Có bí quyết làm bài thi trắc nghiệm nào dành cho các sĩ tử năm nay? (Nguồn: ketnoigiaoduc)
Giáo sư Trương Nguyện Thành là tiến sĩ khoa học ngành hóa và tính toán (Trường Đại học Minnesota, Mỹ), có thời gian giữ vai trò Phó hiệu trưởng điều hành Trường Đại học Hoa Sen. Trong thời gian còn tại chức, ông nhận được sự yêu mến và ủng hộ của rất nhiều bạn trẻ.
Nhân kỳ thi THPT quốc gia sắp đến, giáo sư đã chia sẻ các bí quyết làm bài thi trắc nghiệm “bách phát bách trúng” để giúp sĩ tử vượt qua những cái bẫy của đề thi và “ẵm trọn” điểm 10.
Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
Bật mí những “bí mật” xoay quanh đề thi THPT quốc gia
Theo giáo sư Trương Nguyện Thành, thí sinh cần nắm rõ cấu trúc của đề thi trắc nghiệm để đưa ra được chiến lược làm bài phù hợp.
Một sai lầm các bạn thường mắc phải là làm theo thứ tự câu hỏi từ trên xuống dưới, khiến bạn bị tốn thời gian và nản lòng khi gặp câu khó. Trên thực tế, đề thi trắc nghiệm không sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó mà sẽ xáo trộn ngẫu nhiên.
Giáo sư Trương Nguyện Thành bật mí bí quyết làm bài thi trắc nghiệm “bách phát bách trúng” (Nguồn: YouTube)
Câu hỏi trắc nghiệm thường có 4 đáp án, với một câu sai hoàn toàn (bạn sẽ dễ dàng nhận ra nếu có đầy đủ kiến thức cơ bản), một câu 50% đúng – 50% sai (cần trình độ trung bình để hiểu). Đáp án sai khó loại hơn là một nhầm lẫn thường gặp của học sinh (hoặc 80% đúng – 20% sai), và câu còn lại là câu trả lời chính xác!
Dưới áp lực phòng thi cộng với tâm lý sợ không kịp thời gian, các bạn sẽ bị rơi vào bẫy của đề bài và vội vàng chọn lựa đáp án “có vẻ” đúng mà không suy nghĩ kỹ. Đây là lý do tại sao có nhiều sĩ tử vô cùng tự tin sau khi làm bài xong, nhưng ra kết quả thì lại không được như ý muốn.
Lời khuyên từ giáo sư Trương Nguyện Thành
Chuẩn bị một tinh thần tốt nhất: các sĩ tử nên có một giấc ngủ thật ngon đêm trước ngày thi, để tinh thần, sức khỏe và trí tuệ trong trạng thái sẵn sàng “chiến đấu”. Trước khi làm bài, bạn cần hít thở sâu và chậm để giảm nhịp tim, tránh vì căng thẳng quá mà... quên bài!
Bạn sẽ khó mà làm bài tốt khi căng thẳng và hồi hộp (Nguồn: phapluatdansinh)
Hãy tận dụng thời gian đọc đề: đừng vội vã cầm bút lên tính toán ngay khi đề vừa phát ra. Bạn cần tận dụng thời gian đọc lướt qua các câu hỏi (không nhìn đáp án) để xác định những câu dễ, có thể làm ngay được. Từ đó ưu tiên làm từ đơn giản đến trung bình và nâng cao.
Loại bỏ câu sai thay vì chọn câu đúng: vội vã chọn đáp án ngay khi vừa đọc đề là một thói quen tai hại làm bạn dễ rơi vào những “cái bẫy chết người”. Vì vậy, hãy chắc chắn là bạn đã đọc qua tất cả các đáp án, rồi từ từ loại bỏ những câu trả lời sai. Cho dù có câu bạn không biết và buộc phải “đánh lụi”, tỉ lệ đáp trúng cũng sẽ cao hơn rất nhiều.
Những lời khuyên của giáo sư Trương Nguyện Thành thật hữu ích phải không nào? Các sĩ tử hãy lưu ý ngay để làm bài thi trắc nghiệm thật tốt nhé!
Yến Nhi tổng hợp