Bác Hồ là một tấm gương lớn trong việc học ngoại ngữ (Nguồn: Thành Đoàn)
Bác Hồ được biết đến là một người thành thạo rất nhiều ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung… Điều này đã giúp Bác rất nhiều trong các hoạt động lý luận và hoạt động cách mạng. Tương tự như vậy, ngày nay tiếng Anh lại càng quan trọng đối với những người đi làm. Thành thạo ngoại ngữ bạn sẽ tận dụng được nhiều cơ hội việc làm tốt đến với mình.
Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu phương pháp học tiếng Anh cho người đi làm thông qua những mẩu chuyện hay cách thức Bác học ngoại ngữ.
Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher
#1. Bác Hồ với tiếng Anh
Bác sang Anh với nhiều mục đích, nhưng một trong số đó là để học tiếng Anh. Học nhanh hơn, môi trường tiếng Anh thuận lợi thì nước Anh tất nhiên là một lựa chọn phù hợp. Ngay khi đặt chân lên xử sở sương mù, việc đầu tiên Bác làm là tìm ngay một công việc để duy trì cuộc sống, vừa học vừa làm.
Mỗi ngày, Bác làm việc từ 8 giờ đến 12 giờ sáng, 5 giờ chiều đến 10 giờ tối. Với một vài quyển sách, một cây bút chì, hàng ngày Bác đến vườn hoa Hay-đơ (Hyde Park) nơi có nhiều đèn để học. Không chỉ tự học, mỗi cuối tuần Bác còn đến học với một giáo sư người Ý.
Khách sạn Carlton ở thủ đô London, nơi Bác đã làm việc khi sống ở Anh (Nguồn: Baomoi)
Trong một tờ báo “Phong trào”, số tháng 10/1969, Rơ-ni Di-pet có viết rằng: trên đường đi tìm hiểu thế giới, ở mỗi nơi tàu dừng lại, “đối với anh Ba – Tên của Bác khi bác làm ở trên tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche tréville) – đều là một trường đại học”, ở đó anh đã trực tiếp thu lượm được những hiểu biết về sự tàn bạo của bọn tư bản. Có thể thấy rằng Bác đã tận dụng mọi lúc mọi nơi, mọi lúc, mọi cơ hội để học.
Ngoài ra, Bác còn học bằng cách đọc sách, báo như là một cách để trau dồi tiếng Anh cũng như thu thập thông tin về tình hình chính trị xã hội trên thế giới.
Bác Hồ nói tiếng Anh (Nguồn: Youtube)
#2. Bác Hồ với tiếng Pháp
Mùa hè 1911, "anh Ba" đặt chân lên đất Pháp, vốn tiếng Pháp ít ỏi là một trong những trở ngại trên hành trình đi tìm con đường cứu nước cứu dân. Bác nhanh chóng nhận ra rằng mình cần phải biết tiếng Pháp để giao tiếp, sinh sống học tập và hoạt động cách mạng. Ngay trên chuyến tàu Bác đã tranh thủ thời gian học tiếng Pháp với những thủy thủ tàu.
Khi đã có nền tảng tiếng Pháp, Bác bắt đầu viết bài cho các tờ báo. Mới đầu chỉ là một bài ngắn khoảng bảy tám dòng sau tăng lên thành cả cột báo có khi dài hơn. Sau khi viết bài xong Bác chép thành hai bản, một bản giữ lại để so sánh đúng sai, tòa báo sửa như thế nào. Cứ thực hiện như liên tục như vậy, kĩ năng viết được cải thiện nhanh chóng nhờ sự kiên trì rèn luyện.
Nguyễn Ái Quốc sang Pháp với nghề phụ bếp trên tàu Amiral La Touche De Tréville (Nguồn: Baomoi)
Thường thì sau cả ngày làm việc, Bác sẽ đọc vài trang tiểu thuyết vừa để trau dồi khả năng đọc vừa để giải trí và học cách viết, cách lập luận từ tác phẩm. Sau đó ứng dụng ngay vào trong bài viết của mình, buổi sáng nào bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi hoặc cho đến 7 giờ vào những ngày nghỉ. Luôn luôn kiên trì đều đặn như vậy dù trời nóng hay lạnh.
Bác Hồ nói tiếng Pháp (Nguồn: Youtube)
#3. Bài học kinh nghiệm
Thông qua tấm gương Bác Hồ, có thể đúc kết một số kinh nghiệm học tập như sau:
-
Luôn luôn chăm chỉ, kiên trì, nỗ lực cố gắng rèn luyện tiếng Anh mỗi ngày, tận dụng mọi cơ hội để học mọi lúc mọi nơi
-
Tìm kiếm hay tự tạo cho mình một môi trường học tập tốt nhất để người học có thể phát triển kĩ năng giao tiếp, luôn luôn được thực hành ngoại ngữ để việc học không chỉ là lý thuyết suông
-
Tìm ra phương pháp học phù hợp với từng người như tự học hay theo học ở các trung tâm tiếng Anh, đọc sách báo ngoại văn hay nghe nhạc, xem phim nước ngoài
Bác là một tấm gương học ngoại ngữ điển hình, khoa học, cần mẫn mà chúng ta cần học tập và noi theo.
Hãy theo dõi Edu2Review mỗi ngày để cập nhật nhiều thông tin bổ ích.
Sằm Bích (Tổng hợp)