Hiện nay, bên cạnh ngành đào tạo, cơ sở vật chất, học phí thì địa điểm check-in cũng trở thành một phần nhỏ trong những tiêu chí lựa chọn trường đại học của nhiều bạn trẻ. Trên đại bàn TP.HCM, có rất nhiều ngôi trường sở hữu view sống ảo "chất phát ngất" và Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (Đại học Ngân hàng TP.HCM) là một nơi như thế.
Bảng xếp hạng các
trường đại học tại TP.HCM
Vài nét nổi bật về Đại học Ngân hàng TP.HCM
Đại học Ngân hàng TP.HCM (Ký hiệu: BUH) là trường công lập trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, được thành lập ngày 20/08/2003 và tiền thân là trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng.
Hiện nay, trường có 2 cơ sở nằm trong trung tâm thành phố và 1 cơ sở thuộc địa bàn quận Thủ Đức với quy mô đủ cho 8.000 sinh viên theo học. Cụ thể, Đại học Ngân hàng TP.HCM có hơn 100 giảng đường được lắp đặt đầy đủ bảng trắng, máy chiếu… để phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, tại cơ sở Thủ Đức còn xây dựng hội trường với sức chứa lên đến 900 chỗ ngồi.
Nói đến BUH, chúng ta không thể bỏ qua khu ký túc xá với 328 phòng dành riêng cho sinh viên quận Thủ Đức với sức chứa hơn 2.600 người. Trong đó, ký túc xá “VIP” 4 tầng đặc biệt được lắp đặt đầy đủ thiết bị tiện nghi phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt.
Khu thư viện của Đại học Ngân hàng TP.HCM là nơi dành cho sinh viên, giảng viên học tập và nghiên cứu với hơn 70.000 bản sách, báo hay những tài liệu đa ngôn ngữ như tiếng Anh, Hoa, Nhật…
Bên cạnh đó, nhà trường còn sử dụng hệ thống thư viện số có thể liên thông với các trường đại học khác trong nước. Hệ thống mạng không dây được phủ sóng toàn bộ cơ sở 56 Hoàng Diệu, Thủ Đức nhằm tạo điều kiện tối ưu cho việc học cũng như giảng dạy của mọi người.
Giới thiệu về Đại học Ngân hàng TP.HCM (Nguồn: YouTube – Tư vấn tuyển sinh 2016)
Những địa điểm các "thánh sống ảo" nên "note" lại
Khu thể thao phức hợp
Khu thể thao phức hợp là địa điểm mới mà Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM vừa xây dựng. Khu thể thao phức hợp được đặt tại cổng 15 nằm ngay sau khu ký túc xá A-B của trường, bên trong là nhà thi đấu, hồ bơi, sân bóng "siêu bự" với 3 khán đài lớn tạo điều kiện cho mọi người có chỗ ngồi khi đến theo dõi những trận đấu.
Với bãi cỏ nhân tạo phủ một màu xanh mướt kết hợp với khoảng trời trong trẻo, các bạn đã dễ dàng sở hữu cho mình những "siêu phẩm". Hơn nữa, vào thời điểm vắng người, view khán đài với tone màu lạnh có thể giúp tạo nên những bức hình đẹp không thua kém gì Đà Lạt.
Xem thêm đánh giá của sinh viên về
Đại học Ngân hàng TP.HCM
Giảng đường A
Nơi đây được xem là khu giảng đường cũ kĩ nhất của Đại học Ngân hàng TP.HCM. Tuy nhiên, dù không được khang trang, hiện đại như những nơi khác nhưng giảng đường A lại được nhiều đoàn làm phim và các bạn trẻ chọn để quay hình, check-in...
Đặc biệt, vào mùa hoa vàng rơi khung cảnh nơi đây càng trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết, rất thích hợp để mọi người lưu giữ lại những khoảnh khắc thanh xuân đẹp nhất thời sinh viên.
Còn một điểm nổi bật tại nơi đây chính là chiếc máy bán nước tự động. Mặc dù nhìn bề ngoài khá đơn giản nhưng khi lên hình, các bạn sẽ có được album ảnh "so deep".
Thư viện trường
Khi nhắc đến trường mình, sinh viên Đại học Ngân hàng không khỏi tự hào khi trường sở hữu 2 thư viện rộng lớn có tổng diện tích lên đến 2.650 m2 và vô cùng đáng yêu. Không chỉ được thiết kế bắt mắt, thư viện Đại học Ngân hàng TP.HCM còn được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại.
Cụ thể, tại đây sở hữu tổng 12.000 đầu sách, 70.000 bản sách các loại, 66 máy tính trang bị riêng cho thư viện được kết nối mạng tốc độ cao. Bên cạnh đó, thư viện còn có nguồn cơ sở dữ liệu điện tử phong phú như: CSDL World Bank, CSDL Thư viện pháp luật, CSDL sách tiếng Việt và tiếng Anh… Nơi đây không chỉ là địa điểm để phục vụ cho việc học mà còn là "thiên đường sống ảo" của sinh viên BUH.
>> Xem thêm top trường Đại học có thư viện hoành tráng nhất Việt Nam (Phần 3)
Khuôn viên trước ký túc xá
Khu vực ký túc xá vốn đã rất quen thuộc với sinh viên BUH nên khi nhắc đến cảm giác rất bình thường và không có gì nổi bật. Mặc dù vậy, các bạn cũng đừng nên bỏ qua nó. Bởi lẽ, trước ký túc xá Đại học Ngân hàng TP.HCM là khuôn viên rợp bóng cây cùng những hàng ghế đá nhìn chẳng khác gì công viên giữa lòng BUH.
Nếu Sài Gòn nổi tiếng là thành phố đẹp nhất về đêm thì tại Đại học Ngân hàng, khu vực này vang danh vui nhất về đêm. Lý do là vì các bạn sinh viên thường tụ tập tám chuyện, đàn hát, giao lưu đội nhóm...
Sinh viên nói gì về Đại học Ngân hàng TP.HCM?
Trước khi lựa chọn trường đại học phù hợp, đa phần các bạn đều sẽ tìm hiểu những cảm nhận của anh chị khóa trước để có cái nhìn khách quan hơn. Vậy thì sinh viên của BUH sẽ nói gì về "ngôi nhà" mà bản thân đang theo học?
Chia sẻ trên Edu2Review, bạn Hải Đường Trần Thị cho biết: "Học phí rẻ, cơ sở vật chất tốt, trường rộng thoải mái, thầy cô tâm huyết, bạn bè nhiệt tình. Tuy nhiên, thủ tục hành chính của trường cần giảm bớt sự rườm rà".
Một sinh viên khác có nickname Lê Thị Ngọc Trâm nhận xét: "Môi trường học tập sáng tạo, đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, cơ hội nghề nghiệp rộng mở".
Tất cả địa điểm lý tưởng trên đây không chỉ khiến sinh viên Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh tự hào mà bên cạnh đó còn giúp ngôi trường này khẳng định được chất lượng cơ sở vật chất. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về các trường đại học, cao đẳng khác, hãy thường xuyên truy cập website của Edu2Review nhé!
Phương Anh (Tổng hợp)