Là sinh viên hay nhân viên ngành luật, đừng bỏ quả những kỹ năng của luật sư này! | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Là sinh viên hay nhân viên ngành luật, đừng bỏ quả những kỹ năng của luật sư này!

      Là sinh viên hay nhân viên ngành luật, đừng bỏ quả những kỹ năng của luật sư này!

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Nếu muốn thành công trong nghề luật sư, ngoài kiến thức chuyên môn bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm quan trọng. Vậy những kỹ năng của luật sư là gì?

      Luật sư là nghề triển vọng và được nhiều người ngưỡng mộ. Muốn trở thành luật sư tối thiểu bạn phải trải qua 6 năm, thậm chí có thể dài hơn. Những kỹ năng của luật sư dưới đây có thể giúp bạn rèn luyện nghề từ sớm và tăng cơ hội thành công.

      Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục

      Người ta thường nói luật sư là... “thầy cãi”, vậy nên kỹ năng giao tiếp và thuyết phục là điều không thể thiếu. Bạn cần rèn luyện khả năng trình bày vấn đề ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Tập nói một mình trước gương hoặc nói cùng những người bạn về một vấn đề nào đó có thể giúp bạn cải thiện khả năng này.

      Bên cạnh kiến thức chuyên sâu, luật sư cần có kỹ năng thuyết phục để nói chuyện với khách hàng hay bào chữa cho thân chủ trước tòa. Bạn cần dùng lý lẽ, lập luận để phân tích, đưa ra tình tiết, sự kiện thuyết phục, có thái độ phù hợp với yêu cầu trong công việc. Có rất nhiều cách thuyết phục mà bạn có thể áp dụng như dùng logic, tình cảm hoặc tranh luận…

      Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp ích cho luật sư khi làm việc với khách hàng, cơ quan tố tụng (Nguồn: townscript)

      Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp ích cho luật sư khi làm việc với khách hàng, cơ quan tố tụng (Nguồn: townscript)

      Tư duy phân tích và tổng hợp

      Trường Luật thường dạy sinh viên “suy nghĩ như luật sư”. Đó chính là kỹ năng phân tích vấn đề, đặt câu hỏi như một người điều tra. Bạn sẽ phân tích những hành vi xảy ra trong vụ kiện, vụ án rồi liên kết lại và tìm ra vấn đề cốt lõi, nguyên nhân. Mọi phân tích của luật sư cần dựa trên cơ sở của sự logic, tuyệt đối không bị ảnh hưởng bởi cảm tính. Các kiến thức về tâm lý con người, tâm lý tội phạm… có thể sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phân tích và tìm ra nguyên nhân. Đây là một kỹ năng của luật sư quan trọng.

      Kỹ năng đặt câu hỏi

      Trong khi tìm hiểu sự việc hay tư vấn cho khách hàng thì luật sư cần phải có kỹ năng đặt câu hỏi để khai thác thông tin một cách chính xác. Trước khi đặt câu hỏi, luật sư cần xác định được nội dung cần hỏi. Điều này giúp bạn không bỏ sót thông tin và có điều kiện đánh giá vấn đề theo trình tự logic. Khi cần thu thập thông tin để hiểu khái quát vấn đề, bạn nên đặt các câu hỏi mở. Trong trường hợp cần xác nhận thông tin, bạn có thể đưa ra câu hỏi đóng gợi ý đáp án “có hoặc không” hay “đúng hoặc sai”.

      Các câu hỏi của luật sư cần được đặt ra theo trình tự và logic. Thông thường luật sư thường bắt đầu với những câu hỏi mang tính chung chung để tìm hiểu khái quát sự việc, sau đó tiếp tục đặt câu hỏi về từng tình tiết cụ thể. Bạn có thể bắt đầu bằng những câu hỏi dễ để tạo sự tự tin và tinh thần hợp tác của người trả lời.

      Đặt câu hỏi để giúp luật sư tìm hiểu rõ vấn đề (Nguồn: smartguy)

      Đặt câu hỏi phù hợp sẽ giúp luật sư tìm hiểu rõ vấn đề (Nguồn: smartguy)

      Khi đã hiểu rõ vấn đề luật sư cần có kỹ năng đặt câu hỏi pháp lý. Để làm được điều này bạn cần có kiến thức vững vàng và phân tích sâu. Ví dụ, giết người khi phòng vệ chính đáng thì không phải là tội phạm, bạn cần đặt những câu hỏi như “phòng vệ chính đáng là gì”, “có cần thiết phải giết người để tự vệ trong trường hợp đó không”, “tự vệ bằng cách nào, vũ khí là gì”... Một khi đã rèn luyện tốt các kỹ năng của luật sư, bạn tự nhiên sẽ có những câu hỏi hiệu quả trong quá trình làm việc với thân chủ hay nghi phạm.

      Kỹ năng giải quyết vấn đề pháp lý

      Nhiệm vụ của luật sư là tìm vấn đề pháp lý cụ thể và đưa ra phương pháp giải quyết. Để làm được điều này, luật sư cần dựa trên kiến thức chuyên môn sau đó phân tích tìm ra giải pháp cho từng việc. Quan trọng nhất, luật sư cần nhìn đúng bản chất của sự việc thì mới giải quyết vấn đề hiệu quả.

      Vấn đề pháp lý là những vấn đề liên quan đến một hay nhiều quy định cụ thể của pháp luật xuất phát từ một sự kiện nhất định. Có 3 yếu tố của vấn đề pháp lý:

      • Sự kiện pháp lý mấu chốt: Khái quát các tình tiết để tìm ra những sự kiện chính. Trong nhiều sự kiện chính có 1 sự kiện mấu chốt tác động đến toàn bộ sự việc.

      • Câu hỏi pháp lý mấu chốt: Là câu hỏi luật sư tự hỏi bản thân thường mang tính định hướng làm sáng tỏ vấn đề.

      • Luật điều chỉnh: Từ câu hỏi pháp lý mà luật sư tìm ra các văn bản pháp luật và tiền lệ có liên quan.

      Luật sư cần có kỹ năng giải quyết vấn đề pháp lý (Nguồn: centype)

      Luật sư cần có kỹ năng giải quyết vấn đề pháp lý (Nguồn: centype)

      Kỹ năng tranh luận

      Kỹ năng tranh luận của luật sư là vận dụng kiến thức pháp luật và những lĩnh vực khác để linh hoạt đưa ra các luận điểm, luận cứ chặt chẽ, logic nhằm tìm ra lẽ phải, chứng minh sự đúng đắn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, khách hàng. Đồng thời, tranh luận cũng là một cách để luật sư bác bỏ những ý kiến bất lợi đối với thân chủ hoặc khách hàng của mình.

      Muốn tranh luận tốt, luật sư cần có nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng và hiểu biết thêm về các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, bạn cần rèn luyện kỹ năng nghe, đọc, hỏi và tìm ra các căn cứ để chứng minh cho mục tiêu của mình. Chuẩn bị trước về việc sắp xếp luận điểm, luận cứ và thường xuyên thực hành sẽ giúp bạn có cách tranh luận hiệu quả. Bạn cần chú ý để không bỏ những mâu thuẫn và những tình tiết có lợi cho thân chủ của mình.

      Trong quá trình tranh luận, luật sư nên sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu và đưa ra quan điểm rõ ràng. Luật sư không nên dùng ngôn từ đả kích hoặc cay cú đối với người tham gia tố tụng hay đồng nghiệp… Cuối cùng, luật sư cần có bản lĩnh vững vàng, sự tự tin và lòng dũng cảm để có thể xử lý mọi tình huống bất ngờ của đối phương đưa ra.

      Những kỹ năng của luật sư này đều rất cần thiết cho những ai muốn hành nghề luật. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng trong việc phát triển bản thân trở thành một luật sư thành công.

      Thường Lạc (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Kỹ năng giải quyết xung đột nào giúp bạn 'sống sót' nơi công sở

      06/02/2020

      Môi trường công sở đôi lúc sẽ có cạnh tranh, mâu thuẫn phát sinh. Kỹ năng giải quyết xung đột nào ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      5 kỹ năng nói chuyện giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp

      06/02/2020

      Để thành công trong giao tiếp và cuộc sống, mỗi người cần trang bị cho riêng mình kỹ năng nói ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...