75m nhưng gầy lắm, lại còn rất thương sinh viên. Bác là người con của Hà Tĩnh, cũng chính vì điều này mà bác lại đặc biệt hơn trong mắt các bạn sinh viên: Bác thường dùng “bác – cu” hay “bác – bẹt” khi nói chuyện với sinh viên và đó cũng là lý do các thế hệ sinh viên thường quen gọi "bác" hơn là thầy. Thật gần gũi và thân thương biết bao!
Bác không những truyền tải kiến thức mà còn dạy cách sống, cách làm người, cách đối nhân xử thế cho đám học trò của mình. Vì vậy, đối với sinh viên bác Lâm không chỉ là vị trưởng khoa Nhiễm tài giỏi hay một người thầy đáng kính mà còn là một người cha gần gũi luôn yêu thương sinh viên hết lòng.
>> TOP các Trường Đại Học Hạnh Phúc Nhất TP.HCM - Xu Hướng Và Bài Học
Cô Trang – giảng viên tận tâm với nghề nhưng lại là nỗi ám ảnh của sinh viên
Khi nhắc đến cô Trang, các bạn sinh viên sẽ gật gù công nhận sự tận tâm, tận tụy và tâm huyết với nghề. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, cô cũng chính là nỗi ám ảnh của biết bao thế hệ sinh viên dưới mái trường Đại học Tây Nguyên.
"Khi bước vào giảng đường, phát hiện tấm bảng còn chưa lau. Cô “nhẹ nhàng”: lớp 120 người mà không ai lau nổi cái bảng hay sao? Một bạn nam nhanh chóng tiến lên và ngay tức khắc lau sạch tấm bảng, cứ ngỡ cô sẽ vui nhưng nào ngờ cô tức giận: việc này là của các bạn nữ, các chị ngồi dưới làm gì? Các chị ra khỏi lớp ngay cho tôi!” – một sinh viên của trường kể lại.
Với cô Trang, các bạn cần ghi nhớ “cô luôn luôn đúng hoặc chỉ là cô nhầm chứ cô không sai”. Sau những năm tháng đại học đầy chông gai, bạn có thể sẽ chẳng bao giờ tìm được một người cô thứ 2 có cá tính đặc biệt như vậy, khiến sinh viên vừa nể và có chút kính sợ.
Những câu chuyện thú vị về các thầy cô của trường Đại học Tây Nguyên chắc hẳn đã cho bạn nhiều thiện cảm với ngôi trường này.
Lời kết
Hơn ai hết, sinh viên nên hiểu dù giảng viên có khó tính đến đâu thì họ vẫn luôn hết mình vì học trò, hy vọng các bạn ngày một tốt hơn. Hãy chia sẻ với Edu2Review những điều đặc biệt về ngôi trường của mình, bạn nhé!
Phan Nhi (tổng hợp)