Những câu hỏi hướng nghiệp hay giúp đánh thức con người thật trong bạn | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Những câu hỏi hướng nghiệp hay giúp đánh thức con người thật trong bạn

      Những câu hỏi hướng nghiệp hay giúp đánh thức con người thật trong bạn

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Hướng nghiệp là bài toán chưa bao giờ thật sự có lời giải. Nếu bạn vẫn đang loay hoay giữa vô vàn sự lựa chọn thì hãy để những câu hỏi hướng nghiệp hay sau đây giúp bạn tìm ra bản ngã của chính mình.

      Bạn có thắc mắc tại sao Việt Nam thường xuyên tổ chức các ngày hội hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên không? Nguyên do chủ yếu xuất phát từ việc mỗi năm đều có đến vài ngàn sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc làm trái ngành, việc định hướng chưa bao giờ trở nên cấp thiết đến vậy.

      Tuy nhiên, trước khi được các chuyên gia tư vấn, bạn cần phải hiểu rằng mình đang có thế mạnh gì? Phù hợp với công việc nào? Sau đó mới đến việc chọn ngành, chọn trường. Trong bài viết này, Edu2Review sẽ là “người chỉ đường” giúp bạn tìm ra sở thích, đam mê của bản thân thông qua những câu hỏi hướng nghiệp hay được đúc kết qua bao mùa tuyển sinh.

      * Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      3 câu hỏi phải trả lời để biết “bạn là ai?”

      Có thể bạn chưa biết, nhiều học sinh đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề luôn loay hoay tìm kiếm câu trả lời mà mình mong muốn từ người thân, anh chị, bạn bè. Tuy nhiên, làm sao bạn có thể quyết định tương lai bản thân mà chỉ dựa vào ý kiến của người khác?

      Để định hướng được tương lai, cơ sở duy nhất mà bạn có thể tin tưởng chính là dựa vào khả năng đang có ở hiện tại để biết bạn có thể đi được bao lâu, bao xa trong lĩnh vực mà mình lựa chọn. Hãy thử trả lời 3 câu hỏi sau đây để biết bạn hiểu bản thân được bao nhiêu phần trăm nhé!

      1. Bạn giỏi và không giỏi cái gì?

      Nếu bạn không trả lời được câu hỏi này thì sẽ là một sự lãng phí khi phải dành ít nhất 4 năm đại học với những môn học mà mình không hề hứng thú. Bạn sẽ biết được thế mạnh của mình dựa trên kết quả của những môn học tại trường vì dù ít hay nhiều, chương trình đại học sẽ có liên quan đến kiến thức phổ thông của bạn.

      Ví dụ bạn là một “thần đồng” môn Toán học, Vật lý thì chắc chắn các ngành học thuộc khối tự nhiên, kinh tế sẽ vô cùng phù hợp, thậm chí còn như "cá gặp nước", bạn sẽ thể hiện đúng được thế mạnh của bản thân. Một cách khác là bạn nên suy nghĩ về những môn mà mình không muốn gặp lại ở đại học, từ đó đưa ra quyết định loại trừ những ngành liên quan đến những môn đó để thu hẹp danh sách lựa chọn.

      Khi biết được điểm mạnh của bản thân, bạn sẽ biết mình nên theo ngành nghề nào

      Khi biết được điểm mạnh của bản thân, bạn sẽ biết mình nên theo ngành nghề nào (Nguồn: vietnamworks)

      2. Sở thích của bạn là gì?

      Bạn không biết rõ thế mạnh của mình là gì? Đừng lo lắng vì chắc chắn là bạn có, chẳng qua là chưa tìm được thôi, vậy hãy thử nghĩ về những sở thích, đam mê khác của bản thân. Nhiều bạn có sở thích rất đặc biệt nhưng lại hiếm khi nghĩ rằng mình có thể theo đuổi ngành nghề có liên quan đến chúng.

      Ví dụ bạn rất thích tham gia một cộng đồng fan hâm mộ và lên kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt, offline thì rất có thể bạn sẽ thích học về tổ chức sự kiện, quản lý dự án hay thậm chí là marketing. Khi bạn có đam mê và hiểu biết về một lĩnh vực, điều này chỉ ra rằng bạn hoàn toàn có thể học và “sống còn” với nghề trong tương lai.

      3. Bạn muốn làm gì để kiếm tiền?

      Câu chuyện kiếm tiền là một vấn đề thực tế mà tất cả mọi người đều phải đối mặt hằng ngày, hằng giờ. Mục tiêu cuối cùng của việc chọn ngành, chọn nghề cũng là kiếm ra tiền để nuôi sống bản thân và chi tiêu cho nhiều mục đích khác trong cuộc sống. Vậy bạn phải bắt đầu nghĩ về việc hằng ngày mình sẽ làm công việc gì, một ngày của mình sẽ trôi qua thế nào, làm 5, 10 năm công việc đó thì sao.

      Ví dụ bạn muốn trở thành luật sư thì từ bây giờ hãy đọc nhiều báo pháp luật hơn, quan tâm đến các vấn đề xã hội hơn. Nếu bạn thấy những thông tin đó thú vị thì chắc chắn bạn sẽ có thể kiếm được tiền từ việc làm đó và điều đó cũng quyết định bạn là ai trong những năm tới.

      Bạn đã từng nghĩ tới mình của 10, 15 năm sau sẽ làm gì để kiếm tiền chưa?

      Bạn đã từng nghĩ tới mình của 10, 15 năm sau sẽ làm gì để kiếm tiền chưa? (Nguồn: a2hosting)

      3 câu hỏi mấu chốt để biết “bạn sinh ra để làm gì?”

      Những con số được thống kê từ Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội: 40% sinh viên tốt nghiệp sau 3 tháng không tìm được việc làm, tỷ lệ sinh viên làm trái ngành, trái nghề đang chiếm khoảng 60%. Không chỉ riêng Việt Nam, tại Mỹ đến năm 38 tuổi hầu hết mọi người đã thay đổi từ 10 – 14 nghề. Từ những số liệu đó, bạn thấy rằng việc tìm kiếm công việc phù hợp chưa bao giờ là dễ dàng.

      3 câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng “chọn nhầm nghề” phổ biến hiện nay và góp phần loại bỏ những yếu tố khiến bạn bị chi phối khi chọn ngành, chọn nghề cho bản thân.

      1. Vì sao người trẻ thường chọn nhầm nghề?

      Thật ra không có định nghĩa đúng, sai khi chọn nghề nghiệp mà chỉ có chọn phù hợp và không phù hợp. Chọn nhầm nghề chính là chọn không phù hợp, không tương thích với tính cách và năng lực của bạn. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang đi vào vết xe đổ chọn nhầm nghề: chọn theo cảm tính, phong trào, mong muốn của người khác mà không cân nhắc đến năng lực bản thân.

      Hơn hết, hãy nhớ rằng công việc là điều bạn sẽ làm trong 3/4 thời gian của cuộc đời. Vì vậy, bạn sinh ra là để làm công việc mà bạn yêu thích, không nên có tư tưởng “chịu đựng” công việc.

      Chọn nhầm nghề là một trong những điều khiến nhiều bạn trẻ nuối tiếc

      Chọn nhầm nghề là một trong những điều khiến nhiều bạn trẻ nuối tiếc (Nguồn: vtmonline)

      2. Tâm lý chọn nhầm nghề có phải chỉ dành cho người không có năng lực?

      Câu hỏi trên dường như “trúng tim đen” của khá nhiều bạn trẻ, khi mà năng lực còn hạn chế, sự cố gắng chưa đủ, bạn sẽ dễ dàng vấp phải những khó khăn đầu đời. Tuy nhiên, năng lực của mỗi người không chỉ thể hiện trong 1 thời điểm cụ thể mà đó là cả một quá trình cố gắng, chỉ cần giữ được sự đam mê, có niềm cảm hứng mỗi ngày đi làm thì chắc chắn không có công việc nào có thể cản bước chân của bạn.

      3. Làm sao để biết công việc như thế nào là phù hợp với bạn?

      Bên cạnh sở thích và năng lực bản thân, nếu bạn muốn muốn tìm một công việc “đo-ni-đóng-giày” cho mình thì cách duy nhất chính là không ngừng quan sát, tìm kiếm và học hỏi. Thế giới ngoài kia có đến cả trăm ngành nghề, có những công việc yêu cầu trình độ, một số khác thì học từ kinh nghiệm làm việc, nếu bạn chỉ chăm chăm vào tấm bằng đại học, có khi lại bỏ sót những ngành nghề mà mình yêu thích.

      Vì thế, bạn nên tìm kiếm, khám phá nhiều hơn, nếu có thể hãy bắt tay vào làm từ những việc đơn giản để có những hiểu biết nhất định về con đường mà bạn sẽ dấn thân trong tương lai. Khi bạn tìm ra được ngành nghề yêu thích của mình, mọi khó khăn đã trải qua đều hoàn toàn xứng đáng.

      Khi còn trẻ, hãy không ngừng tìm tòi để biết được đâu là đam mê của bản thân

      Khi còn trẻ, hãy không ngừng tìm tòi để biết được đâu là đam mê của bản thân (Nguồn: quocanh)

      4 câu hỏi tâm lý giúp bạn tăng xác suất chọn đúng ngành nghề

      Hãy lần lượt trả lời 4 câu hỏi sau theo hướng dẫn, mỗi câu hỏi bạn phải suy nghĩ kỹ càng để loại trừ những lựa chọn không hợp lý và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

      1. Bạn biết nghề gì?

      Bạn liệt kê tất cả các ngành nghề đã biết, đồng thời mô tả các đặc điểm đặc trưng của ngành nghề đó trong vài câu ngắn gọn. Bạn có thể tham khảo nhiều nguồn trên internet để tổng hợp thông tin của các ngành, càng biết được nhiều ngành nghề, cơ hội chọn lựa càng nhiều và theo đó sở thích cũng rõ ràng hơn.

      Ví dụ tên các ngành là: ngành A, ngành B, ngành C, ngành D…

      2. Bạn phù hợp với những nghề nào?

      Đây là câu hỏi vô cùng quan trọng, bạn sẽ tự đánh giá năng lực bản thân, sau đó so sánh với các đặc điểm của nghề mà bạn đã viết mô tả từ trước. Sau khi cân nhắc, bạn sẽ chú thích những ngành không còn phù hợp trong danh sách.

      Ví dụ thực hiện: ngành A (phù hợp), ngành B (không phù hợp với năng lực), ngành C (không phù hợp với năng lực), ngành D (phù hợp)...

      3. Bạn thích nghề gì trong những nghề bạn đã biết?

      Với câu hỏi số 2, bạn đánh giá ngành nghề dựa trên mức độ phù hợp, còn với câu hỏi số 3, bạn sẽ đánh giá mức độ yêu thích của mình với ngành nghề đó. Trong danh sách ngành nghề, hãy gạch dưới những ngành mà bạn thích, bạn có thể chọn cả các ngành không phù hợp với năng lực của bạn (được chú thích trong câu số 2).

      Ví dụ thực hiện: ngành A (phù hợp), ngành B (không phù hợp với năng lực), ngành C (không phù hợp với năng lực), ngành D (phù hợp)...

      4. Bạn nên chọn theo nghề gì?

      Trong ba câu hỏi ở trên, bạn đã có danh sách với các ngành bạn biết, với những ngành bạn thích và cả những ngành không phù hợp với bạn. Đến đây bạn cần lọc ra thành các nhóm với thứ tự ưu tiên như sau:

      • Nhóm 1: những ngành phù hợp với năng lực và bạn thích (ngành có gạch dưới và chú thích là phù hợp). Đó là ngành D (phù hợp).
      • Nhóm 2: những ngành phù hợp với năng lực nhưng không thích (ngành không có dấu gạch dưới và chú thích là phù hợp). Đó là ngành A (phù hợp).
      • Nhóm 3: những ngành không phù hợp với năng lực nhưng thích (ngành có dấu gạch dưới và chú thích là không phù hợp). Đó là ngành B (không phù hợp với năng lực).
      • Nhóm 4: những ngành không phù hợp với năng lực và cũng không thích (ngành không có dấu gạch dưới và chú thích là không phù hợp). Đó là ngành C (không phù hợp với năng lực).

      Đứng trước nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp, bạn đã biết mình nên làm gì chưa?

      Đứng trước nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp, bạn đã biết mình nên làm gì chưa? (Nguồn: smc)

      Phân tích các nhóm:

      • Nhóm 4 là những ngành bạn nên loại trừ đầu tiên vì hoàn toàn không phù hợp.
      • Nhóm 1 là những ngành dường như sinh ra dành cho bạn, bạn nên ưu tiên chọn những ngành trong nhóm này.
      • Nhóm 2 là những ngành bạn nên tìm hiểu thêm vì sở thích các bạn có thể sẽ thay đổi nhiều trong tương lai. Do đó, nếu tìm hiểu kỹ và cảm thấy mình thích ngành nào đó thì có thể đưa một số ngành sang nhóm 1.
      • Nhóm 3 là những ngành bạn cần cân nhắc thật kỹ. Đôi khi sở thích không phải là tất cả. Nếu khả năng của bản thân không phù hợp thì có thể bạn sẽ phải cố gắng gấp nhiều lần những người khác và gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là đứt gánh giữa đường.

      Theo thứ tự ưu tiên từng nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 2, 3, 4, bạn sẽ làm thêm 1 bước là kết hợp với điều kiện sống của cá nhân, kết hợp với thông tin nhu cầu nhân lực và kết hợp với thông tin tuyển sinh của các trường. Cuối cùng, bạn sẽ chọn được ngành mà mình vừa yêu thích vừa phù hợp với năng lực, trường đào tạo tốt và có thể xin được việc làm mong muốn trong tương lai.

      Từ những câu hỏi hướng nghiệp hay được tổng hợp trong bài viết này, Edu2Review hy vọng bạn có thể hiểu bản thân mình hơn và biết được mình phù hợp với công việc nào. Và đừng quên làm bài test tâm lý siêu bổ ích để xem bạn hiểu con người thật của mình đến đâu nhé. Chúc bạn thành công!

      Quang Vinh (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top 10 trường đại học có môi trường học tốt nhất TP. HCM

      10/03/2020

      Đại học Hoa Sen, Đại học Quốc tế RMIT, Đại học Ngoại thương... là một trong 10 trường lọt top ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top các trường Đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh ra trường không lo thất nghiệp

      27/08/2020

      Bạn hứng thú với ngành Ngôn ngữ Anh nhưng vẫn chưa chọn được trường phù hợp? Cùng Edu2Review điểm ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...