Sau khi tìm hiểu về phát âm & hệ thống chữ viết trong bài viết học tiếng Nhật có khó không (phần 1), Edu2Review sẽ tiếp tục giới thiệu với các bạn góc nhìn ngữ pháp về ngôn ngữ này so với tiếng Anh và tiếng Việt.
Xem ngay bảng xếp hạng
Trung tâm tiếng Nhật tốt nhất
Cấu trúc câu nhiều điểm khác biệt so với tiếng Việt
Tiếng Anh và tiếng Nhật cái nào khó hơn? Khi so sánh về mặt cấu trúc câu, đáp án sẽ là tiếng Nhật. Các bạn có thể nhận thấy rằng tiếng Nhật có nhiều điểm khác biệt với tiếng Việt hơn tiếng Anh, cụ thể:
- Tiếng Việt: chủ ngữ + động từ + tân ngữ, phần bổ nghĩa đứng sau chủ ngữ hoặc sử dụng mệnh đề quan hệ. Ví dụ: Cô gái đang ăn cơm rất xinh đẹp.
- Tiếng Anh: chủ ngữ + động từ + tân ngữ, phần bổ nghĩa đứng trước chủ ngữ hoặc sử dụng mệnh đề quan hệ. Ví dụ: The girl who is eating rice is pretty.
- Tiếng Nhật: chủ ngữ + tân ngữ + động từ, phần bổ nghĩa đứng trước chủ ngữ, không có mệnh đề quan hệ. Ví dụ: 御飯 (cơm) を食べている (đang ăn) 女の人 (cô gái) は とても可愛いでした (rất dễ thương)。
Từ vựng tiếng Nhật thường dài dòng và có nhiều âm tiết (Nguồn: sanxuatsotay)
Một điểm khá độc đáo của tiếng Nhật là câu văn dài dòng, nhiều âm tiết để diễn tả 1 ý đơn giản. Như “Tôi ăn cơm” chỉ có 3 âm tiết, nhưng “gohan wo tabemasu” dài tới tận 7 âm tiết. Để bắt kịp nhịp độ trong 1 cuộc hội thoại, người Nhật buộc lòng phải nói nhanh hơn và lướt qua những từ ngữ không quan trọng.
Thì và từ vựng phân chia chi li, tỉ mỉ
Có nên học tiếng Nhật không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể so sánh tiếng Anh và tiếng Nhật theo 1 số tiêu chí cơ bản (không đi sâu vào mặt ngôn ngữ học):
Thì
- Tiếng Anh: Có 12 thì.
- Tiếng Nhật: Chỉ có 9 thì (quá khứ, hiện tại, tiếp diễn, hoàn thành). Vì không có thì tương ứng, tiếng Nhật thể hiện ý nghĩa tương lai bằng cách dùng thì hiện tại phối hợp với trạng ngữ hoặc ngữ cảnh, không kết hợp thêm modal verb (động từ tình thái) như tiếng Anh.
Danh từ
- Tiếng Anh: Có chia số ít, số nhiều bằng cách thêm đuôi -s/es hoặc chuyển dạng thành từ khác, có mạo từ.
- Tiếng Nhật: Không chia số ít, số nhiều, hiểu nghĩa tùy vào ngữ cảnh, không có mạo từ.
Theo bạn, học tiếng Nhật hay tiếng Anh thì dễ hơn? (Nguồn: khoedep24h)
Chia động từ
- Tiếng Anh: Gắn đuôi -s/es (thì hiện tại), gắn đuôi -ed/d (thì quá khứ), gắn đuôi -ing (thì hiện tại tiếp diễn) hoặc chuyển dạng thành từ khác (động từ bất quy tắc).
- Tiếng Nhật: Có khoảng hơn 9 kiểu chia (tùy theo ý nghĩa), mỗi kiểu chia sẽ có 3 cách chia nhỏ (tùy theo động từ), mỗi cách chia nhỏ lại có thêm 2 dạng chia khẳng định – phủ định, hoặc một số thể sẽ có thêm 2 dạng thân mật – lịch sự nữa.
Tiếng Nhật phải chia chi li như vậy là vì trong tiếng Anh, ta có thể dùng trợ động từ, liên từ, động từ tình thái… để thể hiện khả năng, mệnh lệnh, cấm đoán, dự định, điều kiện, phủ định, khẳng định… Còn tiếng Nhật không kết hợp từ với nhau mà biến đổi luôn ngay trên động từ chính, dẫn đến có nhiều cách chia động từ phong phú và phức tạp.
Đếm số
- Tiếng Anh: lượng từ + danh từ. Ví dụ: one book, two books…
- Tiếng Nhật: lượng từ nguyên mẫu hoặc bị biến âm + từ đơn vị + の + danh từ.
Trong đó:
- Lượng từ biến âm như trong tiếng Việt, số 20 thì gọi là “hai mươi” chứ không gọi là “hai mười”. Tương tự như vậy, tiếng Nhật có những số bị biến âm cho dễ đọc nhưng số lượng rất nhiều và phân bố ngẫu nhiên, không theo quy luật rõ ràng.
- Từ đơn vị là cái, quyển, thanh, cỗ, chiếc, miếng… giống như tiếng Việt, phân biệt dựa trên vật thể được đếm (đồ vật dài, thú vật nhỏ, đồ vật theo cặp...).
Vì là quốc gia Á Đông nên ngữ pháp tiếng Nhật cũng phức tạp và chi li đến không ngờ (Nguồn: rubiktravel)
Nhiều bạn hay than phiền rằng ngữ pháp tiếng Nhật phân chia chi li quá, dẫn đến khó học, khó nhớ lại mau quên. Nhưng cũng giống như tiếng Việt nói riêng hay ngôn ngữ Á Đông nói chung, mọi câu văn đều rất rạch ròi theo từng tình huống, cảm xúc, tôn ti trật tự của cả người nói lẫn người nghe.
Chỉ cần làm bài tập nhiều và ứng dụng mẫu câu vào giao tiếp thường xuyên, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì mình không còn ấp úng, lúng túng suy nghĩ về ngữ pháp mỗi khi sử dụng tiếng Nhật nữa. Vì vậy, việc học tiếng Nhật có khó không phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của chính bản thân bạn trên hành trình chinh phục ngôn ngữ này.
Yến Nhi (Theo Nhân văn confession)