Những điều cần lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana, Katakana và Kanji | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Những điều cần lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana, Katakana và Kanji

      Những điều cần lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana, Katakana và Kanji

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Học bảng chữ cái tiếng Nhật là bước khởi đầu quan trọng trong hành trình chinh phục Nhật ngữ. Vậy, khi ôn luyện 3 bộ chữ cái: Hiragana, Katakana và Kanji, bạn cần lưu ý những gì?

      Khác với tiếng Việt và những ngôn ngữ khác, tiếng Nhật có đến 3 loại chữ viết, gồm: Hiragana, Katakana và Kanji. Mỗi loại đều có những đặc điểm khác nhau và giữ vai trò riêng biệt trong việc cấu thành từ ngữ và ngữ pháp. Sau đây là một vài điều cần lưu ý giúp bạn học bảng chữ cái tiếng nhật hiệu quả hơn.

      Bảng xếp hạng
      Trung tâm tiếng Nhật tốt nhất

      Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana

      Đây là loại chữ đầu tiên được chính phủ Nhật Bản dạy cho học sinh tiểu học và là loại chữ "mềm" thông dụng nhất hiện nay. Bảng chữ này ra đời nhằm khắc phục những hạn chế trong cách ghép chữ và chia động từ ở chữ Kanji. Các chữ trong Hiragana đều có ký tự, âm đơn giản và chỉ có một cách đọc duy nhất.

      Hiragana gồm 47 chữ và được chia thành 11 hàng theo trình tự từ trên xuống như sau: hàng nguyên âm, trong tiếng nhật có 5 nguyên âm cơ bản: あ (a), い (i), う (u), え (e), お (o) và các nguyên âm này đều được đi kèm với những phụ âm khác, hàng "k", hàng "s", hàng "t", hàng "n", hàng "h", hàng "m", hàng "y", khác với các hàng khác, hàng này chỉ có 3 chữ cái や(ya), ゆ(yu), よ(yo), còn hàng "r", hàng "w", chỉ gồm わ (wa), を (wo) và hàng ん (n) – chữ cái duy nhất có ký tự là phụ âm.

      Đối với bảng chữ này, bạn buộc phải học thuộc làu vì nếu không thuộc hết Kanji thì bạn vẫn có thể giao tiếp bình thường nhưng khi không nhớ bảng Hiragana, bạn sẽ không thể học tốt tiếng Nhật. Một điều cần lưu ý nữa là ngoài việc nhớ và thuộc cách viết, bạn còn phải luyện phát âm chuẩn từng chữ.

      Hiragana là một trong những bảng chữ cái tiếng Nhật thông dụng nhất hiện nay (Nguồn: Quản trị mạng)

      Hiragana là một trong những bảng chữ cái tiếng Nhật thông dụng nhất hiện nay (Nguồn: Quản trị mạng)

      Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana

      Sau khi đã học thuộc Hiragana, bạn mới chuyển sang bảng chữ cái Katakana này nhé! Chữ Katakana trông khá cứng cáp, nếu Hiragana được gọi là chữ "mềm" bởi những nét uốn lượn mềm dẻo thì với các nét cong, nét gấp khúc và nét thẳng, Katakana sẽ được gọi là chữ "cứng".

      Tương tự như Hiragana, bảng chữ này cũng chứa các ký tự âm cơ bản và chỉ có một cách đọc duy nhất. Katakana cũng gồm 47 chữ và được chia thành 11 hàng nhưng có một vài điểm khác biệt trong cách phát âm chữ cái ở hàng "k", "t", "s" và "h".

      Ví dụ: Tất cả chữ cái ở hàng "k" đều có thể đi với dấu nháy trên (dakuten) để biến âm "k" trở thành âm "g". Hoặc ở hàng "h", các chữ đều có thể kết hợp với dấu dakuten hoặc dấu khuyên tròn nên khi dùng dấu nháy, âm "h" sẽ chuyển thành âm "b" và khi đi với dấu khuyên tròn thì ta sẽ được âm "p".

      Người Nhật thường dùng chữ Katakana để phiên âm các từ mượn nước ngoài như tên quốc gia, địa danh, tên các loài động, thực vật hay những từ ngữ về khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, loại chữ này còn được sử dụng khi muốn nhấn mạnh thêm cho câu như để làm nổi bật các câu trên biển quảng cáo, áp phích...

      Bảng chữ cái Katakana có nhiều nét thẳng, nét cong và nét gấp khúc (Nguồn: Trung tâm tiếng Nhật Akira)

      Bảng chữ cái Katakana có nhiều nét thẳng, nét cong và nét gấp khúc (Nguồn: Trung tâm tiếng Nhật Akira)

      Bảng chữ cái Hán tự Kanji

      Kanji xuất hiện vào khoảng thế kỷ 5 trước công nguyên và kế thừa hệ thống chữ Hán của Trung Quốc. Các chữ trong Kanji thường ở dạng tượng hình, mô phỏng những hiện tượng thiên nhiên và sự vật sự việc quen thuộc trong cuộc sống. Đây là bảng chữ cái tiếng Nhật khó học nhất vì tùy theo hoàn cảnh mà những chữ cái trong này sẽ có cách phát âm khác nhau.

      Hiện nay, trong từ điển Hán tự có khoảng 5 vạn chữ Kanji nhưng với những bạn học tiếng Nhật để giao tiếp và làm việc thì chỉ cần biết khoảng 2000 chữ Kanji thông dụng.

      Chữ Hán gồm 2 phần chính: phần bộ và phần âm. Mỗi chữ cái trong Kanji đều được tạo từ 1 hoặc nhiều bộ thủ Hán tự khác nhau. Có tới 214 bộ thủ trong tiếng Nhật, nhưng nếu bạn học chỉ để giao tiếp thì bạn chỉ cần nắm chắc 50 bộ thủ thông dụng nhất. Mỗi bộ trong Kanji đều đứng ở một vị trí nhất định, chẳng hạn bộ nhân (イ ) thường đứng bên phải (イ trong chữ 住 (trú)). Cạnh phần bộ là phần âm và khi đọc phần này, bạn phải căn cứ vào cách phát âm chuẩn của người Hoa.

      Kanji được đánh giá là bảng chữ cái tiếng Nhật khó học nhất (Nguồn: Xuất khẩu lao động HTD)

      Kanji được đánh giá là bảng chữ cái tiếng Nhật khó học nhất (Nguồn: Xuất khẩu lao động HTD)

      Một vài bí quyết giúp bạn học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả

      Để có thể học bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh và hiệu quả, bạn cần lưu ý 3 nguyên tắc sau đây:

      • Nguyên tắc 1: Ghi nhớ bằng hình ảnh

      Theo quy luật trí nhớ của não bộ, những hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc và gần gũi với cuộc sống thường sẽ được lưu giữ nhanh và lâu hơn so với các mặt chữ xa lạ. Do đó, việc mã hóa chữ cái trong 3 bảng Hiragana, Katakana và Kanji thành các hình ảnh vui nhộn, thú vị là một cách học tiếng Nhật hiệu quả.

      Chẳng hạn, đối với あ (a), bạn có thể thấy nguyên âm này khá giống một chiếc “ăng ten”, như vậy khi nhắc đến “ăng ten” là bạn có thể nhớ ngay đến cách viết của あ (a).

      • Nguyên tắc 2: Viết càng nhiều càng tốt

      Khi viết lên giấy thường xuyên, bạn sẽ ghi nhớ mặt chữ nhanh và lâu hơn. Thay vì chỉ sử dụng thị giác, việc kết hợp nhiều giác quan sẽ giúp bạn học tiếng Nhật hiệu quả.

      • Nguyên tắc 3: Học mọi lúc mọi nơi

      Trong việc ôn luyện tiếng Nhật nói chung và học các bảng chữ cái nói riêng, đam mê thôi chưa đủ, bạn còn phải có sự kiên trì. Hãy học mọi lúc mọi nơi để tiếng Nhật trở nên gần gũi hơn, bạn nhé!

      Việc viết lên giấy thường xuyên sẽ giúp bạn ghi nhớ mặt chữ nhanh và lâu hơn (Nguồn: GoAbroad)

      Việc viết lên giấy thường xuyên sẽ giúp bạn ghi nhớ mặt chữ nhanh và lâu hơn (Nguồn: GoAbroad)

      Những thông tin trên phần nào đã giúp bạn biết và hiểu rõ về các loại chữ viết thông dụng trong tiếng Nhật cũng như "bỏ túi" những bí quyết giúp việc học bảng chữ cái tiếng Nhật trở nên hiệu quả hơn. Nếu muốn ôn luyện thành công thì điều bạn cần làm lúc này là hãy mau chóng sắp xếp thời gian và lên kế hoạch học tập rõ ràng.

      Minh Thư (Theo trung tâm tiếng Nhật SOFL)


      Có thể bạn quan tâm

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Khám phá top trung tâm tiếng Nhật uy tín tại Hà Nội (Phần 2)

      06/02/2020

      Sau 7 cái tên đã được bật mí ở phần 1, bạn đọc đã sẵn sàng cùng Edu2Review khám phá thêm 5 trung ...

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Tự học tiếng Nhật cơ bản tại nhà có khó không?

      06/02/2020

      Bạn có thể học tiếng Nhật cơ bản bằng rất nhiều cách, sau đây là một số cách học tiếng Nhật hiệu ...

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Góc giải đáp: Học tiếng Nhật tại Dũng Mori có tốt không?

      01/07/2022

      Tiên phong đào tạo tiếng Nhật theo hình thức Blended Learning cùng phương pháp hay và đội ngũ ...

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Top 10 trung tâm uy tín dạy tiếng Trung cơ bản cho người mới bắt đầu

      26/01/2021

      Tìm kiếm trung tâm uy tín, chất lượng để học tiếng Trung cơ bản cho người mới bắt đầu là quyết ...