Ngôn ngữ là sinh ngữ – một môn học mang tính sống cực kỳ cao. Trong cuộc sống, người Hàn, đặc biệt là giới trẻ, sử dụng ngôn ngữ có đôi chút khác so với những gì chúng ta được học trong sách vở. Kể cả đang học tiếng Hàn tại nhà hay ở trung tâm, bạn cũng cần bắt kịp những xu hướng này để biết cách áp dụng vào thực tế. Trước khi tìm hiểu, Edu2Review sẽ cùng bạn tìm hiểu “hướng dẫn sử dụng” để biết người Hàn sử dụng chúng trong những tình huống nào là phù hợp nhé!
danh sách trung tâm
Tiếng hàn tại việt nam
Cách sử dụng ngôn ngữ thông dụng của người trẻ
Sự thay đổi trong những câu giao tiếp tiếng Hàn này thường được thể hiện ở việc: lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ, trợ từ, đuôi câu, viết tắt, từ mượn tiếng Anh. Mục đích của chúng là để câu nói trở nên ngắn gọn, phát âm tiếng Hàn đơn giản, giọng điệu tự nhiên, gần gũi và thân mật hơn. Bạn có thể thực hành sử dụng chúng với bạn bè, anh chị em và những người nhỏ tuổi.
Tuy nhiên, nếu là người lần đầu gặp gỡ và bằng tuổi với mình, bạn vẫn nên sử dụng các đuôi câu thể hiện sự trang trọng nhất định như đuôi “아/어/여 요” (a/eo/yeo yo). Sau khi đã làm quen được một thời gian, nếu cảm thấy cả hai đều thoải mái thì bạn có thể đề nghị đối phương sử dụng 반말 (ban-mal) tức ngôn ngữ không trang trọng.
Đặc biệt, nếu đối phương là người lớn tuổi hơn, người có địa vị xã hội hoặc người mà mình kính trọng thì chúng ta không nên sử dụng những câu nói này. Thay vào đó, trong cuộc trò chuyện bạn cần nói những câu có đầy đủ thành phần câu, chia đuôi câu, kính ngữ (존댓말) cho phù hợp. Hàn Quốc là đất nước trọng lễ nghi. Vì vậy, sự giao tiếp đúng mực sẽ thể hiện được bạn là người am hiểu văn hóa và tôn trọng con người nơi đây.
Những câu hỏi thông dụng
Hình thức câu thân mật dễ nhận thấy nhất là các câu lược bỏ đuôi 요 (yo). Ngoài ra, người Hàn cũng sử dụng đuôi câu 지 (ji) với ý nghĩa xác nhận vấn đề hoặc đuôi câu 니 (ni) để thể hiện sự dịu dàng, gần gũi.
Câu |
Dịch nghĩa |
왜/뭐하러? |
Để làm gì? |
무슨일이야? |
Có chuyện gì thế? |
그래서 뭐? |
Vậy thì sao? |
말해야지? |
Phải nói chứ? |
왜 말 안 해? |
Tại sao không nói? |
왜 그래? |
Tại sao lại vậy? |
밥 먹었어? |
Ăn cơm chưa? |
먹었어야지? |
Phải ăn rồi chứ? |
먹튀? |
Ăn quỵt hả? |
안 믿어? |
Không tin hả? |
뭐해? |
Làm gì đó? |
자니? |
Ngủ chưa? |
Những câu nói thường dùng
Trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày và khi nói chuyện với bạn bè, người trẻ Hàn có những câu cầu khiến, câu bày tỏ ý kiến rất ngắn gọn, đơn giản.
Câu |
Dịch nghĩa |
내가 존재하게 끔. |
Kệ tôi. |
진정해. |
Cứ từ từ. |
죽겠다. |
Chắc chết. |
별로 없다. |
Không có gì đặc biệt. |
그런가봐/그렇다고 생각한다. |
Tôi đoán vậy. |
방해하지마/ 염려마. |
Đừng bận tâm. |
됐다/됐어. |
Đủ rồi đấy. |
참견하지마/참견마. |
Đừng nhiều chuyện. |
쉬웠어/쉽잖아. |
Dễ mà, dễ như ăn bánh. |
그저 그래/소 소. |
Thường thôi. |
거짓말이야. |
Nói xạo. |
불가심할 것도없다. |
Thất bại quá. |
그냥재미로/그저농담으로. |
Giỡn thôi. |
농담하지마/농담마. |
Đừng chém gió. |
알려 줄게. |
Giải thích cho này. |
사 줄게. |
Mua cho này. |
말해. |
Nói đi. |
그냥. |
Cứ vậy đi. |
틀렸어. |
Sai rồi. |
축하해. |
Chúc mừng. |
잘하네/잘해. |
Làm tốt lắm. |
굿. |
Tốt. |
그지 그래. |
Đúng rồi, cứ thế. |
어울리네. |
Hợp nhỉ. |
믿어라. |
Hãy tin tưởng. |
춥다. |
Lạnh quá. |
덥네. |
Nóng nhỉ. |
이쁘네. |
Xinh gái nhỉ. |
멋지네. |
Đẹp trai đấy, ngầu đấy. |
맛있다. |
Ngon. |
약속해. |
Hứa đi. |
시험잘봐. |
Thi tốt nha. |
식욕폭발. |
Thèm ăn quá, phát điên mất |
생일축. |
Chúc mừng sinh nhật |
지각했다. |
Muộn rồi. |
Những câu nói thông dụng liên quan đến cảm xúc, tình cảm
Tương tự, những câu nói bày tỏ cảm xúc cũng được đơn giản hóa nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa.
Câu |
Dịch nghĩa |
화나지 잖지? |
Không giận chứ? |
다행이네. |
Thật nhẹ nhõm. |
좋아해? |
Thích không. |
좋아하지? |
Thích chứ? |
뽀뽀해? |
Hôn không? |
데이트하자. |
Hẹn hò nào. |
팔짱을 껴라. |
Khoác tay đi. |
화나지마. |
Đừng giận mà. |
화풀어. |
Hết giận đi mà. |
미워해. |
Cực kỳ ghét. |
싫어. |
Ghét (mức độ nhẹ)/Không thích. |
웃지마. |
Đừng cười. |
왜울어? |
Tại sao khóc? |
울지마. |
Đừng khóc mà. |
너무했어! |
Quá đáng! |
하트 뿅뿅. |
Tim bay bay. |
질투하니? |
Ghen hả? |
색종이 뿌리기. |
Tung bông. |
Không chỉ dùng trong ngôn ngữ nói, bạn cũng có thể sử dụng những câu nói này khi nhắn tin với bạn bè, anh em thân thiết. Tuy nhiên, hãy chú ý cách sử dụng như Edu2Review đã nêu ở trên và nếu bạn đang ở trình độ tiếng Hàn sơ cấp thì đừng quá lạm dụng chúng, kẻo quên mất ngôn ngữ trang trọng đã học, bạn nhé!
Tú Uyên (Tổng hợp)
Nguồn ảnh cover: tintuchanquoc