Thiết kế Đồ họa và Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện là những cái tên rất quen thuộc trong các ngành học về sáng tạo. Dù được nhiều bạn lựa chọn, hai ngành này dường như vẫn nằm trong diện “bí ẩn” vì chưa có nhiều thông tin cụ thể và dễ bị nhầm lẫn với nhau.
Cụ thể, đây là hai ngành có những đặc điểm riêng, yêu cầu người học có những tố chất nhất định để phù hợp với nghề và môi trường làm việc tương lai.
Bảng xếp hạng
trường đại học tốt nhất việt nam
Phân biệt ngành Thiết kế Đồ họa và Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện
Ngành Thiết kế Đồ họa truyền tải một thông điệp nhất định qua con đường thị giác với các yếu tố thiết kế như màu sắc, bố cục, hình ảnh… Công việc gắn liền với tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, được sử dụng trong các ấn phẩm truyền thông, sản phẩm in ấn như áp phích, biển quảng cáo, tạp chí...
Quy trình của một thiết kế đồ họa đi từ phác thảo cơ bản, sau đó được phát triển thành sản phẩm kỹ thuật số hoặc hữu hình, thông qua các chương trình trên máy tính như Adobe Illustrator hoặc Adobe Photoshop.
Bạn đã phân biệt được sự khác nhau giữa hai ngành này? (Nguồn: YouTube – Dautv)
Ngành Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện thường được ứng dụng đa dạng hơn, bao gồm ngành Thiết kế Đồ họa cộng thêm các yếu tố chuyển động, âm thanh, kỹ xảo hình ảnh, 3D Animation... Các lớp học dành cho nhà thiết kế đa phương tiện thường bao gồm thiết kế website, làm phim kỹ thuật số, thiết kế đồ hoạ, sản xuất game 3D và phim hoạt hình 3D.
Đặc biệt, sản phẩm của ngành Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện chỉ ở định dạng kỹ thuật số hoặc điện tử, trong khi Thiết kế Đồ họa áp dụng cho cả nền tảng kỹ thuật số và sản phẩm in ấn hữu hình.
Nhìn chung, lựa chọn Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện giúp bạn trở nên "đa-zi-năng" hơn trong nhiều lĩnh vực: viral video, TVC, thiết kế web, làm phim kỹ thuật số, phim hoạt hình 3D, game 3D... Còn nếu bạn muốn tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực cụ thể thì ngành Thiết kế Đồ họa sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn.
Vẽ tay đẹp có phải là yếu tố cần thiết để học các ngành Thiết kế?
Kỹ năng vẽ mỹ thuật bằng tay tốt là một lợi thế để phát triển trong ngành Thiết kế Đồ họa và Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện, giúp việc phác thảo ý tưởng dễ dàng hơn. Nhưng đó không phải yếu tố bắt buộc, vì rất nhiều nhà thiết kế thành công không chuyên về mỹ thuật vẽ tay.
Yêu cầu kiến thức về mỹ thuật sẽ tùy theo chuyên môn. Nếu bạn chọn thiết kế 2D, cần có kiến thức cơ bản về 2D. Nhưng khi đi theo kỹ xảo, bạn không cần học quá chuyên sâu về mỹ thuật.
Vẽ tay đẹp không phải là yếu tố hàng đầu đảm bảo thành công cho người học thiết kế (Nguồn: korea)
Muốn thành công trong nghề, sinh viên cần trang bị kỹ thuật thể hiện (sử dụng máy tính, trang thiết bị…), kiến thức về lịch sử nghệ thuật – thiết kế và vai trò của nó trong xã hội, kết hợp yếu tố thẩm mỹ để tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao và hiểu biết sâu sắc về cũng như. Ngoài ra, các bạn cần duy trì được sự đam mê khám phá, học hỏi, cập nhập những kiến thức mới và trang bị kỹ năng mềm cần thiết như làm việc nhóm, thuyết trình...
Nếu có yêu thích, đam mê với hai ngành này, bạn có thể tham khảo và lựa chọn học tại những trường sau đây:
- Ngành Thiết kế Đồ hoạ: Đại học RMIT, Đại học Công nghiệp Mỹ thuật Hà Nội, Đại học Mỹ thuật TP.HCM, Đại học FPT, Đại học Văn Lang, Đại học Hoa Sen...
- Ngành Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện: hiện chỉ có trường FPT Arena Multimedia tiên phong đào tạo ngành này tại Việt Nam.
Yến Nhi (theo Zing)