Những công việc phù hợp với cử nhân ngành truyền thông | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Những công việc phù hợp với cử nhân ngành truyền thông

      Những công việc phù hợp với cử nhân ngành truyền thông

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Bạn có biết rằng ngành truyền thông có mối liên kết với khá nhiều ngành nghề khác như: kinh doanh, marketing, PR và quảng cáo, truyền thông đa phương tiện...?

      Có khá nhiều công việc mà cử nhân truyền thông có thể làm được (Nguồn: Slush 2018)

      Ngày nay, để có được một công việc ổn định và đúng với chuyên môn học là điều không phải dễ dàng với nhiều người trẻ sau khi ra trường. Lý do là vì bạn chưa tìm hiểu rõ chuyên ngành học mà mình đã chọn.

      Bài viết này sẽ giúp cho bạn có góc nhìn “cận cảnh” về ngành truyền thông cũng như những ngành nghề mà cử nhân truyền thông có thể tìm được một vị trí làm việc trong các doanh nghiệp lớn nhỏ.

      Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Ngành truyền thông

      Học về truyền thông, có nghĩa là bạn đang học về cách làm thế nào để truyền tải thông tin từ một người, một cộng đồng hay một tổ chức đến với nhiều người, cộng đồng hay tổ chức khác.

      Ví dụ, làm truyền thông tốt, bạn sẽ giúp thúc đẩy việc bán hàng của doanh nghiệp bằng các hoạt động marketing sản phẩm đến với mọi người hay bạn có thể giúp giữ vững mối quan hệ giữa công ty với các nhà đầu tư bằng các hoạt động branding.

      Truyền thông là gì? (Nguồn: Youtube)

      Các môn chuyên ngành truyền thông điển hình được giảng dạy trong các trường đại học ở Việt Nam:

      • Quan hệ công chúng.
      • Truyền thông doanh nghiệp.
      • Truyền thông trực tuyến.
      • Xử lý khủng hoảng.
      • Quan hệ công chúng và quảng cáo.
      • Quản trị dự án PR.
      • Quản trị sự kiện.
      • Quan hệ công chúng và thương hiệu.
      • Tiếp thị sự kiện.

      Bên cạnh các môn chuyên ngành, bạn sẽ có thêm các kiến thức bổ trợ ngành ở các môn tự chọn như:

      • Kỹ năng viết báo in.
      • Soạn thảo thư tín quan hệ công chúng.
      • Sản xuất sản phẩm truyền thông.
      • Cơ sở văn hóa Việt Nam.
      • Phát ngôn viên tổ chức.
      • Ứng xử trong quan hệ công chúng.

      Kỳ thực, ngành truyền thông thời điểm hiện tại không chỉ dừng lại ở các hoạt động marketing sản phẩm hay branding thương hiệu theo cách truyền thống. Khi mà internet phát huy được tối đa công dụng của nó trong việc kết nối mọi người, giúp cho truyền thông điện tử phát triển một cách “chóng mặt”.

      Sự xuất hiện của công cụ tìm kiếm Google và các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube hay Instagram làm cho thuật ngữ Digital Marketing trở nên “nóng” dần lên. Có thể nói, bên cạnh hoạt động truyền thông thông thường, Digital Marketing cũng đang cho thấy được sự hiệu quả khi được ứng dụng để thực hiện các hoạt động truyền thông qua internet.

      Điều đó nói lên rằng cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành truyền thông đang không ngừng tăng lên

      Những công việc thích hợp với cử nhân ngành truyền thông

      Hãy cùng xem qua một vài ngành nghề mà cử nhân ngành truyền thông có đất để trổ tài.

      ngang-truyen-thong-02

      Kinh doanh, marketing hay phương tiện truyền thông...là các lĩnh vực sinh viên truyền thông có thể làm việc (Nguồn: Vietbrands)

      Ngành kinh doanh: Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, do đó việc có một tấm bằng truyền thông cũng có thể là một cách tuyệt vời để bạn bước vào thế giới kinh doanh.

      Bạn có thể sẽ được yêu cầu chứng minh các kỹ năng giao tiếp, viết bài và kỹ năng quản trị các dự án quảng bá sản phẩm, cùng với kiến thức về cách hoạt động giữa các ban của một doanh nghiệp. Khi có được kinh nghiệm làm việc, bạn có thể lựa chọn các công việc như điều hành hay quản lý.

      Marketing, PR và quảng cáo: Đây là câu trả lời tuyệt vời cho câu hỏi “học truyền thông thì làm gì?”, trong các lĩnh vực liên quan, sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông có thể sẽ làm việc truyền tải các thông tin dưới dạng văn bản, hình ảnh hoặc âm thanh đến khách hàng hay đồng nghiệp.

      Công việc này có thể làm thông qua các hình thức như ấn phẩm báo chí, kịch bản quảng cáo, các bài thuyết trình trong công ty, các sự kiện truyền thông cũng như các trang mạng xã hội.

      Ngành phương tiện truyền thông: Các công việc truyền thông trong ngành này có rất nhiều, vì mục tiêu chính của ngành là truyền tải thông tin và cung cấp các phương tiện giải trí.

      Nếu bạn có hứng thú với sản xuất phim, ấn phẩm truyền thông cho đài truyền hình, báo chí hay các kênh online, thì ngành phương tiện truyền thông có thể là một sáng kiến phù hợp với bạn.

      Ngành truyền thông điện tử: Các ngành công nghiệp truyền thông điện tử đang định hình lại cách mà xã hội sử dụng các phương tiện truyền thông.

      Việc phát triển các trang tin tức online, mạng xã hội, công nghệ kỹ thuật số hay phát triển web là các lĩnh vực đáng quan tâm trong ngành này. Ngành truyền thông điện tử có sự kết hợp công việc của các ngành như báo chí, sản xuất video, thiết kế đồ họa, thiết kế web và còn nhiều hơn nữa khi các phương tiện truyền thông xã hội online vẫn tiếp tục phát triển.

      ngang-truyen-thong-03

      Sinh viên ngại gì không thử sức làm việc trong ngành truyền thông điện tử mới lạ này (Nguồn: Bright Vessel)

      Ngành nguồn nhân lực: Ban nhân sự là ban chủ chốt của bất kỳ doanh nghiệp nào. Công việc của ban này giúp cho công ty luôn đảm bảo nguồn nhân lực không bị thiếu và giữ vững hiệu suất làm việc.

      Bạn có thể là người lên kế hoạch khi công ty cần tuyển nhân viên mới, tham gia vào phỏng vấn tuyển dụng hay giữ vững tinh thần làm việc của đồng nghiệp bằng các hoạt động team building.

      Ngành luật: sinh viên ngành truyền thông có thể làm công việc của thư ký pháp lý hay trợ lý pháp lý. Tuy nhiên để thăng tiến trong sự nghiệp bạn cần phải có thêm bằng cấp cao hơn bậc đại học ví dụ như thạc sĩ hay tiến sĩ.

      Ngành giáo dục: Một lựa chọn khác cho sinh viên truyền thông là ngành giáo dục, nơi mà các kỹ năng truyền tải thông tin cũng như quản trị sự kiện của bạn chắc chắn sẽ rất cần thiết. Bạn có thể làm việc ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường đại học.

      Qua những thông tin trên về ngành truyền thông và những công việc liên quan đến ngành, Edu2Review hy vọng có thể giúp bạn có thêm được những thông tin bổ ích. Từ đó giúp bạn lựa chọn cho bản thân một ngành học phù hợp cũng như có được định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

      Tuấn Đạt (tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top 10 trường đại học dân lập có môi trường học tốt nhất TP.HCM

      20/06/2022

      Khi nhắc đến danh sách các trường đại học dân lập có môi trường học tốt nhất TP.HCM, những cái ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      "Tất tần tật" về chương trình đào tạo tại Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP. HCM

      10/03/2020

      Để các sĩ tử có thêm nhiều thông tin cho việc lựa chọn nguyện vọng, Edu2Review sẽ giới thiệu đến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...