Những dấu ấn thú vị của sinh viên khóa 41 tại trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Những dấu ấn thú vị của sinh viên khóa 41 tại trường Đại học Kinh tế TP. HCM

      Những dấu ấn thú vị của sinh viên khóa 41 tại trường Đại học Kinh tế TP. HCM

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Mỗi một ngôi trường đều mang lại cho sinh viên những dấu ấn và kỷ niệm sâu sắc. Vậy sinh viên năm cuối Đại học Kinh tế TP. HCM có những ấn tượng gì về nơi này?

      Danh sách

      Bài viết

      Sau 4 năm gắn bó với ngôi trường mang tên Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH), sinh viên khóa 41 không khỏi bịn rịn khi sắp phải chia tay giảng đường. Hành trang mang theo không chỉ gồm kiến thức và kỹ năng mà còn có những kỷ niệm vui, buồn cộp mác “dân Kinh tế”. Trong số những dấu ấn đong đầy cảm xúc ấy, có lẽ có những điều mà sinh viên từ khóa 42 không có cơ hội để trải nghiệm.

      * Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Nỗi kinh hoàng mang tên sinh hoạt công dân

      Các buổi sinh hoạt công dân đầu năm là sự kiện mà sinh viên hầu hết các trường đại học đều phải trải qua. Riêng đối với sinh viên UEH, sinh hoạt công dân là một nỗi ám ảnh kinh hoàng.

      Trong các buổi này, nhà trường sẽ cử các thầy cô có chuyên môn để truyền đạt các vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước. Thông qua đó, sinh viên sẽ được cập nhật các thông tin về nghị quyết, thông tư mới nhất của Chính phủ và Quốc hội. Từ đó, giúp sinh viên nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

      >> Xem thêm đánh giá của sinh viên trên Edu2Review về trường Đại học Kinh tế TP. HCM

      Sinh viên Đại học Kinh tế TP. HCM tham dự tuần sinh hoạt công dân (Nguồn: UEH)

      Sinh viên Đại học Kinh tế TP. HCM tham dự tuần sinh hoạt công dân (Nguồn: UEH)

      Vì lý thuyết xoay quanh các vấn đề kinh tế và chính trị nên hầu hết sinh viên Đại học Kinh tế TP. HCM đều cảm thấy khô khan và nhàm chán. Trong khi đó, các buổi sinh hoạt này lại mang tính bắt buộc, kèm theo đó là việc điểm danh và làm bài thu hoạch. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những “cuộc đấu trí kinh hoàng” giữa sinh viên và thầy cô giảng dạy.

      Ban đầu, việc điểm danh chỉ được tiến hành đầu giờ bằng máy quét mã vạch. Nhiều sinh viên nắm bắt điểm yếu này mà đi vào cửa chính điểm danh và thoát ra ngoài ngay sau đó bằng cửa phụ. "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn", để đối phó với "chiêu" này của sinh viên, thầy cô lại "bonus" thêm điểm danh cuối giờ. Như vậy, những bạn chỉ điểm danh đầu giờ sẽ không được tính vào danh sách sinh viên đã tham gia buổi học.

      Câu chuyện điểm danh dựng nên bao cuộc đấu trí kinh hoàng giữ sinh viên và thầy cô UEH (Nguồn: phunuonline)

      Câu chuyện điểm danh dựng nên bao cuộc đấu trí kinh hoàng giữa sinh viên và thầy cô UEH (Nguồn: phunuonline)

      Tuy nhiên, cách ứng phó trên khá tốn thời gian vì phải lặp lại những 2 lần, chưa kể trường hợp sinh viên nhờ bạn điểm danh hộ. Để khắc phục triệt để vấn đề này, nhà trường đã thay đổi hình thức điểm danh nhanh gọn hơn nhưng cũng hiệu quả không kém. Cụ thể, sinh viên sẽ được điểm danh vào cuối buổi học và check-in bằng 2 cách thức sau:

      • Online: Sinh viên sẽ sử dụng các thiết bị di động, laptop để điểm danh thông qua một đường link do trường tạo ra. Bên cạnh đó, sinh viên còn phải đăng nhập bằng mã "đặc biệt" mà trường cung cấp.
      • Máy quét mã vạch: Đây là phương án "dự phòng", được sử dụng trong trường hợp sinh viên không thể điểm danh online do đường truyền mạng trong phòng học không ổn định.

      Đi học bằng xe đa su một ký ức mà tân sinh viên hiện nay sẽ không có

      Cơ sở thể dục của Đại học Kinh tế TP. HCM tọa lạc tại một vùng đất trũng quận 8, được dân UEH gọi vui là nơi "nơi khỉ ho cò gáy”. Đường đi khá ngoằn ngoèo và có nhiều đoạn đầy ắp những “ổ voi, ổ gà” khiến việc đi lại gặp nhiều bất tiện.

      Trường hợp, sinh viên đi học bằng xe buýt có thể chọn một trong 2 chuyến:

      • Xe buýt số 39: Lộ trình xe đi thẳng trên con đường Võ Văn Kiệt và chỉ mất 5 phút đi bộ sẽ tới nơi. Mặc dù, xe đi nhanh nhưng thời gian đứng đợi xe còn phụ thuộc vào sự may mắn của bạn..
      • Xe buýt số 101: Thực chất, đây là một chiếc xe đa su – loại xe buýt nhỏ khá giống xe lam, có màu vàng nổi bật với sức chứa tối đa 12 người, không máy lạnh và loa thông báo. Sinh viên UEH phải di chuyển ra bến Chợ Lớn để bắt chuyến xe này. Chuyến 101 thường chạy đường vòng trên những con đường eo hẹp và gồ ghề.

      >> Trường nào đào tạo ngành kinh tế tốt nhất hiện nay?

      Xe đa su - Bạn đồng hành của nhiều sinh viên UEH khi học thể dục (Nguồn: hieuminh)

      Xe đa su – Bạn đồng hành của nhiều sinh viên UEH khi học thể dục (Nguồn: hieuminh)

      Có thể nói, đi học bằng xe đa su đã trở thành một nét văn hóa độc đáo với những kỷ niệm khó quên của sinh viên Đại học Kinh tế TP. HCM khóa 41 trở về trước.

      Vào những lúc đông khách, sinh viên UEH sẽ trở thành trợ thủ đắc lực của các bác tài kiêm nhiều chức vụ. Có khi, sinh viên sẽ vào vai một nhân viên soát vé bấc đắc dĩ, đôi lúc lại là một “lơ xe” chính hiệu.

      Vì xe chỉ có thể chứa tối đa 12 người nên nhiều hôm cả bọn sẽ phải ngồi dồn sát vào nhau. Có nhiều anh bạn ga-lăng nhường hẳn chỗ cho các chị em để rồi phải “đu” xe. Hay vào mùa mưa, sinh viên sẽ cùng nhau hát vang cả con đường, kể cho nhau nghe những câu chuyện cười rôm rả để xoa đi cơn lạnh…

      Tấm bạt dùng để che chắn cho hành khách vào những ngày mưa lớn (Nguồn: kênh 14)

      Tấm bạt dùng để che chắn cho hành khách vào những ngày mưa lớn (Nguồn: Kênh 14)

      Ngày nay, các bạn sinh viên khóa 42 trở đi sẽ không có cơ hội trải qua những chuyện vui buồn như vậy nữa bởi xe đa su đã chính thức ngưng hoạt động từ tháng 8/2017. Thay vào đó là những chiếc xe buýt rộng rãi và tiện nghi hơn. Song, sinh viên Đại học Kinh tế khóa 41 trở về trước sẽ không thể nào xóa đi được hình ảnh chiếc xe đa su – chiếc xe đã đưa họ đến trường bất kể nắng mưa và giúp sinh viên xích lại gần nhau.

      Hy vọng rằng, bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc những góc nhìn thú vị về Đại học Kinh Tế TP. HCM cũng như làm sống dậy những kí ức về năm tháng trên giảng đường của các cựu sinh viên UEH. Chúc các bạn có một quãng thời gian sinh viên tràn đầy ý nghĩa.

      Minh Thư (tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Những "góc khuất" của Đại học Kinh tế TP.HCM mà không phải ai cũng biết

      09/03/2020

      Môi trường và cách giảng dạy ở Đại học Kinh tế TP.HCM có thực sự tốt? Hãy cùng Edu2Review tìm ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top 5 trường đại học đào tạo khối ngành Kinh tế tốt nhất tại TP.HCM

      06/02/2020

      Đánh giá theo chỉ số tín nhiệm SSI của công ty EBIV, top 5 trường đại học đào tạo khối ngành Kinh ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...