Đại học Y Hà Nội được thành lập vào năm 1902, trong bối cảnh lịch sử giao thời. Từ đó đến nay, ngôi trường trọng điểm này đã đào tạo biết bao lương y cho đất nước. Họ trở thành một phần của lịch sử với vai trò bác sĩ và chiến sĩ. Cùng Edu2Review tìm hiểu họ là ai nhé.
* Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
Anh hùng dân tộc bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm (1942-1970) – sinh viên khóa 1960
Cái tên Đặng Thùy Trâm có lẽ không còn xa lạ với tất cả chúng ta, một bác sĩ – chiến sĩ kiên cường đã trở thành huyền thoại.
Đặng Thùy Trâm sinh trưởng trong một gia đình trí thức Hà Nội. Bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm – nguyên giảng viên trường Đại học Y Hà Nội.
Đặng Thùy Trâm là chị cả của bốn em, cả chị và 3 em gái đều mang tên giống mẹ chỉ khác nhau tên đệm, cho nên bạn bè và người thân đều gọi Thùy Trâm là "Thùy".
Chị từng là cựu học sinh của trường Chu Văn An – Hà Nội và là một giọng ca xuất sắc. Bằng các ca khúc "Bài ca hy vọng", "Cây Thùy dương", "Sullico"... chị đã đoạt hàng chục huy chương trong các cuộc đua tài văn nghệ quần chúng thủ đô.
Bên cạnh việc say mê học tập, luôn giúp đỡ bạn bè gặp khó khăn, Thùy Trâm còn tích cực tham gia câu lạc bộ thơ văn cùng khóa của trường Chu Văn An, gồm có các thành viên sau này trở thành các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, Vương Trí Nhàn…
Nối nghiệp gia đình, Thùy Trâm thi đỗ vào Đại học Y Hà Nội khóa 1960, chuyên khoa Mắt và được nhà trường cho tốt nghiệp sớm một năm để đi chiến trường. Chị hy sinh tại Đức Phổ (Quảng Ngãi) khi mới 28 tuổi.
Cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm đã truyền cảm hứng cho đạo diễn Đặng Nhật Minh dựng lên bộ phim “Đừng đốt” với hình ảnh của chị là trung tâm.
>> Times Higher Education công bố top 100 Đại học danh tiếng nhất thế giới năm 2018
Thiên tài y học “dị thường” Tôn Thất Tùng (1912-1982) – sinh viên khóa 1935
Chúng ta đã biết đến bác sĩ Tôn Thất Tùng như một thần tượng của ngành Y học Việt Nam và thế giới.
Ông thi đỗ vào Đại học Y Hà Nội năm 1935, là người đã gây sự kinh ngạc cho nhân loại bởi những phát minh mới mẻ về lĩnh vực phẫu thuật gan khi chỉ mới 27 tuổi. Ông được bầu vào Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris, được giải thưởng quốc tế Lannelongue và trên hết, được nhân dân Việt Nam tôn vinh như một người thầy thuốc vĩ đại.
>> Xem thêm đánh giá của học viên về trường Đại học Y Hà Nội
Thiên tài y học “dị thường” Tôn Thất Tùng (Nguồn: báo mới)
Bác sĩ Tôn Thất Tùng không chỉ là người uyên bác, say mê, yêu thương con người và có lòng tự trọng dân tộc mà còn là một người “dị thường”.
Chúng ta biết đến một Einstein, Newton với sự đãng trí bác học, nhạc sĩ Beethoven với sự luộm thuộm hay cáu gắt, nhà tiểu thuyết người Nga Dostoievski và họa sĩ lập thể Picasso luôn thái quá… và thiên tài y học Tôn Thất Tùng nằm ngoài những sự "dị thường" đó.
Ông từng mặc nhầm quần của vợ khi đang khám bệnh, thiên tài vĩ đại này chỉ nói hai từ ngắn gọn: "Tao vội!". Ông cũng khóc khi không thể cứu chữa được cho bệnh nhân của mình.
Ông mất năm 1982, hưởng thọ 70 tuổi. Tên ông hiện nay được đặt cho con đường mà Đại học Y Hà Nội đang tọa lạc.
Giáo sư Đặng Văn Ngữ (1910 – 1967) một nhân cách lớn, tài năng lớn – sinh viên khóa 1930
Người cha đẻ của đạo diễn tài năng Đặng Nhật Minh, Đặng Văn Ngữ là một giáo sư, bác sĩ y khoa nổi tiếng của Việt Nam.
Ông nhận được học bổng và theo học trường Đại học Y Hà Nội năm 1930. Với thành tích học tập xuất sắc, sau khi tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937, ông là người Việt Nam đầu tiên được giữ lại làm phụ giảng cho giáo sư Henry Galliard – chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng, hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội lúc đó. Sự nghiệp của ông được thay đổi từ đây, lĩnh vực “ký sinh trùng” đã theo ông trọn cả cuộc đời.
Ông là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Việc sản xuất ra thuốc kháng sinh penicillin của giáo sư Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt lớn lao, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Giáo sư Đặng Văn Ngữ hy sinh sau loạt bom B52 rải thảm của máy bay Mỹ xuống chiến trường Thừa Thiên Huế, quê hương ông.
“Thời thế tạo anh hùng”, trong thời buổi nước nhà bị chia cắt, những bác sĩ cũng trở thành chiến sĩ. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, Đại học Y Hà Nội vẫn luôn đào tạo cho đất nước biết bao nhân tài. Nếu đang là sinh viên Đại học Y Hà Nội, chắc hẳn bạn sẽ vô cùng tự hào khi là “đàn em” của các cựu sinh viên ấy.
>>Giải đáp nhanh thông tin hướng nghiệp 2020 tại đây<<
Hiếu Lễ (tổng hợp)