5 lưu ý cần nhớ khi đăng ký ngành Kinh tế quốc tế | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      5 lưu ý cần nhớ khi đăng ký ngành Kinh tế quốc tế

      5 lưu ý cần nhớ khi đăng ký ngành Kinh tế quốc tế

      Cập nhật lúc 13/06/2020 20:54
      Đứng trước ngưỡng cửa đại học, bạn có rất nhiều lựa chọn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Với ngành Kinh tế quốc tế, trước khi quyết định đăng ký ngành học này, bạn cần nắm rõ 5 tiêu chí cốt lõi.

      Ngành Kinh tế quốc tế là ngành học nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc giữa các vùng quốc gia. Lĩnh vực này khá năng động và mang tính toàn cầu, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia. Khi Việt Nam ngày càng tiến sâu vào quá trình hội nhập kinh tế, các ngành học về kinh tế vì thế cũng được quan tâm hơn và ngành Kinh tế quốc tế cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, trước khi “nhắm mắt” đăng ký ngành học theo xu hướng, bạn cần cân nhắc những lưu ý định hướng nghề nghiệp dưới đây.

      BẢNG XẾP HẠNG
      CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

      Đừng nhầm lẫn với ngành Kinh doanh quốc tế

      Ngành Kinh tế quốc tế thường xuyên bị nhầm lẫn với ngành Kinh doanh quốc tế. Nguyên nhân là bởi hai ngành học này đều tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giao thương giữa các quốc gia và có tên gọi “na ná nhau”. Tuy nhiên về bản chất, đây là hai ngành học khác biệt. Để dễ dàng nắm rõ các điểm khác nhau giữa hai ngành này, hãy cùng theo dõi bảng so sánh:

      Ngành học

      Kinh tế quốc tế

      Kinh doanh quốc tế

      Tên tiếng Anh

      International Economics

      International Business

      Nhóm ngành

      Kinh tế học

      Quản trị kinh doanh

      Tính chất

      Vĩ mô, học thuật

      Vi mô trong doanh nghiệp

      Định hướng

      Thiên về phân tích các chính sách kinh tế về xuất – nhập khẩu, logistics, vận tải, đối ngoại, chính sách thương mại. Tập trung vào 2 lĩnh vực quan trọng là thương mại quốc tế và tài chính quốc tế.

      Thiên về quản trị, phân tích kế hoạch và chiến lược cho từng bộ phận kinh doanh trong công ty. Tập trung vào các môn học quản trị, như: quản trị tài chính, quản trị rủi ro, quản trị nhân sự, marketing...

      Đường nghề rộng mở

      Theo như bảng so sánh phía trên, nhiều người sẽ nhầm tưởng công việc đầu ra của ngành Kinh tế quốc tế khá “nghèo nàn”, chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu các chính sách kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những công việc bàn giấy, thiên về nghiên cứu, ngành học này còn mang tới nhiều cơ hội việc làm ở khối doanh nghiệp cho sinh viên.

      Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế sẽ mang đến những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các chính sách kinh tế đối ngoại quan trọng, như chống bán phá giá, tranh chấp thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam…

      Bên cạnh đó, sinh viên còn được học các kiến thức về luật quốc tế, môi trường Kinh tế quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần và xuất – nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình truyền thông, hệ thống phân phối quốc tế, nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương… Sinh viên cũng sẽ được đào tạo các kỹ năng bổ trợ như kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế.

      Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế được tiếp cận nhiều kiến thức đa dạng
      Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế được tiếp cận nhiều kiến thức đa dạng (Nguồn: doanhnhansaigon)

      Về cơ bản, với những kiến thức nền tảng về toàn nền kinh tế, sinh viên ngành Kinh tế quốc tế sẽ có cơ hội làm việc tại nhiều hình thức doanh nghiệp, tổ chức. Một số vị trí mà sinh viên ngành Kinh tế quốc tế có thể đảm nhận, đó là:

      • Cán bộ tại các cơ quan nhà nước: Bộ Công thương, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các văn phòng quản lý về đầu tư nước ngoài, cơ quan xúc tiến thương mại...
      • Tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các Viện, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế, các trường đại học – cao đẳng...
      • Chuyên viên hoạch định tài chính, chuyên viên tư vấn đầu tư, chuyên gia Logistics... tại các tập đoàn đa quốc gia.
      • Nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên cước cảng biển – hàng không doanh nghiệp xuất – nhập khẩu, bảo hiểm.

      Ngoại ngữ là chưa đủ

      Một ngành học gắn với từ “quốc tế” chắc chắn sẽ có yêu cầu đầu vào cao về ngoại ngữ. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả yêu cầu cần có khi theo đuổi ngành học này. Một số tố chất phù hợp với ngành Kinh tế quốc tế bao gồm:

      • Ngoại ngữ: Đây là yếu tố nền tảng để bạn có thể theo học ngành này. Bạn cần thành thạo cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết và am hiểu về tiếng Anh chuyên ngành kinh tế. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm một ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh để có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau.
      • Kiên trì và nhẫn nại: Vì chuyên ngành Kinh tế đi sâu nghiên cứu các chính sách kinh tế nên bạn cần phải có hiểu biết về tổng thể nền kinh tế, lịch sự kinh tế và cả những nghiệp vụ như xuất nhập khẩu, bảo hiểm, thuế... Để có thể tiếp thu lượng kiến thức này, bạn cần thật sự nhẫn nại trong học tập. Hơn thế, khi làm việc trong quá trình đàm phán kinh tế, các cuộc thương thảo thường kéo dài cũng rất cần tới sự tỉnh táo và kiên trì của bạn để đảm bảo lợi ích kinh tế cho quốc gia, doanh nghiệp.
      • Khả năng thu thập và xử lý thông tin: Để đáp ứng yêu cầu về lượng kiến thức khổng lồ nói trên, người học ngành Kinh tế quốc tế cần thành thạo kỹ năng tìm kiếm thông tin và chọn lọc kiến thức.Từ đó, bạn có thể cập nhật nhanh chóng các xu hướng kinh tế mới để hỗ trợ cho quá trình làm việc.
      • Có kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Giao tiếp tốt là một kỹ năng mềm cơ bản đối với hầu hết các công việc. Riêng với ngành Kinh tế quốc tế, bạn cần có kỹ năng đàm phán để có thể đạt được các thỏa thuận kinh tế có lợi.

      Kỹ năng đàm phán yêu cần cần có đối với người học Kinh tế quốc tế
      Kỹ năng đàm phán là yêu cầu cần có đối với người học Kinh tế quốc tế (Nguồn: trangvangvietnam)

      Cơ hội cho khối tự nhiên

      Với đặc thù công việc có yêu cầu cao về khả năng ngoại ngữ nhưng ngành Kinh tế quốc tế cũng có tuyển tổ hợp xét tuyển khối tự nhiên. Bởi ngành học này cũng rất cần người học có tư duy logic tốt. Các tổ hợp xét tuyển ngành Kinh tế quốc tế bao gồm:

      • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
      • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
      • D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh
      • D03: Toán – Ngữ văn – Tiếng Pháp
      • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

      Không chỉ nhóm trường Kinh tế “độc quyền” đào tạo

      Các trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế đa số là các trường thuộc nhóm ngành Kinh tế, tuy nhiên cũng có một số trường chuyên về ngoại giao, quan hệ quốc tế cũng tổ chức đào tạo ngành học này. Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế của nhóm trường quan hệ quốc tế thường có định hướng làm việc tại Khối các cơ quan nhà nước, như Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng... và các cơ quan địa phương, như Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và đầu tư…

      Dưới đây là một số trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế mà bạn có thể tham khảo:

      Miền Bắc

      Miền Nam

      - Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

      - Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

      - Học viện Chính sách và Phát triển

      - Học viện Ngoại giao

      - Đại học Kinh tế Quốc dân

      - Đại học Ngoại thương

      - Đại học Thương mại

      - Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

      - Đại học An Giang

      - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

      - Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

      - Đại học Ngoại thương

      Trong bối cảnh toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy kinh tế quốc tế chính là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Vì thế, nhu cầu nhân sự cho ngành Kinh tế quốc tế sẽ ngày càng gia tăng. Hy vọng với những thông tin tư vấn, định hướng nghề nghiệp trên đây, bạn đọc có thể đánh giá về mức độ phù hợp của bản thân với ngành học này; từ đó đưa ra quyết định đăng ký xét tuyển chính xác nhất.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)
      Nguồn ảnh cover: TED


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Các trường đào tạo ngành Kinh tế ở TPHCM bạn cần biết!

      06/02/2020

      Có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực là lý do học sinh ngày càng quan tâm đến khối ngành Kinh tế. ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Công bố top 8 trường đại học tốt nhất Việt Nam từ tạp chí THE

      23/07/2020

      Times Higher Education - tạp chí giáo dục uy tín số 1 thế giới vừa công bố 8 trường đại học tốt ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...