Kỹ năng giải quyết xung đột – chìa khóa để bạn thành công trong đời sống và công việc | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Kỹ năng giải quyết xung đột – chìa khóa để bạn thành công trong đời sống và công việc

      Kỹ năng giải quyết xung đột – chìa khóa để bạn thành công trong đời sống và công việc

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Bạn không thể tránh được những tranh chấp và bất đồng ý kiến với người khác trong cuộc sống hằng ngày. Rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột sẽ giúp bạn xử lý các tình huống này dễ dàng hơn.

      Xung đột có thể hiểu là sự khác nhau về nhu cầu, giá trị và lợi ích giữa các cá nhân hay nhóm, tổ chức. Trong đó, có một bên nhận thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng tiêu cực bởi bên còn lại. Về bản chất, xung đột có 2 chức năng chính là xây dựng và phá vỡ. Chức năng xây dựng là những lợi ích mà việc này mang lại, ví dụ như khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và gia tăng độ thấu hiểu của các thành viên trong nhóm.

      Ngược lại, chức năng phá vỡ sẽ gây ra những tác hại như chia rẽ nội bộ, giảm sự gắn kết, ảnh hưởng kết quả lao động chung. Do vậy, bạn cần rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột để có thể xử lý dứt điểm các tranh chấp này và duy trì mối quan hệ cũng như tổ chức vững mạnh.

      1. Tìm ra nguồn gốc của sự xung đột

      Để tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp phù hợp, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định rõ nguyên nhân. Bởi vì, bạn chỉ có thể giải quyết tốt vấn đề khi hiểu rõ bản chất. Điều này rất cần thiết, ngược lại, bạn sẽ không biết giải quyết từ đâu và như thế nào.

      Nguyên nhân có thể là sự bất đồng ý kiến trong các cuộc họp hoặc quyền lợi giữa các bên chưa được xác định rõ. Sau khi biết mấu chốt của mâu thuẫn nằm ở đâu, bạn cần tìm người đã gây ra những xung đột này.

      kỹ năng giải quyết xung độtBạn cần xác định được gốc rễ của vấn đề (Nguồn: HOTEL BUSINESS REVIEW)

      2. Biết lắng nghe

      Nếu bạn là một nhà quản trị, hãy cố gắng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người trong cuộc để tối ưu giải quyết các vấn đề theo hướng nhân văn và hợp lý.

      Trong trường hợp bạn đã tìm được nguyên nhân hay người gây ra cuộc cãi vã trong tập thể thì cũng không nên vội vàng đưa ra kết luận mà hãy lắng nghe ý kiến từ họ. Có thể đằng sau hành động của họ là những lý do bất khả kháng. Bạn chỉ nên bắt đầu tìm cách giải quyết xung đột sau khi đã hiểu mong muốn giữa các bên, từ đó giải tỏa sự hiểu lầm để các thành viên xích lại gần nhau hơn.

      Bạn nên nhớ phải duy trì trạng thái trung lập và khách quan nhất để đảm bảo sự công bằng khi giải quyết xung đột. Các bên đều nghĩ mình đúng và mong muốn được người khác ủng hộ. Sự thiên vị sẽ làm bên còn lại nghĩ bạn là người không công bằng và mâu thuẫn vẫn cứ tiếp diễn.

      kỹ năng giải quyết xung độtHãy lắng nghe tâm sự của người trong cuộc trước (Nguồn: Crash Course MBA)

      3. Đưa ra nhiều lựa chọn

      Sự xung đột xảy ra khi các bên không đồng nhất quan điểm với nhau. Để giải quyết vấn đề, bạn cần suy nghĩ cẩn thận và đưa ra nhiều lựa chọn. Không nên chỉ đề xuất một giải pháp và buộc các bên làm theo. Thay vào đó, bạn hãy để cho mọi người cùng thảo luận để đưa ra các phương án lựa chọn khác nhau, từ đó, thống nhất cái cuối cùng và có thể mang lại hiệu quả nhất. Việc này giúp bạn không đưa các bên vào thế bị ép buộc, tránh làm cho tình trạng xung đột lên cao.

      4. Gác cái tôi cá nhân sang một bên

      Cái tôi cá nhân của những người trong cuộc xung đột là rất lớn và không ai muốn nhường nhịn nhau. Hãy suy nghĩ theo hướng mình vì mọi người để mọi việc có thể kết thúc trong hòa bình.

      Kể cả bạn đang phải giải quyết mâu thuẫn của cá nhân với những người khác hay đóng vai trò người phán xử cho một nhóm thì bạn cũng hãy ghi nhớ quy tắc này. Có đôi khi, việc phân định xem ai đúng ai sai không quan trọng bằng giữ hòa khí chung.

      kỹ năng giải quyết xung độtKhông ai muốn nhận sai về mình, đó là lý do mà các mâu thuẫn thường khó giải quyết (Nguồn: Pinterest)

      5. Động viên, gắn kết tập thể

      Bạn không thể trông chờ vào việc một tập thể lúc nào cũng có sự gắn kết, đồng lòng với nhau. Những bất đồng là điều không tránh khỏi trong công việc và cuộc sống. Điều quan trọng là sau những xung đột này, bạn cần biết cách vực dậy tinh thần và gắn kết mọi người với nhau. Đừng nên nhắc lại những tranh cãi mà đối phương là người chưa đúng một cách không tinh tế vì như vậy khiến họ cảm thấy có khoảng cách với bạn.

      Hãy làm cho mọi người hiểu mặt tốt của xung đột là giúp xây dựng tinh thần tập thể, chỉ ra những điểm còn hạn chế cần khắc phục và thử thách sự thấu hiểu của các cá nhân. Có như vậy thì mọi việc mới được tháo gỡ nhanh chóng.

      kỹ năng giải quyết xung độtHãy tận dụng xung đột để gắn kết, chứ không phải chia rẽ (Nguồn: sistemafieg)

      Với những ai đang gặp khó khăn, chưa tìm ra cách xử lý tốt những tranh cãi, bất đồng trong công việc và cuộc sống, Edu2Review hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột của mình. Chúc bạn áp dụng thành công!

      Khả Vy (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà phụ huynh cần biết

      06/02/2020

      Để bé khôn lớn và trưởng thành một cách thông minh và nhanh nhẹn, bạn đừng nên bỏ qua các nhóm kỹ ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      5 nguyên tắc vàng trong kỹ năng đặt câu hỏi giúp bạn giao tiếp tốt hơn

      06/02/2020

      Kỹ năng đặt câu hỏi rất quan trọng trong giao tiếp. Hãy cùng Edu2Review tìm hiểu cách tìm lời ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...